【bóng đá afc cup hôm nay】Tạo đòn bẩy cho sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm tiền gửi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Ảnh: Thương Hoài |
PV:Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) - cơ sở pháp lý cao nhất về hoạt động BHTG tại Việt Nam, đã thực thi được tròn 10 năm. Ông nhận định như thế nào về kết quả đạt được trong triển khai luật những năm qua?
TS. Nguyễn Quốc Hùng: Đến nay đã hơn 10 năm người gửi tiền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình kể từ khi Luật BHTG có hiệu lực (1/1/2013). Mặc dù chưa phải chính thức chịu trách nhiệm thanh toán cho người gửi tiền khi xảy ra đổ vỡ, phá sản các ngân hàng, song BHTG Việt Nam đã chi trả tiền BHTG cho những người gửi tiền tại 39 quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) bị giải thể, phá sản.
Quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tại các quỹ này được đảm bảo chi trả kịp thời, tạo niềm tin cho người gửi tiền tại các QTDND nói riêng và các tổ chức tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung.
Trong quá trình triển khai Luật BHTG, chính sách này đã thể hiện rõ vai trò của mình thông qua việc giám sát từ xa và kiểm tra các tổ chức tham gia BHTG. Khi kiểm tra giám sát, nếu phát hiện sai phạm, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống đã kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để thanh tra chấn chỉnh kịp thời.
Điều đó đã hạn chế được rủi ro trong hoạt động của tổ chức tham gia BHTG, hạn chế hiện tượng đổ vỡ, mất thanh khoản tại các TCTD.
TS. Nguyễn Quốc Hùng |
Bên cạnh đó, BHTG Việt Nam thường xuyên tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHTG nhằm nâng cao niềm tin công chúng, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD. Nhờ vậy, người dân yên tâm tin tưởng gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG.
Điều đó giúp cho nguồn lực tài chính của BHTG tăng trưởng ổn định qua từng năm, đủ khả năng phản ứng kịp thời nếu cần chi trả cho người gửi tiền, hỗ trợ TCTD gặp sự cố và sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khác mà Chính phủ, NHNN giao để góp phần tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại các TCTD yếu kém.
PV:Bên cạnh những thành quả đạt được, Luật BHTG cũng bộc lộ bất cập trong quá trình triển khai vào thực tiễn. Theo ông, những bất cập đó bao gồm các vấn đề nào?
TS. Nguyễn Quốc Hùng: Mặc dù đạt được kết quả khá ấn tượng sau 10 năm triển khai Luật BHTG, song đến nay đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế, thể hiện ở một số điểm sau:
Thứ nhất, Luật BHTG quy định chưa rõ hoặc có quy định nhưng không thống nhất với luật khác như: về thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, miễn phí BHTG; về tiền gửi không được bảo hiểm; về các kênh đầu tư; về cơ chế tài chính của tổ chức BHTG...
Nâng cao vai trò của Bảo hiểm Tiền gửi Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bảo hiểm Tiền gửi (BHTG) Việt Nam cần khẩn trương nghiên cứu sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng, Luật NHNN đồng thời với Luật BHTG nhằm đồng bộ, thống nhất khuôn khổ pháp lý và nâng cao vai trò của BHTG Việt Nam trong việc bảo vệ người gửi tiền cũng như có trách nhiệm trong việc tham gia tái cơ cấu, kiểm soát đặc biệt, đối với phá sản các tổ chức tham gia BHTG. |
Thứ hai, Luật BHTG chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời so với Luật Các TCTD năm 2017 dẫn tới việc một số quy định trong Luật Các TCTD đã được sửa đổi, song tại Luật BHTG lại không có dẫn tới khó khăn trong quá trình tham gia tái cơ cấu, hỗ trợ các TCTD phục hồi cũng như quá trình kiểm soát đặc biệt.
Thứ ba, các cơ chế chính sách pháp luật liên quan chưa đồng bộ và không thống nhất đã gây hạn chế, khó khăn cho tổ chức BHTG trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền cũng thư tham gia sâu hơn vào quá trình hỗ trợ, tái cơ cấu các TCTD yếu kém…
PV:Quốc hội, Chính phủ gần đây có nhiều chỉ đạo NHNN liên quan đến việc cần sớm sửa đổi Luật BHTG giai đoạn 2022 - 2025 để nâng cao vai trò của BHTG Việt Nam trong tái cơ cấu hệ thống các TCTD. Điều này được thể hiện như thế nào, thưa ông?
