【bảng xếp hạng nhật bản 2】Cần quy định trách nhiệm khi vụ án quá hạn
BP - Tại Điều 12 của Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành có quy định như sau: Khi xét xử vụ án dân sự,ầnquyđịnhtraacutechnhiệmkhivụaacutenquaacutehạbảng xếp hạng nhật bản 2 Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ.Còn trong Điều 12 của dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi đã bổ sung, điều chỉnh lại như sau: Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, giải quyết việc dân sự của Thẩm phán dưới bất kỳ hình thức nào. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, giải quyết việc dân sự của Thẩm phán thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi đã bổ sung quy định mới là giảm trừ phạm vi tác động của điều luật từ mọi hành vi xuống mức liệt kê nhóm đối tượng nhất định. Ngoài ra, điều luật cũ và mới chỉ đề cập tới vấn đề xét xử mà không nói đến vấn đề giải quyết vụ việc dân sự. Bên cạnh đó, nội hàm của từ xét xử cũng chưa rõ ràng ở chỗ là tại phiên xét xử hay trong toàn bộ quá trình sau thụ lý vụ án. Vì vậy, tôi đề xuất nên sửa đổi theo hướng vẫn giữ 3 khoản như ở trong dự thảo nhưng nội dung được sửa như sau: 1. Khi xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. 2. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và dựa trên các nguyên tắc công bằng, công lý, phải đảm bảo quyền dân sự của công dân. 3. Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp vào việc thực hiện công vụ của Thẩm phán, Hội thẩm.Với nội dung này, điều luật vừa ngắn gọn lại vừa rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực thi hơn.
Tại Khoản 1 Điều 199 của dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi là những quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự, với nội dung như sau: Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án trừ các loại vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định như sau: Đối với các vụ án quy định tại Điều 27 và Điều 29 của Bộ luật này, thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án; Đối với các vụ án quy định tại Điều 31 và Điều 33 của Bộ luật này, thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Về quy định trên, cá nhân tôi có ý kiến như sau: Hiện nay, ở hầu hết tòa án cấp huyện, cấp tỉnh và ngay cả ở cấp trung ương cũng không giải quyết các vụ án dân sự theo đúng thời hạn nêu ra tại quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, làm kéo dài thời gian vụ án. Do vậy, tôi đề nghị trong lần sửa đổi này, ban soạn thảo cần bổ sung quy định rõ về trường hợp nào được kéo dài thời gian, trường hợp nào không và nếu được kéo dài thì thời hạn kéo dài tối đa là bao nhiêu? Vì nếu không quy định rõ ràng, cụ thể trong luật thì việc tồn án dân sự quá hạn sẽ cứ mãi mãi trong vòng luẩn quẩn với lý do quá nhiều án không giải quyết kịp. Pháp luật không phải là những quy định để cho có mà cần phải có sự nghiêm minh. Và cũng chính vì thiếu sự nghiêm minh này nên ở hầu hết các cấp tòa hiện nay đều có án dân sự quá hạn với số vụ không phải là ít. Thậm chí có nơi án dân sự tồn từ năm này sang năm khác nhưng vẫn không được giải quyết dứt điểm. Và cũng vì thế, để tránh mang tiếng là án quá hạn tồn nhiều, có nơi đã chữa bằng cách lập biên bản để tạm đình chỉ. Chính vì vậy, tôi kiến nghị cần phải bổ sung nội dung cụ thể và chặt chẽ hơn về thời gian thụ lý vụ án, vì có làm chặt chẽ hơn về thời hạn xét xử thì tình trạng án quá hạn tồn mới giảm.
N.V
(责任编辑:World Cup)
- ·Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·Bàn giải pháp phát triển du lịch làng nghề
- ·Công bố 3 gói kích cầu du lịch hấp dẫn
- ·Làng Lương Văn
- ·Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- ·Cảnh sát biển: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm trên biển
- ·Tỷ giá USD hôm nay 15/10/2024: Đồng USD chạm đỉnh trong 10 tuần
- ·Israel thừa nhận sai lầm khi không kích Rafah, hạ UAV tập kích thành phố Eilat
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·Giá vàng hôm nay 15/10/2024: Vàng thế giới giảm nhẹ khi đồng USD kìm hãm đà tăng
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Cổ phiếu nhóm ngành chứng khoán đột ngột tăng vọt
- ·Trái phiếu tuần 28/4
- ·Thua lỗ 3 năm liên tục NSN bị hủy niêm yết
- ·Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
- ·Ám ảnh giải chấp sẽ sớm qua?
- ·Thạch thần tướng quân miếu ở Huế
- ·Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã, chốn non nước hữu tình
- ·Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- ·Mỹ mở nhà máy sản xuất đạn cho Ukraine, Nga bắn hạ loạt tên lửa, UAV gần Crưm