【santos laguna – pachuca】Việt Nam đang vay và sẽ trả nợ như thế nào trong những năm tới?
Câu chuyện nợ công và an toàn nợ công đang “nóng” tại các phiên thảo luận tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 8,ệtNamđangvayvsẽtrảnợnhưthếnotrongnhữngnămtớsantos laguna – pachuca Quốc hội khóa XIII. Mặc dù Chính phủ nhiều lần báo cáo “nợ công vẫn trong giới hạn cho phép”; “Chúng ta vẫn bảo đảm trả nợ đầy đủ, không để phát sinh nợ quá hạn”. Thế nhưng, mỗi đại biểu Quốc hội và cử tri vẫn chưa yên tâm.
Vì sao nợ công tăng nhanh?
Theo báo cáo của Chính phủ, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Dẫn đến, nợ công là phải vay nguồn vốn để bổ sung cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Trên 98% vốn vay được sử dụng trực tiếp cho các dự án hạ tầng, phần còn lại được đưa vào ngân sách Nhà nước cho chi đầu tư (1,5%) và một phần chi sự nghiệp trong các dự án vay ODA theo cam kết (0,4%).
Đến cuối năm 2013, nợ công bằng 54,2% GDP. Dự kiến cuối năm 2014 nợ công khoảng 60,3% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia bằng 39,9% GDP. Các chỉ tiêu này nằm trong giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội.
Lý giải vì sao nợ công tăng nhanh trong những năm qua? Chính phủ phân tích: Thời gian qua, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế nước ta tăng trưởng chậm lại, tỷ trọng thu ngân sách thấp hơn cùng kỳ nhưng vẫn phải giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp. Trong khi đó, yêu cầu chi ngân sách tăng mạnh, phải dành nguồn kinh phí lớn cho thực hiện các chính sách kích thích kinh tế, cải cách tiền lương, bảo đảm an sinh xã hội.
Vì vậy, giai đoạn 2011 - 2015 phải phát hành trái phiếu Chính phủ 335 ngàn tỷ đồng, gấp hơn 2,5 lần giai đoạn 2006 - 2010 (giai đoạn 2011 - 2014 đã phát hành 250 ngàn tỷ đồng, năm 2015 theo kế hoạch phát hành thêm 85 ngàn tỷ đồng), đồng thời đã đẩy mạnh giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi và bảo lãnh vay để đầu tư các dự án hạ tầng giao thông, thủy lợi, năng lượng, y tế, giáo dục, xây dựng nông thôn mới… theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội.
Do đó, nợ công tăng nhanh, từ 51,7% GDP năm 2010 lên 60,3% GDP vào cuối năm 2014 và 64% GDP vào cuối năm 2015.
Mặt khác, nước ta đã trở thành nước có thu nhập trung bình nên tỷ trọng vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài với kỳ hạn dài, lãi suất thấp trong nợ công giảm dần nên chúng ta chuyển sang vay trong nước. Tỷ trọng vay trong nước tăng lên, chủ yếu qua phát hành trái phiếu Chính phủ ngắn hạn (năm 2012, kỳ hạn phát hành bình quân là 2,9 năm, lãi suất bình quân 10%/năm; năm 2013 là 3,4 năm và 7,96%/năm; 10 tháng của năm 2014 là 4,84 năm và 6,81%/năm) dẫn đến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ tăng nhanh trong ngắn hạn.
Áp lực trả nợ của Việt
Tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính - Đinh Tiến Dũng thừa nhận: Dư nợ công tăng nhanh, đến cuối năm 2015 đã sát giới hạn Quốc hội phê duyệt. Cơ cấu nợ chưa thực sự bền vững mặc dù các khoản vay trong nước đã tăng lên trong những năm gần đây nhưng các khoản vay trong nước chủ yếu là vay ngắn hạn, trong khi kỳ hạn còn lại của các khoản vay nước ngoài của Chính phủ là 12,8 năm thì nợ trong nước chỉ khoảng 4,3 năm, riêng trái phiếu Chính phủ 2,6 năm, làm tăng áp lực bố trí chi trả nợ trong ngắn hạn.
“Trong những năm qua, chúng ta đã phải phát hành, đảo nợ để trả nợ khi đến hạn, cụ thể năm 2012 là 20 ngàn tỷ, năm 2013 là 40 ngàn tỷ, năm 2014 trong dự toán đang dự kiến 77 ngàn tỷ, nếu như thu ngân sách vượt lên theo số báo cáo Quốc hội thì bố trí tăng thêm trả nợ thì số đảo nợ sẽ giảm đi và dự kiến trong dự toán năm 2015 là 130 ngàn tỷ đồng” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng diễn giải.
Đề cập đến áp lực nghĩa vụ trả nợ, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng thẳng thắn chỉ ra, nghĩa vụ trả nợ của ngân sách nhà nước có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt trong vài năm tới. Những năm 2012, 2013 chúng ta phát hành trái phiếu rất thấp, ngắn hạn. Một số dự án vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, dự án được Chính phủ bảo lãnh vay vốn nước ngoài không hiệu quả, không trả được nợ, làm phát sinh nghĩa vụ nợ dự phòng hoặc phải tái cơ cấu lại tài chính, chuyển sang cơ chế nhà nước đầu tư vốn, làm tăng nghĩa vụ chi trả nợ trực tiếp của Chính phủ, số này cũng có nhưng ít.
