【ket qua union berlin】Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào học tập suốt đời
Tại sự kiện,ủtướngChínhphủphátđộngphongtràohọctậpsuốtđờket qua union berlin TS. Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, tại Việt Nam học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập luôn là chủ trương được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại sự kiện. |
Điều này được thể hiện xuyên suốt chiều dài lịch sử, từ trăn trở “ai cũng được học hành” của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi nước ta giành độc lập cho tới những chủ trương, đường lối, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua.
Phong trào khuyến học, khuyến tài đang diễn ra ở hầu khắp các địa phương; môi trường giáo dục lành mạnh, học đi đôi với hành, gắn với cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa, gia đình học tập, dòng họ học tập, đơn vị học tập đang được nhiều địa phương quan tâm, chỉ đạo.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy còn một số hạn chế, bất cập, rào cản trên con đường xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam như nhận thức về công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập ở một số địa phương, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang chưa đúng mức;
Tầm quan trọng và lợi ích của tự học, học thường xuyên, học tập suốt đời nhằm phát triển kỹ năng, nâng cao năng lực nghề nghiệp, tự tạo việc làm, hoàn thiện cá nhân, nâng cao năng lực cạnh tranh cho tổ chức, doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, phát triển đất nước bền vững chưa được nhiều cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng, cá nhân hiểu rõ và nhận thức đầy đủ.
Vấn đề đặt ra là cần tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn xã hội, từ các cơ quan nhà nước, đoàn thể, tổ chức xã hội, đến các doanh nghiệp, người dân về sự cần thiết, tác động, lợi ích của học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
Sự tác động và phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm thay đổi toàn diện nền kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nếu không có tri thức, và tri thức không được bồi đắp thường xuyên thì không thể tồn tại, phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh hiện nay.
Vì vậy, tất yếu phải xây dựng xã hội học tập, thúc đẩy học tập suốt đời với các tiêu chí cụ thể, phù hợp, đáp ứng sự phát triển bền vững của đất nước, của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, xây dựng xã hội học tập là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi những cách tiếp cận tích hợp và hệ thống. Đây cũng là con đường khó khăn, nhưng tất yếu phải đi để một nền giáo dục không bị bỏ lại phía sau so với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và một quốc gia không biệt lập khỏi dòng chảy mạnh mẽ của toàn cầu.
Cũng tại sự kiện GS.TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho hay, Hội Khuyến học Việt Nam tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ hơn về phong trào thi đua trong lĩnh vực khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, nhằm góp phần làm chuyển biến nhận thức trong cộng đồng, từ đó thực hiện tốt các chỉ tiêu thi đua đã đề ra.
Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị đã ký kết, đặc biệt với Bộ Giáo dục và Đào tạo, để tạo sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện tốt các mô hình học tập: gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập, huyện học tập, tỉnh học tập và công dân học tập đã được Chính phủ giao. Thực hiện tốt các mô hình học tập nêu trên chúng ta sẽ có xã hội học tập như mong muốn.
Tiếp tục duy trì và phát triển các hình thức thi đua, phát triển quỹ khuyến học nhằm khuyến khích người lớn ở mọi lĩnh vực và học sinh các bậc học tích cực học tập, học có kết quả tốt thông qua việc trao học bổng “Học không bao giờ cùng” theo lời Bác Hồ dạy và các hình thức khuyến khích phù hợp khác;
Ngoài ra, phát huy giải thưởng “Nhân tài đất Việt”, trong đó có giải “Tự học thành tài” dành riêng cho nông dân do tự học tập, nghiên cứu mà có sáng kiến cải tiến, phát minh mang tính khoa học và thực tiễn, đã được áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm giàu cho gia đình và quê hương, đất nước. Hội cũng sẽ hoàn thành tốt trách nhiệm là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện Phong trào thi đua này.
Phát biểu tại sự kiện Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, thực tế đã chứng minh, không có quốc gia phát triển nào mà không bắt đầu từ giáo dục.
