【ket quả bóng đá y】UNCTAD: Thương mại toàn cầu có dấu hiệu hồi phục trong quý III
Báo cáo cho biết, giá trị thương mại thế giới trong quý III năm nay thấp hơn khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2019, cải cải thiện đáng kể so với mức giảm 19% trong quý II/2020 so với quý II/2019.
Các dự báo sơ bộ đã đưa ra mức tăng trưởng hàng năm trong quý IV/2020 ở mức thấp hơn 3%, tuy nhiên con số này vẫn chưa chắc chắn do những lo ngại về diễn biến của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế trong những tháng tới.
Theo UNCTAD, ngoài sự phục hồi thương mại đáng chú ý của Trung Quốc, các xu hướng thương mại khác bao gồm xuất khẩu từ các nước đang phát triển tăng cao hơn so với các nước phát triển.
Tăng trưởng xuất khẩu thường niên của các nền kinh tế đang phát triển được cải thiện từ mức âm 18% trong quý II/2020 lên âm 6% trong tháng 7/2020, trong khi xuất khẩu của các nước phát triển tăng từ mức âm 22% lên âm 14%.
Tuy nhiên, không có khu vực nào thoát khỏi sự sụt giảm về tăng trưởng thương mại trong quý II/2020.
Mức giảm mạnh nhất là khu vực Tây và Nam Á, nơi nhập khẩu giảm 35% và xuất khẩu giảm 41%.
Tính đến tháng 7/2020, sự sụt giảm thương mại vẫn ở mức đáng kể tại hầu hết các khu vực, ngoại trừ khu vực Đông Á.
Báo cáo của UNCTAD đặc biệt chú ý đến vật tư y tế phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 (thiết bị bảo hộ cá nhân, chất khử trùng, bộ dụng cụ chẩn đoán, mặt nạ thở ôxy và các thiết bị bệnh viện liên quan khác), theo đó kim ngạch trao đổi buôn bán những vật tư y tế trên đã tăng trung bình hơn 50% kể từ tháng 4/2020, song sự gia tăng như vậy chỉ chủ yếu mang lại lợi ích cho người dân của các quốc gia giàu có hơn.
Theo báo cáo trên, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, trung bình mỗi người dân của các quốc gia có thu nhập cao được hưởng lợi từ việc nhập khẩu thêm 10 USD/tháng đối với các sản phẩm liên quan đến COVID-19, so với chỉ 1 USD đối với những người sống ở các nước thu nhập trung bình và chỉ 0,10 USD cho những người sống ở các nước thu nhập thấp.
Nhìn chung, nhập khẩu bình quân đầu người đối với các mặt hàng y tế thiết yếu để giảm thiểu ảnh hưởng do dịch bệnh đã cao hơn khoảng 100 lần đối với các quốc gia có thu nhập cao so với các quốc gia có thu nhập thấp.
UNCTAD nhấn mạnh, sự khác biệt về khả năng tiếp cận vắcxin phòng COVID-19 tiềm năng cho người dân ở các nước giàu và nghèo có thể còn lớn hơn so với nguồn cung cấp y tế.
Mặc một số quốc gia thu nhập thấp có khả năng sản xuất trong nước một số thiết bị bảo hộ, song những nước này lại không thể sản xuất được vắcxin phòng bệnh, vốn đòi hỏi năng lực nghiên cứu, sản xuất và hậu cần mạnh mẽ hơn./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đang điều tra vụ nhận hối lộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29
- ·Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ghép thanh “ngủ đông”
- ·Chìa khóa bảo mật API cho doanh nghiệp dịch chuyển lên AWS Cloud
- ·Cảnh giác với chiêu lừa giả mạo Telegram
- ·Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc nợ thuế chây ỳ
- ·Thêm một giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
- ·Thái Nguyên bán được 6,3 tấn na tại phiên chợ livestream giới thiệu nông sản
- ·Nhà mạng 'bắt tay' từ chối cung cấp dịch vụ Internet với người dùng nợ cước
- ·Mỹ phát triển hệ thống giao tiếp não người với máy tính
- ·Hiện hữu trong lòng Ciputra vương giả, Sunshine Golden River hút khách ở thực
- ·Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- ·Ông Lê Vũ Phong giữ chức Phó Tổng biên tập Tạp chí Đầu tư Tài chính
- ·KienlongBank hỗ trợ vùng sâu, vùng xa các hoạt động giáo dục và tác vụ ngân hàng, dịch vụ công
- ·Đồng Tháp đẩy mạnh thực hiện ký số trên thiết bị di động
- ·Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
- ·CMC Cloud
- ·Chuyển đổi số xuất hiện công nghệ mới kèm thách thức đảm bảo an toàn thông tin
- ·Kiên Giang phát triển chính quyền số phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn
- ·Nhận định, soi kèo U23 Farense vs U23 Rio Ave, 18h00 ngày 6/1: Đắng cay sân nhà
- ·Niềm tin số: Đã mất rồi có lấy lại được không?