【lịch as roma】Doanh nghiệp dệt may lo thiếu nguyên liệu vì ảnh hưởng của dịch Covid
Bản thân Trung Quốc cũng không thể cung ứng số lượng lớn nguyên liệu theo như hợp đồng vì thiếu nguyên liệu, thiếu nhân công dẫn tới sản xuất đình trệ.
Hàng trăm DN tạm dừng hoạt động
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa thông tin về tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 liên quan tới lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Theo đó, tổng hợp báo cáo của 30 tỉnh, thành phố, đã có 322 DN tạm dừng hoạt động, 553 DN giảm quy mô hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh; 25 hợp tác xã đã tạm dừng hoạt động, 5 hợp tác xã giảm quy mô hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Báo của của 22 tỉnh, thành phố, có 8.773 lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Trong đó ngành nông, lâm và thủy sản bị ảnh hưởng nhiều nhất với 3.227 người; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải có 2.252 người; vận tải, kho bãi 1.121 người; ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và động cơ khác 665 người. Các ngành nghề lớn như may mặc, chế biến nông thủy sản, logistic... cũng không nằm ngoài ảnh hưởng.
Riêng đối với ngành dệt may, hiện nay toàn ngành có hơn 5.000 DN, sử dụng khoảng 2,5 triệu lao động. Ngành nhập khẩu nguyên liệu ở hai thị trường chính là Trung Quốc và Hàn Quốc, xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Việc dịch bệnh viêm phổi cấp do Covid-19 bùng phát mạnh mẽ ở Trung Quốc có thể khiến nguồn cung cấp nguyên liệu bị cắt giảm mạnh, làm ngưng trệ hoạt động sản xuất của DN dệt may Việt Nam.
Tới tháng 3 sẽ hết nguyên liệu dự trữ
Ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Hưng Yên cho biết, hiện tại mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN dệt may trên địa bàn tỉnh vẫn đang diễn ra bình thường. Nguyên liệu đầu vào vẫn còn hàng tồn trong kho nên chưa có gì thay đổi. Tuy nhiên, theo báo cáo thì tới tháng 3 kho nguyên liệu dự trữ sẽ hết. Điều này sẽ khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN bị ngưng trệ.
"Đa phần nguyên liệu đầu vào là sản phẩm vải, chỉ... đều được nhập từ Trung Quốc. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc vẫn đang rất phức tạp, bản thân nước bạn cũng không thể cung ứng số lượng lớn nguyên liệu theo như hợp đồng vì thiếu nguyên liệu, thiếu nhân công dẫn tới sản xuất đình trệ. Chính bởi vậy, việc DN Việt Nam thiếu nguồn cung cấp vải là không thể tránh khỏi" - ông Dương giải thích lý do.
Trước khó khăn này, ông Dương cho biết nhiều DN cũng đã họp khẩn lên kế hoạch ứng phó. Các DN cũng đang tính đến việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu mới, nhưng việc này không hề dễ. Nếu thay bằng hàng trong nước thì cũng phải đặt hàng rất lâu. Để làm được một tấm vải từ chọn sợi, dệt, nhuộm... phải mất 3 - 4 tháng mới có thể có sản phẩm thay thế.
"Theo tính toán, nếu nguyên liệu bị cạn kiệt thì DN sẽ phải cho công nhân nghỉ làm từ 2 tới 4 tuần, trong thời gian nghỉ làm có thể để công nhân đi học nâng cao tay nghề. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ kiến nghị với Chính phủ cho phép DN tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động khi gặp khó khăn, công nhân nghỉ làm" - ông Dương nêu kiến nghị.
Cũng theo ông Dương, nếu dịch bệnh còn kéo dài các DN sẽ chịu "thiệt đơn, thiệt kép". Hoạt động sản xuất đình trệ, đơn hàng có thể giảm dần, lao động bị thiếu việc làm, thu nhập giảm... thậm chí công ty còn có thể bị đối tác hủy, phạt vì vi phạm tiến độ bàn giao sản phẩm.
"Kể cả khi đối tác không hủy đơn hàng thì công ty có thể vẫn phải hứng chịu rủi ro, khó khăn, vì nếu tạm ngưng sản xuất lúc hoạt động lại, công ty phải tăng ca, tăng kíp, tiền lương trả cho lao động sẽ đội lên. Đó là chưa kể nếu làm quá số giờ quy định DN còn bị xử phạt" - ông Dương nói.
Cái khó nhất lúc này của các DN bây giờ là dù cho tạm ngưng sản xuất, cho lao động nghỉ làm, giãn việc thì vẫn phải trả lương để giữ chân người lao động.
Hiện nay, Hiệp hội Dệt may tỉnh Hưng Yên có khoảng 80 DN thành viên, với trên 4 vạn lao động. Riêng Tổng công ty May Hưng Yên có 11 DN với hơn 12.000 lao động. Nếu lao động nghỉ việc, DN vẫn phải trả mức lương bình quân bằng tiền lương tối thiểu (hơn 4 triệu đồng/người/tháng) cho người lao động thì mức tiền không hề nhỏ./.
Bùi Tư
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- ·Phát hiện 4 chiếc máy gặt đập liên hợp nghi nhập lậu trong một cửa hàng
- ·Không chủ quan với bệnh tay
- ·Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 9/5: Chỉ số giá hàng hóa MXV
- ·Hé lộ 'bí quyết' mới giúp pin điện thoại bền hơn
- ·Thách thức trong đấu tranh với ma túy tổng hợp
- ·Hành động đẹp của những bác sĩ tương lai
- ·Tiếp cận rượu bia ở Việt Nam dễ dàng nhất thế giới
- ·Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
- ·Nhà Trắng phản đối việc Fitch hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ
- ·Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- ·Triều Tiên phóng 2 tên lửa đạn đạo trong đêm
- ·Tỷ giá AUD hôm nay 6/5/2024: Dự báo đô Úc sẽ có một tuần đầy biến động
- ·Chỉ huy trung đoàn Leningrad của Nga tử trận tại Ukraine
- ·Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- ·Hương Thủy đầu tư 1,4 tỷ đồng xây mới khu khám bệnh
- ·Từ 1/6, tăng viện phí với người không có thẻ BHYT
- ·Kiểm soát y tế 55 tàu thủy nhập và xuất cảnh qua cảng Chân Mây
- ·Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột
- ·Video gấu mò vào bể sục của nhà dân để tránh nóng