Lãnh đạo Chính phủ, Bộ giáo dục, Hội Khuyến học và các cơ quan bấm nút phát động Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030”. |
Xu hướng học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập đã được chú trọng triển khai ở nhiều nước như Mỹ, Canada, Úc, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Israel…
Đến nay đã có hơn 1.000 thành phố trên thế giới tham gia vào các sáng kiến “thành phố giáo dục, thành phố học tập”. Điều này cho thấy, phong trào học tập không chỉ ở phạm vi quốc gia mà còn lan tỏa ra quốc tế, đây là sự tất yếu của phát triển loài người, còn sống còn phải học tập.
Để tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, bảo đảm mọi người dân đều bình đẳng trong học tập, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cơ quan liên quan cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đào tạo, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập;
Xây dựng hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại, công bằng, hội nhập, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.
Nâng cao ý thức, trách nhiệm và hành động của các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức xã hội và của từng người dân về vai trò của xã hội học tập và phong trào học tập suốt đời.
Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về xây dựng xã hội học tập theo hướng đa dạng hóa, gắn học với hành, tài với đức, phù hợp với các đối tượng, từng địa phương thông qua các mô hình mới, các làm hay.
Đẩy mạnh hoạt động của các cơ sở giáo dục, các thiết chế văn hóa. Hỗ trợ các trung tâm học tập cộng đồng, nhất là ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Càng về các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, vùng dân tộc càng phải phát triển xã hội học tập. Kinh nghiệm cho chúng ta thấy nếu không có giáo dục thì ở những vùng sâu, vùng xa không có sự phát triển không đồng đều.
Chúng ta nói không để ai bị bỏ lại phía sau nhưng chúng ta không chú ý đến phát triển giáo dục đào tạo, kinh tế, văn hóa thì nói chỉ để nói thôi.
Khi đi vào thực chất, chúng ta nói như vậy nhưng chúng ta phải có đầu tư, lãnh đạo, chỉ đạo, cơ sở vật chất, cơ chế chính sách về con người, tài chính, tăng cường công tác kiểm tra thì chúng ta mới thực hiện được mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau nhất là trong phát triển giáo dục đào tạo và y tế. Tôi xin nhấn mạnh chỗ này.
Tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả những ai có nhu cầu học tập đều được đáp ứng thỏa mãn. Hỗ trợ những người yếu thế, hết tuổi lao động, người nội trợ, người khuyết tật có điều kiện thuận lợi để học tập suốt đời.
Huy động sự chung tay đóng góp toàn xã hội để tạo sức mạnh tổng hợp cả về nguồn lực, về vật chất, ý chí và quyết tâm, tạo đột phá trong phát triển xã hội học tập. Khuyến khích phát triển bình đẳng, theo quy định của pháp luật đối với các loại hình đào tạo, không phân biệt giữa công lập với ngoài công lập, liên doanh, liên kết…
Tập trung củng cố hệ thống thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa; hình thành các thư viện cố định và di động ở từng khối xóm, khu phố; khuyến khích văn hóa đọc ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân.
Phát triển các trung tâm học tập cộng đồng, hệ thống giáo dục thường xuyên. Xóa các vùng thiếu về điện, sóng viễn thông, tạo điều kiện cho mọi nhà, mọi nơi tiếp cận Internet và các thành tựu công nghệ mới. Tăng cường chuyển đổi sốvà ứng dụng công nghệ thông tin.
Tăng cường tuyên truyền về phong trào và điển hình tiêu biểu, tạo động lực, truyền cảm hứng, phổ biến những mô hình hay, cách làm hiệu quả; tạo sự lan tỏa trong xã hội để khích lệ tinh thần nhà nhà học tập, người người học tập, thôn bản học tập, xã học tập, huyện học tập, tỉnh học tập, cả nước học tập.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại sự kiện. |
Khuyến khích, nhân rộng những tấm gương cần cù, kiên trì, say mê học tập, đổi mới sáng tạo, học tập suốt đời. Coi trọng giá trị của tri thức, của hiểu biết, của nhân văn, nhân ái, vị tha, của giá trị tinh thần, sống có mục tiêu, lý tưởng.
