【lich thi đau bong đa hôm nay】Nuôi trồng thuỷ sản bền vững kết hợp du lịch sinh thái
...Huyện Ngọc Hiển nằm ở vị trí cực Nam của Tổ quốc, 3 mặt giáp biển, với chiều dài bờ biển hơn 98 km, có nhiều sông rạch lớn, nhỏ nối liền ra biển; là vùng đất có hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, phong phú về chủng loại, nhất là rừng đước với diện tích 34.118 ha, tỷ lệ che phủ là 46,5%.
...Huyện Ngọc Hiển nằm ở vị trí cực Nam của Tổ quốc, 3 mặt giáp biển, với chiều dài bờ biển hơn 98 km, có nhiều sông rạch lớn, nhỏ nối liền ra biển; là vùng đất có hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, phong phú về chủng loại, nhất là rừng đước với diện tích 34.118 ha, tỷ lệ che phủ là 46,5%.
Vị trí có tính chiến lược phát triển kinh tế ngư - lâm nghiệp và du lịch sinh thái; có khu vực bãi bồi lấn dần ra biển, đây là nơi sinh sản tự nhiên của nhiều loài thuỷ sản, đồng thời là nơi đa dạng sinh học; khu vực Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã được công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển, Khu Ramsar thế giới; có cụm đảo Hòn Khoai rộng lớn, cảnh quan đẹp, tiềm năng to lớn; có cửa biển Bồ Ðề tiếp nhận, vận chuyển hàng hoá với phương tiện trọng tải lớn thông thương; có những di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn như: Bến Vàm Lũng gắn với huyền thoại - đường Hồ Chí Minh trên biển và địa danh di tích Khởi nghĩa Hòn Khoai… là thế mạnh du lịch sinh thái, biển, đảo là nơi thu hút hầu hết khách du lịch trong và ngoài nước khi đến với tỉnh Cà Mau.
Từ những yếu tố thuận lợi, nhằm khai thác, phát huy tiềm năng thế mạnh, nhiệm kỳ qua, đảng bộ đã đề ra 2 nghị quyết chuyên đề Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất thuỷ sản giai đoạn năm 2010-2015 và Ðẩy mạnh phát triển du lịch giai đoạn 2012-2015 và định hướng những năm tiếp theo. Trong đó, xác định nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là đẩy mạnh đầu tư hạ tầng - kỹ thuật, vận dụng phù hợp cơ chế, chính sách gắn với tổ chức lại sản xuất, phát triển giống và nuôi trồng thuỷ sản, thu hút đầu tư du lịch và dịch vụ trên địa bàn.
Ðến nay, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện là 24.900 ha, trong đó diện tích nuôi tôm là 23.100 ha với các loại hình: tôm công nghiệp 166 ha, tôm quảng canh cải tiến 6.670 ha, riêng tôm sinh thái là 8.903 ha (đã được các Tổ chức Quốc tế IMO, Natuland công nhận và tiếp tục hoàn thành hồ sơ để công nhận trên 4.000 ha), còn lại là nuôi tôm quảng canh truyền thống.
Trong các loại hình nuôi trên, bước đầu huyện xác định trọng điểm là nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm sinh thái và đã tập trung chỉ đạo phát triển. Kết quả toàn huyện có 5 hợp tác xã và 54 tổ hợp tác về nuôi trồng thuỷ sản đang hoạt động đạt hiệu quả cao. Ðồng thời, phát huy lợi thế sản xuất rừng - tôm kết hợp gắn với phát triển dịch vụ du lịch, trong những năm qua, huyện chủ trương đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái để tăng thêm thu nhập giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi tại địa phương. Cụ thể, năm 2013, được sự quan tâm, hỗ trợ của các ngành chức năng tỉnh và Tổ chức SIDA Thuỵ Ðiển, huyện chọn thực hiện mô hình bảo vệ môi trường gắn với du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại xã Ðất Mũi với 5 hộ được chọn thực hiện để làm điểm rút kinh nghiệm; năm 2015, tiếp tục xây dựng thêm mô hình với sự tham gia của 5 hộ từ nguồn vốn khoa học - công nghệ huyện và nguồn vốn tích luỹ của hộ dân. Dù còn mới mẻ, nhưng những hộ dân này đều tâm huyết và luôn đầu tư, phát triển các mô hình để thu hút khách tham quan, trung bình mỗi ngày có từ 20-40 khách/hộ. Nhìn chung, mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng bước đầu được đánh giá đạt hiệu quả, đã được nhiều du khách chọn là điểm đến để tham quan. Ðây là mô hình cần tiếp tục triển khai nhân rộng trong thời gian tới.
