【kqbd h2 mexico】Giảm dần khoảng cách giới
(CMO) Với mục tiêu giảm khoảng cách giới, những năm qua, tỉnh Cà Mau tập trung hỗ trợ, ưu đãi chính sách, trao cơ hội để phụ nữ được đào tạo, giao lưu, học hỏi. Ðược khuyến khích thể hiện năng lực trong sản xuất kinh doanh, mở rộng ngành nghề, vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được khẳng định.
Trao cơ hội làm chủ
Việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giải quyết việc làm được triển khai dưới nhiều hình thức. Các sở, ngành tổ chức nhiều lớp tập huấn về chính sách, pháp luật lao động cho doanh nghiệp có đông lao động nữ; tập huấn chuyển giao kỹ thuật; tổ chức cuộc thi phụ nữ với ý tưởng khởi nghiệp... Từ đó, giúp phụ nữ tự tin vươn lên làm chủ doanh nghiệp, thành lập các mô hình liên kết sản xuất, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Hiện nay toàn tỉnh có 16 hợp tác xã (HTX) và 136 tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ, đang hoạt động hiệu quả và mang lại kinh tế ổn định cho 1.720 phụ nữ ở nông thôn có hoàn cảnh khó khăn (lương bình quân từ 3-7 triệu đồng/người/tháng).
Lớp dạy nghề đan lục bình cho phụ nữ xã Trí Lực, huyện Thới Bình, do UBND xã phối hợp Công ty TNHH MTV Thủ công mỹ nghệ Ngọc Hương (tỉnh Vĩnh Long) tổ chức (từ ngày 29/7-29/10/2023).
Ðiển hình, HTX Nuôi trồng thuỷ sản Thanh Tâm, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, hoạt động khoảng 10 năm nay với sản phẩm chả cá phi, đã đạt chuẩn OCOP 3 sao. Hàng ngày HTX xuất bán từ 100-200 kg chả cá phi đến thị trường trong và ngoài tỉnh. HTX chuẩn bị đầu tư thêm máy nhồi, máy sàng, máy vò viên... để mở rộng quy mô sản xuất và nâng hạng sao cho sản phẩm OCOP.
Chị Ðặng Thị Thanh, Giám đốc HTX, chia sẻ, ban đầu gia đình chị giăng lưới cá phi ngoài vuông, làm chả bán nhỏ lẻ ở xóm. Khi đơn hàng ngày càng nhiều, chị Thanh vận động chị em đến làm cùng mình để có thêm thu nhập, không còn phụ thuộc kinh tế từ chồng. Theo đó, HTX đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 12 lao động nữ, mọi người có thể vừa đi làm vừa chăm sóc gia đình, con cái.
HTX Thanh Tâm giải quyết việc làm thường xuyên cho 12 lao động nữ, họ vừa đi làm vừa có thể chăm sóc gia đình, con cái.
Ðặc biệt, để phát huy nội lực của phụ nữ trong sáng tạo khởi nghiệp, thúc đẩy hiện thực hoá các ý tưởng kinh doanh, tỉnh Cà Mau đã thực hiện Ðề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025”, từng bước làm thay đổi nhận thức, hành vi của cán bộ, hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ, cộng đồng xã hội về phụ nữ tham gia khởi nghiệp. Hội thi “Ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo” hàng năm của tỉnh, khu vực ÐBSCL và toàn quốc, đã có 199 tổ chức, cá nhân tham gia. Bên cạnh đó, chị em được tập huấn đào tạo phát triển năng lực khởi nghiệp, kinh doanh; tập huấn kỹ năng kinh doanh thương mại điện tử, bán hàng đa kênh, kỹ năng Marketing. Thực hiện đề án này, phụ nữ trong tỉnh đã được hỗ trợ vay vốn trên 1,12 tỷ đồng, giúp 355 chị khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh và phát triển làng nghề truyền thống.
