【tỉ số maroc】Đàm phán Mỹ
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc được Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (trái) và Bộ trưởng Tài chínhMỹ Steven Mnuchin (phải) chào đón. Ảnh: AFP |
Kết thúc ngày đàm phán thương mại cấp cao thứ nhất giữa Mỹ và Trung Quốc (ngày 10/10),ĐàmphánMỹtỉ số maroc giới doanh nghiệptỏ ra lạc quan rằng hai bên có thể “hạ nhiệt” cuộc chiến thương mại và Mỹ sẽ hoãn tăng thuế quan lên hàng Trung Quốc vào tuần tới.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã “hội ngộ” Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và các quan chức cấp cao khác của Trung Quốc trong vòng 7 giờ đồng hồ tại Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ gần Nhà Trắng.
“Chúng tôi đã có cuộc đàm phán rất tốt với Trung Quốc”, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với báo giới sau khi đàm phán kết thúc. Ông Trump tái khẳng định sẽ gặp Phó Thủ tướng Lưu Hạc tại Nhà Trắng hôm nay 11/10. Đây được coi là tín hiệu tốt cho thương mại Mỹ - Trung.
Một quan chức Nhà Trắng xác nhận đàm phán thương mại Mỹ - Trung đã diễn ra rất tốt đẹp, “có lẽ tốt hơn dự kiến”.
Phó Thủ tướng Lưu Hạc đã mỉm cười vẫy tay mà không trả lời các câu hỏi của phóng viên khi rời Văn phòng Thương mại Mỹ. Hai bên dự kiến sẽ tiếp tục trao đổi trong hôm nay.
Dù còn nhiều bất đồng giữa hai nền kinh tếlớn nhất thế giới, nhưng các nhà đàm phán hai bên có thể sẽ “xuôi chèo” với các thỏa thuận “thu hoạch sớm” ở cấp độ thấp và tập trung vào các vấn đề như tiền tệ và bảo vệ bản quyền, 1 quan chức của Phòng Thương mại Mỹ cho biết.
Ông Myron Brilliant, trưởng bộ phận các vấn đề quốc tế của Phòng Thương mại Mỹ cho biết các nhà đàm phán đang tìm cách đạt tthỏa thuận lớn hơn với những tiến triển về tiếp cận thị trường, sở hữu trí tuệ và các vấn đề khác.
“Tôi tin hai bên sẽ đạt thỏa thuận tiền tệ trong tuần này. Với thỏa thuận này, chính quyền Mỹ có thể ngừng tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc vào ngày 15/10 tới”, ông Brilliant nhận định.
Ông Trump phát động chiến tranh thương mại với mục tiêu buộc Trung Quốc cải cách cơ cấu kinh tế, nhưng Bắc Kinh cho thấy họ không sẵn lòng thay đổi cách kiểm soát nền kinh tế.
Khi được hỏi liệu ông có chấp nhận “thỏa thuận nhỏ” với Trung Quốc không, Tổng thống Trump đã không trả lời và rời đi. Trước đây, người đứng đầu Nhà Trắng khẳng định ông không muốn đạt thỏa thuận hạn chế với Trung Quốc mà thay vào đó là thỏa thuận trên quy mô lớn.
Bất đồng của hai bên lâu nay xoay quanh việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc tăng cường bảo vệ các tài sản sở hữu trí tuệ của Mỹ, đồng thời chấm dứt hành vi trộm cắp trên mạng và ép buộc doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ cho đối tác Trung Quốc. Mỹ cũng yêu cầu Trung Quốc hạn chế trợ cấp công nghiệp và tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp Mỹ tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, cuộc đàm phán lần này được cho là không giải quyết các vấn đề gây tranh cãi nhất giữa hai bên, mà những vấn đề này sẽ được để lại giải quyết sau.