Hướng đi nào để giảm áp lực trả nợ của Việt
Đem so sánh nợ công của Việt Nam với các nước khác, đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) cho hay, nợ công Việt Nam đang là 60,3% GDP, so với bản đồ nợ công thế giới như Nhật 200%, Mỹ 180%, châu Âu từ 150 - 180%, Trung Quốc cũng rất cao, ta đang ở mức trung bình. Vấn đề đáng lo là khả năng tích lũy, trả nợ vẫn còn thấp, cơ cấu chi chưa thật tốt. 67% chi cho thường xuyên, 33% chi cho phát triển đầu tư và trả nợ thật sự chưa ổn. Do vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt hơn trong việc giảm chi thường xuyên thêm khoảng 10% nữa để tăng chi cho đầu tư phát triển và trả nợ.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, với tốc độ thu - chi như hiện nay, trong vòng 5 - 10 năm nữa, Việt
Tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội kỳ họp Quốc hội này, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh giải thích cho các đại biểu: “Chúng ta phải bình tĩnh xử lý, khẩn trương nhưng cũng phải mất vài năm để lành mạnh nợ công. Nếu năm 2010 trong cơ cấu nợ công thì nợ nước ngoài gần 60%, nợ trong nước khoảng 40% thì đến năm 2013, nợ nước ngoài khoảng 50%, nợ trong nước 49% và cộng thêm nữa nợ bảo lãnh, chủ yếu vay trong nước thôi. Hiện nay chúng ta đang đi theo cơ cấu tăng nợ trong nước, giảm nợ nước ngoài. Tổng dư nợ đúng là đang tăng tương đối nhanh trong mấy năm gần đây và đến nay đã lên tới gần sát đỉnh 65% GDP. Nhưng điều quan trọng nếu tính về an toàn nợ thì so với GDP chỉ là một chỉ tiêu thôi, chỉ tiêu hết sức quan trọng là có trả được nợ hay không? Trên thế giới có nước tổng dư nợ 100% GDP, thậm chí còn cao hơn nữa như Nhật, Mỹ nhưng vẫn an toàn vì sức khỏe nền kinh tế mạnh, họ vẫn trả được nợ. Cũng có nước chỉ vay 20 - 30% GDP nhưng vẫn vỡ nợ vì không trả được nợ”.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh giải thích thêm: Cân đối tài chính hiện nay đúng là có những khó khăn, nhưng nhìn vào bản chất thì không đến mức phải mất bình tĩnh hoặc hoảng loạn. Thứ nhất, mình hiện đang phát hành thêm nguồn để đầu tư, cho nên ngoài đầu tư trực tiếp từ ngân sách, còn có đầu tư mà Chính phủ, Quốc hội cho phép là từ nguồn trái phiếu với qui mô khá lớn.
Thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội là “Hạ tầng là khâu đột phá” thì Quốc hội cho phép phát hành trái phiếu. Khi phát hành trái phiếu lại có mâu thuẫn là tăng nợ. Nếu giữa bài toán tăng nợ để đầu tư phát triển với việc không tăng nợ, không đầu tư phát triển thì nên chọn phương án nào? Do vậy, vấn đề quan trọng là sử dụng như thế nào cho hiệu quả để trả được nợ. Giống như một gia đình xây nhà, thiếu tiền đi vay sau đó “đi cày” trả nợ. Mình làm theo hướng như vậy để có cơ hội phát triển.
Thứ hai, khi tăng nợ thì tăng chủ yếu là nợ trong nước còn nợ nước ngoài thì không có gì đáng ngại, vì kỳ hạn nợ của nước ngoài còn rất dài, lãi suất thấp (1,2%) nhưng nợ trong nước hiện mình chưa có giải pháp để huy động dài hạn, bình quân chưa được 5 năm. Thậm chí có những kỳ hạn vay 1 - 2 năm rồi đi trả nợ rất nhanh. Bài toán quan trọng nhất hiện nay là cơ cấu lại nợ ấy để giãn trả nợ cho phù hợp với nền kinh tế thì mới không áp lực cho nền kinh tế và ngân sách.
Với hướng đi này, Chính phủ phấn đấu giảm dần các chỉ tiêu nợ công trong giai đoạn 2016 - 2020 để đến năm 2020 nợ công khoảng 60,2% GDP, nợ Chính phủ khoảng 46,6% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 46% GDP và tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước khoảng 20% (giới hạn quy định là không quá 25%). Bảo đảm an toàn tài chính quốc gia.
Theo ĐCSVNO
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
- ·Vietnam, Malaysia seek to boost trade ties
- ·Party chief urges Hòa Bình to tap development potential
- ·Việt Nam attends extraordinary session of Ministerial Conference of Francophonie
- ·Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·NA Standing Committee adopts resolution on Q&A activities
- ·Lao PM applauds partnerships between Vietnamese, Lao ministries
- ·PM asks NA to issue a resolution to remove planning work’s obstacles
- ·Ngày 6/1: Giá dầu thế giới đầu tuần mới nối dài đà tăng mạnh
- ·Việt Nam, South Korea eye upgrading ties, lift trade to $150b by 2030: Presidents
- ·Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·US hopes to elevate relations with Việt Nam: Ambassador
- ·Việt Nam makes consistent efforts to coordinate economic, social policies
- ·Việt Nam records lowest number of new COVID infections in two months
- ·Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- ·Quảng Nam asked to maximise internal strength to boost development
- ·Vietnamese, Indian field hospitals in South Sudan share peacekeeping experience
- ·Party chief urges Hòa Bình to tap development potential
- ·Skilled workforce key to Việt Nam’s nuclear power resurgence
- ·Prime Minister welcomes Canadian Foreign Minister