【ltd ngoại hạng anh 2023】Tín dụng chính sách
ĐIỂM TỰA CỦA HỘ NGHÈO
Thiếu đất sản xuất,ltd ngoại hạng anh 2023 không có việc làm ổn định, gia đình anh Hoàng Văn Hợp (dân tộc Tày) ở thôn Cây Da từng là hộ nghèo của xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập nhiều năm liền. Với 100 triệu đồng vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện, anh Hợp đã đầu tư chuồng trại để nuôi dúi. Đến thời điểm hiện nay, với 200 con dúi thường xuyên được duy trì trong chuồng, hộ anh thu lời trên 400 triệu đồng/năm. Cùng với học thêm sửa xe máy, anh Hợp đã tận dụng thời gian nhàn rỗi để phát triển kinh tế ngày càng ổn định hơn. Anh Hợp cho biết: Nhờ tiếp cận vốn NHCSXH, kinh tế gia đình đã khá lên rất nhiều. Gia đình cũng mong được tiếp tục hỗ trợ thêm để mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế vững chắc hơn.
Nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp gia đình anh Nguyễn Văn Trung (đứng giữa), thôn Cây Da, xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập thoát nghèo, đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động với mức lương 12 triệu đồng/người/tháng
Gia đình anh Hoàng Văn Hợp, thôn Cây Da, xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập thoát nghèo, phát triển kinh tế ổn định với mô hình nuôi dúi nhờ vốn tín dụng chính sách ưu đãi
Đối với những người từng rơi vào vòng lao lý, sự tự ti, mặc cảm và thiếu nguồn lực để phát triển kinh tế luôn là rào cản lớn sau khi tái hòa nhập cộng đồng. Trở về địa phương sau thời gian 5 năm thi hành án, bà N.T.H ở ấp Tân An, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp càng khó khăn hơn khi gia đình gặp nhiều biến cố, hoàn cảnh bi đát. Qua 3 lần vay vốn ưu đãi với số tiền 170 triệu đồng từ NHCSXH, bà đã gây dựng kinh tế bằng cách trồng cỏ kết hợp nuôi dê, heo rừng lai. Bà N.T.H vui mừng chia sẻ: Ước muốn của bản thân hiện tại đã đạt được 70-80%, tôi cảm thấy vui và hạnh phúc. Nhờ có vốn tín dụng ưu đãi từ NHCSXH, tôi mới có được như hôm nay.
Mô hình trồng cỏ kết hợp nuôi dê, heo rừng lai của gia đình bà Nguyễn Thị Hòa ở ấp Tân An, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp
Từ năm 2010 đến nay, kinh tế chủ yếu dựa vào 6 sào tiêu và buôn bán nhỏ lẻ, 5 người con lần lượt vào đại học khiến gia đình bà Lương Thị Đang ở khu 5, phường Thác Mơ, TX. Phước Long càng khó khăn. Thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn địa phương, hộ bà được tiếp cận vốn vay ưu đãi với 170 triệu đồng để trang trải kinh phí học tập cho các con. Đến nay, cả 5 người con của bà đã ra trường và có việc làm ổn định. Bà Đang cho hay: Hoàn cảnh khó khăn, thấy con học được gia đình vừa mừng vừa lo. Đến nay, các con đã đạt được ước mơ, mình hoàn thành trách nhiệm với con, tất cả là nhờ sự hỗ trợ của NHCSXH.
ĐỒNG HÀNH VỚI DOANH NGHIỆP
Qua 20 năm triển khai tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, tổng doanh số cho vay do NHCSXH chi nhánh tỉnh Bình Phước thực hiện đạt 8.395,33 tỷ đồng với 488.521 lượt hộ vay vốn. Đến ngày 31-7-2022, tổng dư nợ đạt trên 3.023 tỷ đồng, 76.247 hộ còn dư nợ, tương đương 27,3% tổng số hộ dân toàn tỉnh. Qua đó, giúp 53.400 hộ thoát nghèo, 30.500 hộ thoát cận nghèo; giải quyết việc làm cho 34.400 lao động; gần 42.000 học sinh, sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập; xây dựng gần 276.000 công trình nước sạch và nhà vệ sinh; 3.700 căn nhà ở cho hộ nghèo, 202 căn nhà ở xã hội. |
Dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp đã tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Không đứng ngoài cuộc trong thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, nguồn vốn 17 tỷ đồng được NHCSXH giải ngân kịp thời trong 2 đợt đã giúp Công ty TNHH TKG TAEKWANG Bình Phước - doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mũi, đế giày tại Khu công nghiệp Minh Hưng - Hàn Quốc (huyện Chơn Thành) trả lương cho hơn 1.500 công nhân, lao động. Qua đó tiếp thêm nguồn năng lượng tích cực cho doanh nghiệp phục hồi, đi vào sản xuất ổn định.
Ông Cha Ji Hoon, Giám đốc nhân sự Công ty TNHH TKG TAEKWANG Bình Phước cho biết: Chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, doanh nghiệp nào cũng gặp khó khăn. Được Chính phủ Việt Nam hỗ trợ gói trả lương cho người lao động thông qua NHCSXH, nguồn vốn vay giúp chúng tôi giảm bớt khó khăn. Trong quá trình tiếp cận gói hỗ trợ, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình từ phía ngân hàng.
ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI
Địa bàn rộng, nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, đời sống còn không ít khó khăn, những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách được phủ rộng đến 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bù Đăng. Qua đó đã tạo điều kiện cho trên 15.000 hộ thoát nghèo; tạo việc làm cho 3.400 lao động; 5.328 học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; hỗ trợ xây mới và cải tạo 33.418 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường ở nông thôn; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 429 căn nhà cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở. Ông Nguyễn Văn Lưu, Phó chủ tịch UBND huyện Bù Đăng cho biết: Để nguồn vốn phát huy hiệu quả cao nhất, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường triển khai tín dụng chính sách đến với hộ nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Hằng năm, huyện đều bố trí vốn và 6,5 tỷ đồng đối ứng đến thời điểm hiện tại đã đáp ứng cơ bản nhu cầu về vốn cho hộ nghèo và đối tượng chính sách khác.
Hoạt động giao dịch của NHCSXH được triển khai đến tận các xã, phường, thị trấn
Cùng với các chính sách khác, tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng cho công tác giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, phục vụ có hiệu quả quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, tín dụng chính sách góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo theo từng giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 2001-2005 giảm từ 12% còn 4,5%; giai đoạn 2006-2010 giảm từ 11,2% còn 4,3%; giai đoạn 2011-2015 giảm từ 9,29% còn 2,96% và giai đoạn 2016-2021 giảm từ 6,15% còn 0,43%.
Hoạt động kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn được NHCSXH thường xuyên triển khai
Ông Trương Thanh Dũng, Giám đốc NHCSXH chi nhánh tỉnh Bình Phước cho biết: NHCSXH sẽ tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, ban đại diện hội đồng quản trị NHCSXH lập kế hoạch, phân giao kế hoạch, thực hiện giải ngân kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn, kịp thời nhân rộng điển hình tiên tiến, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng chính sách ưu đãi thời gian tới.
Thời gian tới, UBND tỉnh chỉ đạo tập trung nguồn lực và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Bên cạnh việc tranh thủ nguồn vốn từ Trung ương, hằng năm, UBND tỉnh sẽ cân đối nguồn ngân sách địa phương, trình HĐND cùng cấp xem xét, ưu tiên dành một phần nguồn vốn từ ngân sách để tạo lập nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Với việc xây dựng, sớm ban hành Đề án “Đầu tư tín dụng đối với hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách khác bằng nguồn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2022-2025”, nguồn vốn ổn định cho hoạt động tín dụng chính sách hứa hẹn sẽ phục vụ hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới nâng cao, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Bà TRẦN TUYẾT MINH, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH chi nhánh tỉnh Bình Phước |
Ý nghĩa nhân văn tốt đẹp của tín dụng chính sách phát huy có hiệu quả trong 20 năm qua đã góp phần làm thay đổi cơ bản về đời sống đối tượng thụ hưởng, diện mạo khu vực nông thôn, các ấp, sóc vùng sâu, xa, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, ngày càng có nhiều hộ thoát nghèo và thoát cận nghèo; học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn được chắp cánh ước mơ, thực hiện hoài bão chinh phục tri thức. Với niềm tin về tương lai xán lạn phía trước, hơn ai hết, người nghèo và các đối tượng chính sách khác càng thêm tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc đảm bảo công bằng xã hội, không để một ai bị bỏ lại phía sau.
(责任编辑:La liga)
- ·Syngenta Việt Nam tặng 2 điểm trường và 4 mái ấm trị giá hơn 1 tỷ đồng
- ·Chặn đường cướp gần 200.000 đồng và đôi dép, 10 thanh niên ở Bình Dương bị bắt
- ·Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?
- ·Nguyên nhân ban đầu vụ va chạm giữa phà và tàu du lịch làm 3 người bị thương
- ·Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?
- ·'Lá chắn thép' từ lực lượng Cảnh sát cơ động
- ·Hai ô tô đầu kéo va chạm trên cao tốc Pháp Vân
- ·Hàng ngàn người gấp rút thi công cao tốc Diễn Châu
- ·Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- ·Thủ tướng bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ với 3 sĩ quan cấp tướng
- ·Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng
- ·Khởi tố Chủ tịch Công ty Thuận An và 5 bị can về các tội đưa, nhận hối lộ
- ·Nhặt được khoản tiền lớn, bà nông dân đến công an nhờ tìm người đánh rơi
- ·Nhặt được khoản tiền lớn, bà nông dân đến công an nhờ tìm người đánh rơi
- ·Ô tô tông trụ điện trên quốc lộ, 4 người nhập viện
- ·Ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4
- ·Khách Tây đưa nhầm tờ 500.000 đồng, phản ứng tài xế ở Hà Nội làm 'dậy sóng'
- ·2 vụ bắt cóc trẻ em rúng động ở Hà Nội, TP.HCM: Sự thần tốc của 400 cảnh sát
- ·Tai nạn giao thông Ô tô con tông xe tập lái, 1 người tử vong
- ·Thời điểm bố trí đủ trạm dừng nghỉ tạm trên các tuyến cao tốc mới thông xe