会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bdkq pháp】Thúc đẩy thực hành nuôi con bằng sữa mẹ!

【bdkq pháp】Thúc đẩy thực hành nuôi con bằng sữa mẹ

时间:2025-01-16 01:37:24 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:366次

Báo Cà Mau(CMO) Sau hơn 1 năm triển khai Ðề án “Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc”, Cà Mau trở thành tỉnh đầu tiên trong 8 tỉnh đăng ký thực hiện đề án này cán đích, 5/5 bệnh viện tham gia đều xuất sắc đạt danh hiệu.

Theo đó, tính đến tháng 1/2021, 3/4 trẻ sơ sinh tại Cà Mau được sinh ra ở Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc.

Hơn cả danh hiệu

Bác sĩ CKII Võ Thành Lợi, Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, cho biết, bệnh viện tham gia đề án là điều thuận lợi, vì mục tiêu đề án chính là mục tiêu bệnh viện luôn mong muốn đạt được. Thông qua đề án, bệnh viện đã được kiểm tra, giám sát và hỗ trợ nhiều kỹ thuật để cải thiện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ cũng như thực hành EENC (phương pháp chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm) trong sinh thường và sinh mổ; đặc biệt là kỹ năng hồi sức sơ sinh sau sinh. Ngoài ra, việc phỏng vấn bằng điện thoại sau xuất viện đã ghi nhận những phản hồi của sản phụ và người nhà về những vấn đề liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ, từ đó bệnh viện có thể cải thiện chất lượng các dịch vụ tốt hơn, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người bệnh.

Bác sĩ Trần Thị Ngọc Hạnh, Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, cho biết, ban đầu khi thực hiện đề án gặp nhiều khó khăn. Quan niệm cũ, hay cách nghĩ sai lệch là sữa công thức được quảng cáo, bán với giá cao sẽ tốt hơn sữa mẹ, hoặc cho rằng do sản phụ ăn không đủ chất có thể làm cho sữa mẹ không cung cấp đủ dưỡng chất cần bổ sung thêm sữa công thức. Hay do áp lực cuộc sống, các bà mẹ không cho bé bú hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu, cũng như không duy trì nuôi con bằng sữa mẹ đến 24 tháng.

“Các sản phụ đến sinh ở bệnh viện nhưng trước đó khám thai ở các cơ sở y tế khác, chưa được tư vấn tiền sản về nuôi con bằng sữa mẹ, dẫn đến cần nhiều thời gian để tư vấn. Ngoài ra, là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh, áp lực lượng bệnh đông nên thời gian thăm khám, tư vấn cũng hạn chế”, Bác sĩ Trần Thị Ngọc Hạnh chia sẻ.

Tuy nhiên, sau thời gian thực hiện, bệnh viện đã cam kết và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong đề án. Theo đó, đã đề ra mục tiêu và các phương án để đạt kết quả: Tăng cường tập huấn cho nhân viên bệnh viện về thái độ tiếp cận, cách tư vấn; đa dạng hoá hình thức truyền thông thông qua các video, clip trình chiếu trên tivi của bệnh viện, các tờ rơi, poster ở các khoa, phòng, trên trang web và fanpage của bệnh viện. Ngoài ra còn hướng dẫn bệnh nhân các trang web đáng tin cậy về nuôi con bằng sữa mẹ để họ tham khảo thêm.

Riêng tại các khoa cũng có thêm kế hoạch cụ thể: Tại Khoa Sinh thực hiện chăm sóc EENC tối đa số trường hợp đủ điều kiện, qua đó, tăng tỷ lệ bú mẹ sớm 1 giờ đầu sau sinh và bé nằm với mẹ liên tục trên 90 phút. Phòng sinh gia đình (hay gọi là phòng sinh thân thiện) ra đời để người thân có thể đồng hành trên hành trình vượt cạn của sản phụ. Phòng mổ được thiết kế lại việc bố trí bàn hồi sức sơ sinh trong phòng mổ cho phù hợp và thuận lợi cho việc hồi sức sơ sinh, đặc biệt, tất cả các phẫu thuật viên trong các ca mổ lấy thai đều thực hành cắt dây rốn muộn...

“Cảm ơn sự thay đổi có ý nghĩa này đã giúp hàng triệu em bé không bị thiếu máu sau sinh và giảm đáng kể tỷ lệ tử vong chu trình sinh”, Bác sĩ Ngọc Hạnh bày tỏ.

Nhân rộng toàn tỉnh

“Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc” là sáng kiến hiệu quả, huy động nỗ lực tập thể từ bệnh viện, Bộ Y tế, Sở Y tế, sản phụ và gia đình trong việc bảo vệ, thúc đẩy thực hành nuôi con bằng sữa mẹ.