TS. Nguyễn Quốc Hùng:Theo tôi, đến nay bàn về việc sửa đổi Luật BHTG là hết sức cần thiết nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người gửi tiền, nâng cao vai trò của BHTGVN và phù hợp với thực tiễn. Điều này được thể hiện rất rõ tại các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội như:
Tại Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đã đề cập đến việc sửa đổi Luật BHTG.
Chỉ thị 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi Luật BHTG để sử dụng nguồn tiền kết dư phí BHTG xử lý các TCTD yếu kém.
Tại Quyết định 1660/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 về việc phê duyệt chiến lược phát triển BHTG đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thủ tướng cũng yêu cầu nghiên cứu sửa Luật BHTG…
Tại Nghị quyết số 62/2022/QH15, Quốc hội cũng yêu cầu rà soát, sủa đổi các luật về TCTD, NHNN, trong đó có Luật BHTG.
PV: Một trong những điểm mới của dự thảo Luật Các TCTD sửa đổi là việc làm mới quy trình can thiệp sớm đối với TCTD, trong đó bổ sung sự tham gia của BHTGVN vào quá trình này. Điều này có ý nghĩ gì, thưa ông?
TS. Nguyễn Quốc Hùng:Tôi cho rằng, Luật TCTD sửa đổi đề cập đến việc để BHTG Việt Nam cùng tham gia vào quá trình can thiệp sớm đối với các TCTD là cần thiết, vừa tận dụng được nguồn lực, vừa thể hiện vai trò và trách nhiệm của BHTGVN đối với người gửi tiền cũng như tổ chức tham gia BHTG.
PV: Xin cảm ơn ông!
Luật Bảo hiểm tiền gửi nên được sửa đổi, bổ sung để bảo vệ quyền lợi người gửi tiền TS. Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, để hoàn thiện và đồng bộ với các bộ luật liên quan, cũng như nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức BHTG thì phải chờ Luật Các TCTD và Luật NHNN được Quốc hội thông qua. Trong thời gian này, BHTGVN nên theo dõi, tham gia góp ý đầy đủ, trách nhiệm vào Luật Các TCTD sửa đổi trước mắt, Luật NHNN sắp tới để chuẩn bị những nội dung cần sửa đổi Luật BHTG cho phù hợp với 2 luật nêu trên. Có như vậy mới tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tham gia tái cơ cấu lại, can thiệp sớm, thanh tra kiểm tra, giám sát... các tổ chức tham gia BHTG cũng như bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. Được biết, hiện tại Luật BHTG vẫn chưa nằm trong danh sách các dự án Luật được sửa đổi bổ sung tại Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2023 và 2024 của Quốc hội. Tuy nhiên, kỳ vọng trong bối cảnh sửa đổi Luật Các TCD là yêu cầu cấp bách, có ý nghĩa quan trọng để củng cố nền tảng cho các TCTD, đảm bảo an toàn hệ thống; khi dự thảo Luật này được Quốc hội thông qua sẽ tạo đòn bẩy cho việc tiếp tục xem xét sửa đổi, bổ sung Luật BHTG để bảo vệ người gửi tiền, đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD ngày một hiệu quả hơn. Đây cũng là yêu cầu khách quan về việc hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về BHTG để phù hợp với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, cũng như tiếp thu các kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực BHTG. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
- ·Hai doanh nghiệp bị xử phạt vì vi phạm công bố thông tin về trái phiếu
- ·Đại biểu Quốc hội băn khoăn về khu vực “hải quan riêng”
- ·Nam Đông ra mắt lịch sử Đảng bộ huyện giai đoạn 2000
- ·Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 6/8
- ·Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng
- ·5 cán bộ hưu trí Hải quan được tặng thưởng Huân chương Lao động
- ·Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
- ·Kiểm tra dấu hiệu để ngăn ngừa vi phạm
- ·Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
- ·Kết quả bóng đá siêu cúp Anh Arsenal 1
- ·A Lưới tiếp sức cho học sinh nghèo đến trường
- ·Sức lan tỏa từ phong trào Thi đua Quyết thắng
- ·Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- ·Thanh Hóa: Bãi nhiệm chức vụ của vợ, con trai, em vợ Chủ tịch HĐTV Công ty Sông Chu
- ·Cảnh sát giao thông được kiểm tra giấy tờ gì?
- ·Hạ Indonesia, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chờ quyết đấu Thái Lan
- ·Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
- ·Thị trường chứng khoán: Vận động tích lũy trong biên độ hẹp