Ðược tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, chị Nguyễn Thị Năng, ở Phường 1, TP Cà Mau, mạnh dạn đầu tư máy may, máy vắt sổ... thành lập tổ may gia công. Gia đình chị Năng có thu nhập từ 10-15 triệu đồng/tháng, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 10 chị em tại địa phương với mức thu nhập trung bình mỗi người từ 3-4 triệu đồng/tháng. Chị Năng cho biết: “Trước đây tôi nhận may gia công nhưng số lượng không nhiều. Thấy nhiều chị không có việc làm thường xuyên, kinh tế gia đình khó khăn, nên tôi nảy sinh ý tưởng thành lập tổ may gia công và vận động chị em cùng tham gia. Sắp tới, tôi sẽ tìm thêm đơn hàng để tạo việc làm ổn định, lâu dài cho các chị”.
Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
Những năm qua Cà Mau triển khai nhiều hoạt động về bình đẳng giới, nhất là thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1 (2021-2025). Trên cơ sở đó, các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tổ chức khảo sát, thu thập thông tin, nắm nhu cầu của phụ nữ DTTS; phối hợp mở nhiều cuộc đối thoại chính sách nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong công tác bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em. Ðồng thời, đề xuất đầu tư nguồn vốn hỗ trợ các dự án sản xuất, kinh doanh, mô hình sinh kế, đất ở, đất sản xuất cho nữ DTTS trên địa bàn.
Phụ nữ ngày càng tự tin, khẳng định bản thân. (Trong ảnh: Nữ công nhân Công ty Cổ phần XNK Thuỷ sản Năm Căn (Seanamico) phát biểu tại buổi tiếp xúc với đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, tháng 5/2023).
Bà Trần Thị Kiều Yến, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Phó trưởng ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh, cho biết: “5 năm qua, từ nguồn vốn tín dụng, tiết kiệm trong các cấp hội, đã hỗ trợ, giúp đỡ trên 10 ngàn chị thực hiện mô hình sản xuất, khởi nghiệp, phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, hội đã phối hợp thành lập 1 nhà tạm lánh và duy trì 826 mô hình, loại hình, như hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng chống bạo lực gia đình, không vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội... Duy trì 725 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, nhằm tư vấn, hỗ trợ, tuyên truyền về phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, kịp thời lên tiếng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, trẻ em”.
Tỉnh Cà Mau xác định, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, trong đó có lao động nữ, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược giảm nghèo. Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đào tạo nghề cho hơn 23 ngàn lao động nông thôn, ưu tiên lao động tham gia các vùng nguyên liệu, lao động trong vùng đồng bào DTTS, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Theo đó, trong 7 tháng đầu năm 2023, tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 28 ngàn người (gần 10 ngàn lao động nữ), đạt 71% kế hoạch.
Có thể nói, ngày nay, trong nhiều mái ấm gia đình, đàn ông không còn toàn quyền quyết định mọi việc, nhất là những việc liên quan đến phát triển kinh tế, nuôi dạy con cái. Trong xã hội, phụ nữ ngày càng có sự bình đẳng hơn để tham gia công tác tại nhiều ngành nghề, lĩnh vực, để vừa phát triển bản thân vừa đem lại nhiều giá trị cho cộng đồng. Bằng nhiều hoạt động thiết thực, công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã góp phần kéo giảm khoảng cách giới, để phụ nữ ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống./.
Mộng Thường
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu
- ·Đổi thay nhờ nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa
- ·Chấn chỉnh việc xác nhận, chứng nhận thủy sản thai khác
- ·Sôi động tại các dự án công nghiệp
- ·Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- ·Bài 3: Tháo “nút thắt” cho doanh nghiệp
- ·Hệ lụy từ gieo sạ sớm
- ·Niềm vui trở lại với người trồng khóm
- ·Quốc lộ nối Đà Lạt
- ·Ba điều DN Việt Nam nên học hỏi từ Israel
- ·Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm
- ·Quản lý thị trường Long An tạm giữ 6 tấn đường cát nhập lậu
- ·Thu nhập cao từ bán mía chục
- ·Nỗ lực tháo gỡ “thẻ vàng” IUU
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Kỳ vọng dự án VnSAT
- ·Chung lòng tạo thành công
- ·Ý thức tái tạo nguồn lợi thủy sản
- ·Nhạc trực tuyến Apple Music cán mốc 20 triệu người dùng trả phí
- ·7 dự án trọng điểm mời gọi đầu tư với tổng vốn trên 260 triệu USD