【giải vô địch quốc gia y】Quảng Ninh: Chỉ số cải cách hành chính, môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh chưa bứt phá mạnh mẽ
Phát biểu khai mạc hội nghị,ảngNinhChỉsốcảicáchhànhchínhmôitrườngđầutưnănglựccạnhtranhchưabứtphámạnhmẽgiải vô địch quốc gia y ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Quảng Ninh là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tưkinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn 2021 -2025, định hướng đến năm 2030 và đây là một trong những Nghị quyết quan trọng, đầu tiên của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhằm thực hiện mục tiêu Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra “hàng năm giữ vững vị trí nhóm đầu cả nước về các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI”. Điều này đã thể hiện sự quyết tâm chính trị rất lớn của tỉnh trong thực hiện chủ trương Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh”.
Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu khai mạc. |
Sau 3 năm triển khai nghị quyết, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được một số kết quả nổi bật, đến nay, có 07/08 mục tiêu cần thực hiện đến năm 2025 cơ bản đạt yêu cầu đề ra theo từng năm, 01/08 mục tiêu đang trong lộ trình triển khai thực hiện.
Minh chứng rõ nét nhất là tỉnh có 6 năm liên tiếp (2017 - 2022) dẫn đầu chỉ số PCI, 4 năm liên tiếp dẫn đầu chỉ số SIPAS, 5 năm dẫn đầu chỉ số PAR-Index, 2 năm dẫn đầu chỉ số PAPI. Đồng thời là tỉnh duy nhất cả nước có 2 lần dẫn đầu đồng thời cả 4 chỉ số PAR-Index, PCI, SIPAS, PAPI (năm 2020, năm 2022).
Hội nghị được diễn ra trực tiếp và trực tuyến với 13 địa phương của tỉnh Quảng Ninh. |
100% giao dịch trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được xác thực định danh điện tử; Môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện; công tác hỗ trợ doanh nghiệp, người dân được quan tâm, có nhiều chuyển biến và kết quả cụ thể. Hạ tầng Internet băng rộng đã được triển khai tại 177/177 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh và Tỷ lệ dân số được phủ sóng mạng di động là 100%.
Ông Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, báo cáo kết quả thực hiện sau 3 năm thực hiện nghị quyết số 05-NQ/TU và đánh giá kết quả các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI của các cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2023. |
Đặc biệt, Quảng Ninh đã hoàn thành trước mục tiêu đến năm 2025, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt trên 5 tỷ USD. Trong 3 năm (2021-2023), thu hút vốn đầu tư FDI đạt trên 6,83 tỷ USD, bằng 137% kế hoạch. Kinh tếcủa Tỉnh liên tục tăng trưởng cao và ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP trên hai con số trong 09 năm liên tiếp (2015 - 2023) và luôn nằm trong Top những địa phương có tốc độ tăng trưởng cao của cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người năm 2023 đạt 9400 USD. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đến năm 2023 đạt 104.217 tỷ đồng.
Năm 2024, là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để tỉnh Quảng Ninh hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Quảng cảnh hội nghị. |
Báo cáo kết quả thực hiện sau 3 năm thực hiện nghị quyết và đánh giá kết quả các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI của các cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2023, ông Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh, việc đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là mục tiêu xuyên suốt, là yếu tố mang tính then chốt để tạo môi trường hấp dẫn, thu hút nguồn lực đầu tư tại Tỉnh.
Theo kết quả công bố chỉ số năm 2023, đối với Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX), giá trị trung bình đạt được trong đánh giá Chỉ số cải cách hành chính đối với 51 cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh là 85,39%, trong đó giá trị đạt được của các cơ quan, đơn vị, địa phương dao động từ 63,63% đến 98,10%. So với năm 2022, giá trị trung bình đạt được về Chỉ số cải cách hành chính trong toàn tỉnh tăng lên 1,10% từ 84,29% năm 2022 lên 85,39% năm 2023. Kết quả năm 2023 cho thấy có 35/51 đơn vị có giá trị trung bình Chỉ số CCHC tăng hơn so với năm 2022.
15 đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có chỉ số cải cách hành chính xuất sắc. |
Năm 2023, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở ban ngành và địa phương (DDCI) được đánh giá thực hiện đối với 36 cơ quan, đơn vị, địa phương, trong đó: khối huyện, điểm trung bình của 13 địa phương đạt 65,01 điểm, tăng 01 điểm so với năm 2022; Điểm trung bình của 16 sở, ban, ngành, đạt 65,79 điểm, tăng 3,18 điểm so với năm 2022; Điểm trung bình của 07 Cơ quan trung ương năm 2023 đạt 82,71 điểm. So với năm 2022 cho thấy có 24/36 đơn vị có điểm số đạt được tăng so với năm 2022.
Đối với Chỉ số đo lường sự hài lòng (SIPAS), tỷ lệ hài lòng trung bình trong toàn tỉnh là 95,28%, tỷ lệ hài lòng của các cơ quan, đơn vị địa phương trong toàn tỉnh dao động từ 90,34% đến 97,82%. So với năm 2022 tỷ lệ đánh giá hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh giảm 0,12%, từ 95,40% năm 2022 xuống còn 95,28% năm 2023. Trong 41 cơ quan thực hiện đánh giá, có 14/41 đơn vị thực hiện đánh giá có tỷ lệ đánh giá hài lòng tăng hơn so với năm 2022.
Chỉ số hiệu quả quản trị cấp huyện (DGI) giá trị trung bình đạt được của các huyện, thị xã, thành phố là 91%, trong đó giá trị đạt được của 13 địa phương dao động từ 87,74% đến 94,25%. So với năm 2022, giá trị trung bình đạt được trong Chỉ số hiệu quả quản trị cấp huyện giảm 0,2%, từ 91,20% năm 2022 xuống 91% năm 2023. So với năm 2022 có 5/13 địa phương có điểm đạt được tăng hơn.
Năm 2023 là năm đầu tiên thực hiện đánh giá qua phần mềm về mức độ chuyển đổi sốđối (DTI) với 225 cơ quan, đơn vị, địa phương với 03 khối, kết quả như sau: Đối với các sở, ban, ngành, mức độ trung bình về chuyển đổi số của các sở, ban, ngành đạt được trong năm 2023 là 550 điểm/1000 điểm, đạt mức độ trung bình; Đối với các huyện, thị xã, thành phố, mức độ trung bình về chuyển đổi số của các huyện, thị xã, thành phố đạt được trong năm 2023 là 653 điểm/1000 điểm, đạt mức độ trung bình; Đối với các đơn vị cấp xã, mức độ trung bình về chuyển đổi số của các xã, phường, thị trấn đạt được trong năm 2023 là 570 điểm/1000 điểm, đạt mức độ trung bình.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh tham gia tham luận tại hội nghị. |
Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh cho biết, ứng dụng hiệu quả công nghệ số, nâng tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến; thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh là rất có giá trị. Chỉ lấy ví dụ, với Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên Cổng dịch vụ công tỉnh Quảng Ninh là 117 thủ tục hành chính thuộc 10 lĩnh vực (đạt 100%) được công bố tại Quyết định của UBND tỉnh. TTHC mức độ 3, mức độ 4, đạt 81%, tăng 28% so với năm 2022.
Từ góc nhìn độc lập, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá cao sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua. Khác với nhiều địa phương, Quảng Ninh cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa. Là điểm sáng trong phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, chuyển đổi số toàn diện. Hạ tầng giao thông được chú trọng đầu tư, với dư địa và không gian phát triển tiềm năng, Quảng Ninh tiếp tục được các nhà đầu tư chọn là điểm đến.
Ông Đậu Anh Tuấn,Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu. |
“Tuy nhiên, trong thời gian tới, để tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được trong nhiều năm qua, Quảng Ninh cần thoát khỏi không khí chung là sự thận trọng, sợ sệt trong chính quyền. Các hoạt động cải cách hành chính và cả thiện môi trường kinh doanh cần có điểm mới, tiên phong so với các tỉnh thành khác. Cơ cấu nhà đầu tư sẽ đa dạng hơn, chính vì vậy cần có sự cân bằng tới các cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, để đón làn sóng mới trong đầu tư, tỉnh cũng cần chú trọng vấn đề về điện, đây cũng là những lo ngại mà các nhà đầu tư, sản xuất quan tâm”, ông Đậu Anh Tuấn bày tỏ.
Phát biểu kết luận hội nghị, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, ghi nhận, đánh giá cao sự cố gắng của các cấp, ngành, địa phương. Kết quả đánh giá các Chỉ số CCHC, SIPAS, DDCI, DGI, ICT của các cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2023 cho thấy đã có sự cải thiện, song so với kết quả xếp hạng năm 2023 chưa có sự bứt phá mạnh mẽ, cho thấy sự chững lại.
Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh phát biểu. |
“Nghiêm túc nhận diện về những tồn tại, hạn chế. Tiếp tục phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tiếp tục rà soát, kiện toàn công tác tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế gắn với xây dựng Đề án vị trí việc làm của cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của Trung ương, của tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục triển khai xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, chuyển đổi số toàn diện theo Chương trình, kế hoạch. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa, thực hiện theo quy trình giải quyết “5 bước trên môi trường điện tử”, đẩy mạnh tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tổ chức phân tích, đánh giá chuyên sâu kết quả các Chỉ số của cơ quan, đơn vị, địa phương mình để đưa ra những giải pháp cụ thể khắc phục tồn tại, hạn chế trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh”, ông Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh tặng bằng khen cho các đơn vị có thành tích xuất sắc trên địa bàn tỉnh. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Va chạm với xe tải, ô tô con ở Thanh Hóa biến dạng
- ·Xe khách tông vào xe tải, 1 tài xế tử vong trong cabin
- ·Bài 2: Băn khoăn từ khoảng trống chế tài
- ·Đảm bảo hài hòa lợi ích khi tính giá nước sạch
- ·Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
- ·Nghệ An: Hàng giả, hàng nhái “tấn công” chợ nông thôn
- ·Quản lý thị trường Hưng Yên: Chú trọng công tác phối hợp liên ngành
- ·Long An: Nhức nhối thuốc lá lậu qua biên giới
- ·Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1: Tin vào cửa trên
- ·Hà Nội: Dự kiến thu ngân sách năm 2023 đạt hơn 400 nghìn tỷ đồng, vượt dự toán được giao
- ·Thời tiết Miền Bắc và Trung Bộ vào đợt mưa lớn kéo dài
- ·Bộ Tài chính ban hành Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số
- ·Kiểm soát, thanh toán qua Kho bạc Nhà nước trên 1,3 triệu tỷ đồng trong năm 2023
- ·Siết chặt quản lý thị trường phân bón
- ·Thêm một điện thoại “nồi đồng cối đá” hấp dẫn người dùng
- ·Sự trỗi dậy của fintech
- ·Đã giải ngân trên 86.287 tỷ đồng cho 9 dự án giao thông trọng điểm
- ·Chú trọng vùng sâu, vùng xa
- ·Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- ·Thị trường phân bón: Nhập nhèm chất lượng