Ðể được công nhận danh hiệu này, các bệnh viện phải đáp ứng các tiêu chí về chất lượng bệnh viện, các bảng kiểm về chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh, nuôi con bằng sữa mẹ và đạt khảo sát hàng quý về sự hài lòng của sản phụ qua điện thoại, theo các tiêu chí và hướng dẫn của Bộ Y tế về việc nuôi con bằng sữa mẹ.

5 bệnh viện tại Cà Mau đạt danh hiệu này là: Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, Bệnh viện Ða khoa Trần Văn Thời, Bệnh viện Ða khoa Ðầm Dơi, Bệnh viện Ða khoa Cái Nước và Trung tâm Y tế huyện U Minh. Sau 1 năm tham gia đề án, tại 5 bệnh viện này, tỷ lệ trẻ sinh thường và sinh mổ được da kề da 90 phút liên tục với mẹ đã tăng lên đáng kể, từ 15% vào quý I/2019 lên 85% vào quý III/2020; tỷ lệ bú sớm tăng từ 38% lên 95% và bú mẹ hoàn toàn tăng từ 32% lên 92% (kết quả này khảo sát qua điện thoại với sản phụ xuất viện do Sở Y tế Cà Mau thực hiện).

Trẻ sơ sinh bú sớm trong vòng 90 phút ngay sau sinh tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau ngày 28/1.

Giám đốc Sở Y tế Cà Mau Nguyễn Văn Dũng chia sẻ: “Ðể đảm bảo lợi ích tốt nhất cho sản phụ và trẻ sơ sinh, chúng tôi đã kiện toàn Ban chỉ đạo triển khai mô hình, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị thực hiện thành công, phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, Alive & Thrive để giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện”.

Theo ông Dũng, Cà Mau sẽ nhân rộng mô hình này ra tất cả 12 bệnh viện có khoa sản trên địa bàn tỉnh. Ước tính chi phí nhân rộng sáng kiến này là 120 triệu đồng/năm, có thể giúp 20.000 trẻ nhận được lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ sữa mẹ. Ðồng thời, tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh mô hình phòng sinh thân thiện, có người đồng hành cùng sản phụ trong phòng sinh; mô hình người đỡ đẻ có kỹ năng giúp sản phụ chuyển dạ tự nhiên, lựa chọn tư thế sinh và hạn chế cắt tầng sinh môn để giảm bớt đau đớn, mang lại cho sản phụ trải nghiệm sinh tích cực. Irish Aid, Alive & Thrive sẽ tiếp tục đồng hành cùng Sở Y tế Cà Mau cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật cần thiết cho các cơ sở y tế, giúp sản phụ tự tin, có đủ kiến thức, kỹ năng và được hỗ trợ đầy đủ để nuôi con bằng sữa mẹ.

Tác động tích cực của sáng kiến không chỉ nhìn thấy ở Cà Mau, sau hơn 2 năm triển khai đề án, tỷ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn trong thời gian ở viện tại 21 bệnh viện đạt danh hiệu đã tăng từ 65% vào quý I/2019 lên 89% vào quý III/2020. Các trường hợp vi phạm Nghị định 100 của Chính phủ về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ (sữa công thức, bình bú, vú ngậm nhân tạo) cho trẻ dưới 2 tuổi đã giảm hẳn, từ 12% xuống còn 1% trong thời gian khảo sát nêu trên. Hiện tổng số bệnh viện cam kết hỗ trợ sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ là 56 bệnh viện tại 12 tỉnh.

“Ước tính tại Việt Nam, hàng năm, nuôi con bằng sữa mẹ có thể cứu sống 4.000 trẻ sơ sinh và tiết kiệm hơn 40 tỷ đồng chi phí y tế, tổn thất về sức khoẻ”, bà Vũ Hoàng Dương, Quản lý chương trình tại Việt Nam, Alive & Thrive, chia sẻ.

 

Băng Thanh

 

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • 35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
  • Ám ảnh mỗi lần về nhà chồng vì chiếc bể xi măng chứa nước
  • Xây dựng cơ chế, chính sách tiếp tục tái cấu trúc TTCK
  • Kỳ thi THPT: Sửa đổi nhiều quy định về điểm ưu tiên
  • Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
  • Vay Hàn Quốc 200 triệu USD xây dựng đường cao tốc Lộ Tẻ
  • Hoàn thiện phương thức tuyên truyền độc đáo của thanh niên Quân đội
  • Dự kiến trích thuế TTĐB để nộp Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá
推荐内容
  • Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu
  • Hãng hàng không 'dính vận đen', máy bay liên tục nổ lốp
  • Phòng trọ 3m2 ở Hà Nội, nhiều người 'ngộp thở' khi nhìn vào
  • Trao giải thưởng cuộc thi  “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024
  • Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
  • Ban hành các cơ chế hỗ trợ đặc thù cho các chương trình mục tiêu quốc gia