Bảo đảm tri thức phải đi cùng với văn hóa và đạo đức, góp phần xây dựng, phát triển và chấn hưng nền văn hóa dân tộc Việt Nam; để cuộc sống có ý nghĩa hơn, hạnh phúc hơn.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn để người người học tập, nhà nhà học tập, cộng đồng học tập, xã hội học tập và cả nước học tập. Học tập bất cứ nơi nào, khi nào có thể, học tập tất cả các lĩnh vực. Học tập để hoàn thiện mình về đức, trí, thể, mỹ.
Học tập để đổi mới sáng tạo, góp phần bảo vệ, xây dựng đất nước, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân Việt Nam và học tập để chúng ta không tự ti, không tự mãn. Học tập để chúng ta xây dựng đất nước ngang tầm với các nước phát triển, năm châu bốn bể.
Học tập để chứng minh rằng dân tộc ta không thua kém bất cứ dân tộc nào. Sức mạnh của dân tộc bắt nguồn từ nhân dân, bắt nguồn từ văn hóa.
Đẩy mạnh hợp tác với các nước trên thế giới, học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng và phát triển xã hội học tập, ứng dụng công nghệ đào tạo mở, từ xa, xây dựng thành phố học tập, nông thôn học tập; tiếp thu và phát triển những kiến thức mới trong các lĩnh vực khoa học công nghệ đã và đang thực sự là xu thế của thế giới.
Chúng ta phát huy tinh thần dân tộc, tự lực, tự cường, tự vươn lên, nhưng cũng phải hội nhập quốc tế. Đối ngoại tự chủ, đa dạng hóa nhưng chúng ta là bạn, đối tác tin cậy với các nước trên thế giới và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế vì mục tiêu hòa bình, hợp tác. Chúng ta xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động hợp tác quốc tế.
"Bản thân việc học tập hội đồng quốc tế bắt buộc chúng ta phải phát huy tinh thần dân tộc, tính tự chủ nhưng chúng ta không thể không có hợp tác quốc tế, không thể không chia sẻ kinh nghiệm", người đứng đầu Chính phủ nêu.
Đáp lại lời hiệu triệu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, để xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời trong chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030 theo các nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ vừa phát động, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ban, ngành liên quan hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình triển khai Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030”.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, bằng mọi biện pháp để đề án này được đi vào thực tế và đem lại kết quả thiết thực.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nhận định, soi kèo Schalke 04 vs FC Aarau, 19h00 ngày 6/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·Thủy điện Đồng Nai 6, 6A: Thẩm định theo nguyện vọng của dân
- ·Thông qua Luật Dữ liệu quy định mới về chuyển dữ liệu xuyên biên
- ·Vệ tinh Việt Nam bay vào vũ trụ
- ·Ngày 25/3 sẽ khôi phục dung lượng Internet qua cáp Liên Á
- ·Đột nhập vào cửa hàng lúc rạng sáng trộm nhiều điện thoại
- ·Hải Dương Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đứng thứ 6 cả nước
- ·Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tôi đang rất buồn
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Ép 2 vợ chồng thoát y quay video đòi nợ, coi thường pháp luật
- ·PM to visit Laos, co
- ·Hòa Bình Cháy cửa hàng kinh doanh, cột khói bốc cao nghi ngút
- ·Hà Giang Mâu thuẫn khi nói chuyện anh rể đâm em vợ tử vong
- ·Hải Dương Không còn các điểm mâu thuẫn, khiếu kiện kéo dài
- ·Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- ·Shark Thủy bị khởi tố bổ sung thêm tội danh đưa hối lộ
- ·Nguy cơ ngộ độc từ thịt bị bơm nước
- ·Ghen với những ai sinh năm 1945
- ·Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- ·Thép tấm bán lẻ có phải dán nhãn hàng hóa?