Qua thời gian triển khai thực hiện, nghị quyết đã từng bước thực sự đi vào cuộc sống, khai thác khá tốt tiềm năng và lợi thế trên địa bàn. Qua đó, xác định mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm sinh thái kết hợp với du lịch là hướng đi phù hợp với đặc thù của huyện, nhằm nâng cao năng suất, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản, gắn với bảo vệ môi trường, từng bước tạo ra sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu thị trường, quảng bá du lịch sinh thái đến du khách và góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Ðể “phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững kết hợp với du lịch sinh thái” trong thời gian tới, huyện Ngọc Hiển xin nêu một số giải pháp như sau:
Tiếp tục thực hiện quy hoạch phát triển vùng nuôi trồng thuỷ sản đồng bộ theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của huyện, đồng thời đảm bảo phát triển hài hoà, thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và hoạt động du lịch, hình thành, mở rộng các tour, tuyến, điểm tham quan, tổ chức các làng nghề và đa dạng hoá các sản phẩm để phục vụ khách tham quan, du lịch.
Tăng cường công tác tuyên truyền đến các tổ chức và toàn thể Nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, mục đích, các biện pháp xây dựng, phát triển mô hình nuôi trồng thuỷ sản bền vững; đồng thời phát động mạnh thành phong trào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Từ đó, tiếp tục phát triển loại hình kinh tế tập thể trong nuôi trồng thuỷ sản để tạo ra mô hình mới, bền vững, đạt hiệu quả cao, giảm thiểu được rủi ro trong quá trình nuôi. Bên cạnh việc nuôi tôm, cần kết hợp nuôi các loài thuỷ sản phù hợp (sò huyết, vọp, ốc len, cua…) nhằm tăng thu nhập, đồng thời phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái.
Ðồng thời, tổ chức tập huấn về quy trình kỹ thuật cho các hộ dân, xây dựng các mô hình, mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn để người dân trực tiếp tham gia trao đổi, học tập kinh nghiệm và áp dụng vào sản xuất; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư vấn kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản và tập huấn kỹ năng cho các đối tượng tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng. Ðồng thời có kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho du khách khi đến tham quan, du lịch.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, kể cả đường thuỷ và đường bộ, theo các tuyến được quy hoạch, gắn kết giữa phát triển nuôi thuỷ sản với quản lý, bảo vệ, phát triển rừng nhằm phục vụ phát triển loại hình nuôi trồng kết hợp du lịch. Khuyến khích các đơn vị quản lý rừng, thực hiện chính sách cho thuê rừng, môi trường rừng để sản xuất kinh doanh và phục vụ du lịch.
Thực hiện tốt công tác khuyến khích, thu hút đầu tư, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến về du lịch, nhằm giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước về hình ảnh thiên nhiên, du lịch của tỉnh nói chung và du lịch sinh thái vùng Ðất Mũi để thu hút ngày càng đông khách tham quan, nghiên cứu khoa học, trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn và thu hút đông đảo du khách./.
Trích tham luận của Ðoàn đại biểu Ðảng bộ huyện Ngọc Hiển
(责任编辑:World Cup)
- ·Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
- ·Điểm tên 3 thị trường xuất khẩu quế lớn nhất của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023
- ·Dự án cao tốc Bắc
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi trong đêm lạnh
- ·Nga công bố 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS trong năm 2025
- ·Dự báo thời tiết 28/2: Miền Bắc ngày nắng, đêm rét run
- ·Tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia, Viet Solutions vinh danh 3 sản phẩm công nghệ
- ·Vì sao Tập đoàn Maccaca được Quỹ đầu tư BestB rót vốn?
- ·Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- ·Mức chi chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên thành tích cao
- ·Phát hiện ngỡ ngàng: Ăn phân giúp nhiều loài động vật phát triển khỏe mạnh hơn
- ·Dừa tươi Việt Nam trước cơ hội xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
- ·Xuất khẩu gỗ đón đơn hàng trở lại
- ·Truyền 5 lít bia vào cơ thể người đàn ông để... giải ngộ độc rượu
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Lại xuất hiện vụ việc nghi bị lừa đảo trong xuất khẩu điều nhân sang thị trường Dubai
- ·Tiêu hủy gần 100 khẩu súng ở Lâm Đồng
- ·Tài xế say ngất ngưởng phóng xe máy vào cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi
- ·Huyện, xã tại TP.HCM phải trình phương án sắp sếp trước ngày 25/8
- ·Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Dư địa tài khoá được củng cố và tăng cao