Ông Myron Brilliant, trưởng bộ phận các vấn đề quốc tế của Phòng Thương mại Mỹ, cho biết vấn đề sở hữu trí tuệ đang được hai bên thảo luận phần lớn là “các biện pháp bảo vệ sở hữu trí tuệ từ thế kỷ 20”, chủ yếu liên quan đến vi phạm bản quyền và nhãn hiệu thương mại, chứ không phải nội dung về bảo vệ nguồn dữ liệu, mã nguồn máy tính và dữ liệu thương mại.
Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung Craig Allen, người đã gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc ngày 9/10 cho rằng, hai bên có thể đạt thỏa thuận tiền tệ theo tinh thần thỏa thuận được Washington và Bắc Kinh nhất trí hồi tháng 2, đồng thời bám sát các cam kết ưu tiên G20 của Trung Quốc về việc tránh thao túng tiền tệ để tạo ra lợi thế thương mại.
“Đã đến lúc ‘ra mắt’ thỏa thuận đó (thỏa thuận tiền tệ). Đây là điều tích cực và thuận hơn để Mỹ ký kết,” ông Allen nói thêm.
Sau cuộc hội ngộ thất bại trước đó vào cuối tháng 7, Mỹ - Trung bước vào cuộc đàm phán lần này trong tâm trạng “khó chịu”. Cáo buộc phía Trung Quốc ngược đãi nhóm dân tộc thiểu số Hồi giáo ở nước này, chính phủ Mỹ hồi đầu tuần đã “liệt” 28 đơn vị của Trung Quốc, gồm cơ quan an ninh và công ty công nghệ giám sát vào danh sách đen.
Cũng trong tuần qua, Washington áp lệnh hạn chế thị thực đối với một số quan chức Trung Quốc liên quan đến vấn đề nhân quyền của nhóm dân tộc thiểu số Hồi giáo. Còn Bắc Kinh được cho là đang lên kế hoạch siết thị thực đối với một số công dân Mỹ.
- ·Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- ·Chủ tịch nước tiếp Viện trưởng Tổng Viện Kiểm sát Liên bang Nga
- ·Pakistan rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân đạo
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 18
- ·Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong
- ·Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long nhận Huân chương Độc Lập hạng Ba
- ·Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc điều chỉnh giá điện
- ·Phát triển mối quan hệ tốt đẹp Quốc hội 2 nước Việt Nam – Campuchia
- ·Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
- ·Kiểm tra sai phạm trong bổ nhiệm để chuẩn bị nhân sự khóa 13
- ·Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
- ·Cần đẩy mạnh đầu tư của tư nhân
- ·Vụ 'phù phép' điểm thi ở Sơn La: Công an sẽ khôi phục điểm gốc
- ·Chủ tịch nước: Tận dụng các thành tựu tiên tiến để phục vụ phát triển kinh tế xã hội
- ·Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
- ·Đã có bảng giá tính lệ phí trước bạ ô tô, xe máy mới
- ·Chủ tịch Viettel Nguyễn Mạnh Hùng làm Bí thư Ban cán sự Đảng bộ TT&TT
- ·Trước 20/1, các bộ, ngành, địa phương phải ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết 02
- ·Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- ·Thượng tướng Phương Minh Hòa bị kỷ luật cảnh cáo
- Kho bạc Nhà nước tập huấn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp
- Quy định về trình độ chuyên môn của phụ trách kế toán
- Việt Nam vẫn nên bổ sung i ốt vào thực phẩm
- Phủ nhận thông tin Bộ trưởng Trần Tuấn Anh sở hữu biệt thự Vườn Đào
- Xây dựng quy định cấp, quản lý và sử dụng thẻ BHYT điện tử
- Quảng Bình phấn đấu đến năm 2020 xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản
- Cách chức Giám đốc Kho bạc thành phố Nam Định
- Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đánh giá cao sự hỗ trợ của Nhật Bản
- Cần Thơ thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
- Giải ngân vốn đầu tư công chưa khi nào về "đích", vì sao?