【ket quả.net】Doanh nghiệp cá tra vượt khó tăng tốc xuất khẩu
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Nam Việt. Ảnh: DN cung cấp |
Thị trường chuyển dịch sang Trung Quốc
Theo ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, trong năm 2023, ngành hàng cá tra có nhiều biến động, giá xuất khẩu giảm nhưng giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Song song đó, đợt sóng suy thoái kinh tế giới, xung đột chính trị đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam.
Tính đến 31/10/2023, diện tích nuôi mới cá tra là 5.319 ha (tăng 85,36% so với cùng kỳ năm 2022), diện tích thu hoạch là 3.663 ha (tăng 34,4% so với cùng kỳ năm 2022), sản lượng đạt 1.336.346 tấn (tăng 61,29% so với cùng kỳ năm 2022) với năng suất trung bình đạt 365 tấn/ha (so với cùng kỳ năm 2022 là 291 tấn/ha).
Hầu hết các chỉ số phục vụ cho sản xuất khẩu cá tra đều tăng, nhưng kim ngạch XK mặt hàng này lại giảm. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra đến 15/10/2023 mới chỉ đạt 1.434 triệu USD, giảm 30,4% so với cùng kỳ năm 2022. Thị trường Trung Quốc đứng đầu, thứ hai là thị trường Mỹ, thứ 3 là các nước trong khối CPTPP, thứ 4 là EU…
Ông Dương Nghĩa Quốc phân tích, cá tra Việt Nam hiện nay đã XK đi hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các thị trường chính gồm: Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN, Nam Mỹ,… Xét về cơ cấu thị trường XK hiện nay tỷ trọng đã thay đổi, xu thế chuyển dịch sang thị trường Trung Quốc, từ 11% năm 2015, đến năm 2022 khoảng 29%; thị trường EU lại giảm, năm 2015 tỷ trọng đạt 18%, nhưng năm 2022 con số này giảm còn khoảng 9%; thị trường Mỹ tương đối ổn định, trung bình chiếm khoảng 20%.
Đánh giá về hoạt động XK cá tra của thủ phủ cá tra lớn nhất cả nước, ông Nguyễn Văn Vũ Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, cá tra là một trong những ngành hàng XK chủ lực của Đồng Tháp, chiếm khoảng hơn 65% kim ngạch XK.
Đồng Tháp hiện có 27 doanh nghiệp chế biến cá tra phi lê xuất khẩu, tổng công suất thiết kế trên 700.000 tấn/năm, thu hút trên 20.000 lao động, đáp ứng đủ các điều kiện sản xuất an toàn trong nước và quốc tế. Trong 3 tháng đầu năm, tình hình sản xuất, tiêu thụ cá tra của các doanh nghiệp tương đối thuận lợi, tuy nhiên từ cuối quý I/2023 đến nay, do tình hình XK cá tra gặp khó khăn, số đơn hàng XK ít trong khi sản phẩm chế biến tồn kho còn nhiều dẫn đến tình hình tiêu thụ cá tra tương đối chậm.
Kim ngạch XK sang hầu hết các thị trường đều bị sụt giảm so cùng kỳ năm2022: Trung Quốc chiếm tỷ trọng 26,3% (giảm 37%); Mỹ chiếm 24,5% (giảm 56%), EU chiếm tỷ trọng 11,3% (giảm 18%),.. 10 tháng năm 2023, sản lượng thủy sản XK ước đạt 213.547 tấn; kim ngạch ước đạt 534,38 triệu USD (giảm 32% so với cùng kỳ năm 2022).
Doanh nghiệp đề xuất tháo gỡ khó khăn
Đánh giá ngành cá tra năm 2023, ông Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra cho biết, toàn ngành bị ảnh hưởng chung của tình hình lạm phát, suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm. Cùng với đó, giá cá nguyên liệu ở mức thấp, chi phí sản xuất tăng; doanh nghiệp và hộ nuôi gặp khó khăn về vốn sản xuất.
Từ đầu quý 2, XK cá tra có chiều hướng giảm dần cho đến hết tháng 8 và có dấu hiệu phục hồi từ tháng 9/2023, nhất là thị trường Mỹ và Trung Quốc, Braxin. Nhu cầu tích cực hơn khi bước vào mùa đặt hàng cho tiêu thụ cuối năm và các dịp lễ hội lớn cũng sẽ giúp doanh nghiệp XK cá tra Việt Nam có nhiều đơn đặt hàng hơn trong những tháng cuối năm 2023.
Từ thực trạng diễn biến thị trường, Hiệp hội Cá tra Việt Nam cũng nêu ra một số thông tin về xu hướng thị trường XK trong thời gian tới: xu hướng tiêu dùng thay đổi, ưu tiên hơn cho những sản phẩm tiện lợi, giá cả hợp lý; giữ vững các thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới bên cạnh sự lớn mạnh của thị phần Trung Quốc đầy tiềm năng để đảm bảo sức mạnh thương lượng của ngành cá tra trên trường quốc tế.
Để giải quyết khó khăn, hỗ trợ doanh nhiệp tận dụng tốt thời cơ, nhiều doanh nghiệp kiến nghị, cần hình thành những vùng sản xuất giống cá tra tập trung; thực hiện theo các quy định về việc giám sát bệnh, giám sát dư lượng quốc gia cho nguyên liệu đầu vào; có chính sách bình ổn giá thức ăn, ổn định giá thành sản xuất; áp dụng tiêu chuẩn trong nuôi Global Gap, ASC, BAP, VietGap…
Đại diện cho các doanh nghiệp XK cá tra, lãnh đạo Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết, sẽ kiến nghị Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn có các giải pháp hỗ trợ ngành. Trong năm 2024, hiệp hội đẩy mạnh nghiên cứu chuyển giao khoa học phát triển giống cá tra, xây dựng cơ sở hạ tầng logistics củng cố hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu về dài hạn; vận động nông hộ tham gia liên kết tạo nên sức mạnh và ổn định chất lượng cho ngành hàng.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·90 triệu dân, 128 triệu thuê bao di động
- ·Vĩnh Phúc tập huấn về công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí
- ·Thực hư thông tin 7 thanh niên tấn công cảnh sát 141 để giải cứu bạn
- ·Lý do TPHCM lần đầu thu ngân sách vượt 500.000 tỷ đồng
- ·Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
- ·Trịnh Sảng liên tục kêu chán nản, thừa nhận khó khăn tài chính
- ·Phó Giám đốc ban quản lý dự án tại Đắk Nông lộ bằng đại học không hợp pháp
- ·Việt Nam và Singapore chia sẻ lợi ích và tầm nhìn chiến lược chung
- ·Ðại tá từ du kích
- ·NSND Lan Hương, Ngọc Huyền được khen trẻ hơn tuổi khi diễn thời trang
- ·Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
- ·Bão Trà Mi rất phức tạp, 2 kịch bản xảy ra khi vào vùng biển nước ta
- ·Tìm thân nhân người đàn ông bị xe tải cán tử vong ở Bình Dương
- ·Xe chở đá bốc cháy trên cầu Yên Lệnh
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Đại biểu nói "điều hòa không có lỗi", Bộ trưởng vẫn khẳng định sẽ đánh thuế
- ·Hoa hậu Thùy Tiên phản hồi "thu nhập trăm tỷ", tin đồn với Quang Linh Vlogs
- ·Tháo dỡ khu biệt thự trái phép trên đất quốc phòng ở Thanh Hóa
- ·Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya