【lich thi đâu bóng đá hôm nay】Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện
Bộ Công Thương hoàn thiện khung khổ pháp lý phục vụ vận hành hệ thống điện quốc gia và thị trường điện EVN và NSMO 'bắt tay' vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia |
Vượt qua những khó khăn về chuyển đổi mô hình hoạt động,ướcngoặtlịchsửởcơquanđiềuhànhhệthốngđiệlich thi đâu bóng đá hôm nay song với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Công Thương và nỗ lực của tập thể lãnh đạo, người lao động, Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong vai trò mới. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Ninh - Quyền Tổng giám đốc NSMO về những thành quả đạt được và định hướng cho năm 2025.
Chỉ huy vận hành tốt hệ thống dù nhu cầu điện tăng đột biến
- Năm 2024, mặc dù có biến động về cơ cấu tổ chức, song NSMO đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, vận hành hệ thống điện an toàn, đảm bảo cung cấp đủ điện cho nền kinh tế xã hội. Xin ông điểm lại những thành tựu nổi bật của đơn vị sau 1 năm hoạt động?
Ông Nguyễn Đức Ninh - Tổng giám đốc Công ty NSMO |
Ông Nguyễn Đức Ninh: Năm 2024 đánh dấu một năm đặc biệt trong quá trình hoạt động của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (trước đây) và nay là Công ty TNHH MTV vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia. Trong hơn 7 tháng đầu năm, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (NLDC), với 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉ huy điều hành hệ thống điện và thị trường điện Việt Nam, đã tiếp tục đảm bảo tốt nhiệm vụ vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia một cách an toàn, ổn định và tối ưu. Từ tháng 8/2024, đơn vị chính thức chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc (NSMO) gia với quá trình chuyển giao từ EVN về Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và sau đó là về Bộ Công Thương. Quá trình chuyển đổi này diễn ra trong bối cảnh hệ thống điện Quốc gia gặp nhiều biến động và thách thức. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ từ Bộ Công Thương, Cục Điều tiết Điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cùng với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên, NLDC trước đây và NSMO hiện nay đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Tiếp nối một năm 2023 với nhiều biến động và trước yêu cầu phải đảm bảo cung ứng điện trong mọi tình huống trong năm 2024, NSMO vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lập kế hoạch vận hành và chỉ huy vận hành hệ thống điện. Dự kiến đến hết hết tháng 12 năm 2024, tổng sản lượng ĐSX&NK HTĐ Quốc gia ước đạt ~308.97 tỷ kWh, tăng ~9.82 % so với năm 2023, cao hơn 2.7 tỷ kWh so với KH năm, thấp hơn ~1.6 tỷ kWh so với KH năm cập nhật (310.6 tỷ kWh). Sản lượng ngày cao nhất đã vượt qua ngưỡng 1 tỷ kWh/ ngày, đồng thời phụ tải cực đại HTĐQG đã đạt 48955 MW, tăng trưởng 7.5% so với năm 2023.
Trong năm 2024, NSMO đã chỉ huy đóng điệnđưa vào vận hành nhiều công trình nguồn, lưới điện mới và đảm bảo công tác vận hành hệ thống điện an toàn, liên tục, ổn định, tin cậy và chất lượng nhất. Tổng nguồn điện mới hòa lưới năm 2024 là 1588 MW (bao gồm 558,4 MW nguồn thủy điện, 236 MW nguồn thủy điện nhỏ, S1 - Vũng Áng II - 697 MW và 96,8 MW nguồn điện gió), nâng tổng công suất đặt HTĐ Quốc gia lên 86391 MW. Trong năm 2024, Công ty cũng đã thực hiện đóng điện nghiệm thu nhiều công trình đường dây (ĐD) và trạm biến áp (TBA) quan trọng trên lưới điện 500kV, đặc biệt là đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối. Đây là công trình trọng điểm của HTĐ Quốc gia trong năm 2024 và các năm tiếp theo, góp phần quan trọng vận hành hệ thống điện an toàn và ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế và chính trị to lớn.
Chỉ số vận hành thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quy định
Các chỉ số vận hành về chất lượng điện năng năm 2024 đạt kết quả tốt: Chỉ số về độ lệch tần số (FDI) là 0,003%, tốt hơn nhiều so với tiêu chuẩn quy định trong Thông tư Quy định hệ thống điện truyền tải. Chỉ số về độ lệch điện áp (VDI) lưới 500kV đạt 0,39%. Chỉ số VDI lưới 220/110kV các miền đạt trung bình 0.04/0.11, tốt hơn chỉ số thực hiện năm 2023.
Công tác lập kế hoạch vận hành và lập lịch huy động thị trường điện (TTĐ) được thực hiện đúng quy định đảm bảo hệ thống điện vận hành an toàn và liên tục. Hiện có 112 nhà máy tham gia trực tiếp trong TTĐ với tổng công suất đặt 32431 MW, chiếm khoảng 38% tổng công suất đặt toàn hệ thống, tăng 1% so với năm 2023. Năm 2024 có thêm 3 nhà máy mới tham gia thị trường với tổng công suất 1396 MW (trong đó có 1 nhà máy chuyển sang cơ chế ACT).
Tham gia xây dựng thể chế, phát triển thị trường điện cạnh tranh
Trong năm 2024, NSMO tiếp tục tham gia tích cực trong công tác phát triển thị trường điện bán buôn và bán lẻ như (i) Tham gia xây dựng cơ chế DPPA, (ii) Tham gia hoàn thiện và xây dựng tham gia sửa đổi thông tư, quy trình quy định liên quan đến vận hành hệ thống điện và thị trường điện, (iii) Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về phát triển thị trường điện.
Vận hành an toàn các cơ sở hạ tầng như hệ thống SCADA/EMS và hệ thống công nghệ thông tin, không để xảy ra sự cố chủ quan trong bối cảnh hệ thống điện tiếp tục phát triển mạnh, chu kỳ giao dịch TTĐ 30 phút, qua đó phát huy tốt vai trò phục vụ công tác vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kép, tính toán tầm nhìn xa nhập khẩu điện
Trong năm 2024 NSMO đã đảm nhận nhiều nhiệm vụ được EVN và Bộ Công Thương giao bổ sung ngoài nhiệm vụ chính thức của NSMO, đặc biệt bao gồm các nội dung tính toán trung dài hạn như tính toán khả năng mua điện Trung Quốc đến năm 2030, đồng thời đã thực hiện rất nhiều góp ý chủ trương nhập khẩu các NMĐ Lào theo đề nghị của EVN và các đơn vị; góp ý thiết kế kỹ thuật các dự án lưới điện.
Mặc dù còn có những tồn tại nhất định nhưng đánh giá tổng quát trong năm 2024, Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ trong NSMO đã làm việc với tinh thần và khí thế cao để hoàn thành xuất sắc “nhiệm vụ kép: (i) đảm bảo hệ thống điện được vận hành an toàn, tin cậy, thị trường điện minh bạch, và (ii) đảm bảo sự chuyển đổi mô hình tổ chức thành công. Những kết quả đạt được trong năm 2024 không chỉ là minh chứng cho năng lực và vai trò của NLDC/NSMO trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi là vận hành hệ thống điện và thị trường điện, mà còn là cơ sở quan trọng để định hướng phát triển trong những năm tiếp theo.
Trở về trực thuộc Bộ Công Thương – dấu ấn lịch sử và kết quả bước đầu
Trong quá trình thực hiện tách, thành lập mới và chuyển về Bộ Công Thương, ông thấy có những thuận lợi khó khăn gì?
Ông Nguyễn Đức Ninh: Từ tháng 8 năm 2024, đơn vị chính thức chuyển đổi mô hình từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia trực thuộc EVN thành Công ty NSMO trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp và trực thuộc Bộ Công Thương (sau lễ chuyển giao giữa Ủy ban và Bộ Công thương ngày 12/8/2024). Việc chuyển đổi mô hình của NSMO nằm trong lộ trình định hướng cơ cấu ngành điện giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 168/QĐ-TTg ngày 07/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Đây được đánh giá là bước đi có tính đột phá, góp phần thúc đẩy lộ trình phát triển thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam, là bước đi đúng đắn và quan trọng để phát triển một thị trường điện bền vững. Đồng thời, sẽ góp phần tăng thêm sự minh bạch, công bằng cho thị trường điện cạnh tranh sắp tới, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.
Trong quá trình thực hiện tách, thành lập mới và chuyển về Bộ Công Thương, thuận lợi lớn nhất là NSMO đã nhận được sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự điều hành quyết liệt, kịp thời của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan, cùng với sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các doanh nghiệp đối tác, NSMO đã nhanh chóng kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy theo mô hình mới, chủ động, nỗ lực triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm đảm bảo cung ứng điện trong mọi tình huống và đã hoàn thành xuất sắc “nhiệm vụ kép” được giao: Vừa duy trì sự ổn định, không bị gián đoạn trong quá trình chuyển đổi tổ chức, vừa tổ chức đóng điện và vận hành an toàn đường dây 500kV mạch 3, ứng phó hiệu quả với các cơn bão lớn, đặc biệt là siêu bão Yagi, bảo đảm công tác điều độ, vận hành hệ thống điện và thị trường điện thông suốt, hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc cung cấp đủ điện an toàn, ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất - kinh doanh và đời sống sinh hoạt của người dân.
Vượt khó khăn, thách thức – xứng tầm cơ quan điều hành chiến lược của điện lực quốc gia
Về khó khăn, thách thức, những khó khăn thách thức trong vận hành vẫn tồn tại từ các năm trước như (i) hệ thống điện còn thiếu khả năng vận hành linh hoạt trong bối cảnh tỉ trọng nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) tăng cao cũng như các nguồn nhiệt điện có khả năng đáp ứng kém, (ii) nhiều nhà máy thủy điện trên 30MW được điều tiết bởi 11 quy trình vận hành liên hồ chứa còn một số bất cập và tồn tại vướng mắc khi hài hòa với quy định thị trường điện và nhu cầu hệ thống điện, (iii) các nguồn phân tán (điện mặt trời mái nhà và thủy điện nhỏ) tiếp tục là những loại hình nguồn có sự thâm nhập sâu trong HTĐ Quốc gia, (iv) Hệ thống điện Campuchia tiếp tục phát triển về quy mô nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề kỹ thuật gây khó khăn trong công tác vận hành cũng như còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sự cố đối với lưới điện liên kết Campuchia, (v) các cơ sở hạ tầng phục vụ vận hành hệ thống điện và thị trường điện đã vận hành trong thời gian dài chưa được đầu tư, nâng cấp.
Bên cạnh đó, trong năm 2024 đã phát sinh thêm các khó khăn, thách thức mới trong quá trình chuyển đổi mô hình, thành lập công ty như (i) khối các phòng Quản trị của NSMO chưa có kinh nghiệm đối với mô hình Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ nên có một số khó khăn trong giai đoạn đầu thành lập, (ii) chi phí và cơ chế tiền lương chưa hấp dẫn, nhất là trong khối công nghệ thông tin và bảo mật, dẫn đến khó khăn nhất định trong việc tuyển dụng, thu hút nhân tài, (iii) vốn điều lệ của NSMO nhỏ trong khi nhu cầu đầu tư để nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện rất lớn dẫn đến NSMO rất khó khăn trong việc huy động vốn để đầu tư cho hạ tầng, (iv) khi trở thành công ty TNHH MTV, NSMO phát sinh nhiều các chi phí mới cho hoạt động của một Công ty, các chi phí này khi Điều độ Quốc gia còn hạch toán phụ thuộc thường chưa phát sinh…
Trong năm 2025, đơn vị sẽ triển khai chương trình kế hoạch gì để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao?
Ông Nguyễn Đức Ninh: Trong bối cảnh nền kinh tế bắt đầu hồi phục trở lại, nhu cầu điện năng trong năm 2025 dự kiến tiếp tục tăng trưởng cao trong khi nguồn điện mới không được bổ sung tương xứng với nhu cầu tăng trưởng phụ tải. Do đó, công tác vận hành HTĐ Quốc gia trong năm 2025 có xu hướng căng thẳng hơn trong năm 2024 và dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức. Để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành, an toàn, tin cậy và kinh tế hệ thống điện thì công tác tính toán, vận hành hệ thống điện Quốc gia nói chung và miền Bắc nói riêng năm 2025 sẽ tiếp tục có rất nhiều thử thách đối với NSMO.
Với vai trò hàng đầu trong điều độ hệ thống điện và điều hành thị trường điện, NSMO xác định các mục tiêu chính của năm 2025 như sau: (i) Đảm bảo vận hành hệ thống điện an toàn, ổn định, thị trường điện minh bạch và tối ưu trong bối cảnh công tác đảm bảo an ninh cung ứng điện năm 2025 có nhiều khó khăn, thách thức; (ii) Tăng cường hoàn thiện, đầu tư về cơ sở hạ tầng, công cụ kỹ thuật trong năm bản lề 2025 với tầm nhìn đến năm 2030, đáp ứng sự phát triển của hệ thống điện Việt Nam – theo Tổng sơ đồ Điện lực Quốc gia VIII.
Tuyệt đối bảo đảm cung ứng điện – mệnh lệnh cho tăng trưởng hai con số
Để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao với mục tiêu cao nhất là: “Tuyệt đối bảo đảm cung ứng đủ điện, an toàn, hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trong mọi tình huống”, Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, người lao động của Công ty NSMO quán triệt, tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước về phát triển năng lượng nói chung, lĩnh vực vận hành hệ thống điện và thị trường điện nói riêng; đồng thời, kịp thời tham mưu thể chế thành các cơ chế, chính sách đủ mạnh, đồng bộ, khả thi để tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả, tạo dư địa, động lực mới cho sự phát triển của ngành điện và kinh tế đất nước.
Trước mắt, NSMO cần tích cực, chủ động đề xuất, phối hợp với các Cục, Vụ chức năng thuộc Bộ Công Thương trong công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực (sửa đổi), đặc biệt đối với các lĩnh vực liên quan đến vận hành hệ thống điện và thị trường điện; đồng thời, chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp cụ thể, khả thi để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh (nếu có), bảo đảm công tác vận hành hệ thống điện quốc gia an toàn, ổn định, tin cậy và vận hành thị trường điện công bằng, minh bạch, góp phần cùng với EVN và các đơn vị có liên quan bảo đảm cung ứng điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống dân sinh.
Hai là,tập trung mọi nguồn lực nhằm vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện và minh bạch thị trường điện, bảo đảm an ninh cung cấp điện năm 2025 với các kịch bản phụ tải tăng trưởng cao khoảng 12%-14% (phù hợp với mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên theo chỉ đạo của Chính phủ và Lãnh đạo Bộ Công Thương).
Ba là, chủ động phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính, các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương, và các đơn vị có liên quan trong công tác xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, bảo đảm cơ sở hạ tầng và các hệ thống thiết yếu trong công tác vận hành hệ thống điện, điều hành thị trường điện. Phối hợp thu xếp, bố trí vốn đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn; trong đó, đặc biệt chú trọng công tác thu xếp vốn và triển khai các dự án trọng điểm nhằm đáp ứng sự phát triển về quy mô, độ phức tạp của hệ thống điện trong tương lai như: (i) Dự án tòa nhà độc lập cho Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và điều hành giao dịch thị trường điện tại khu E5 Cầu Giấy đồng bộ với hệ thống SCADA/EMS giai đoạn mới, (ii) Dự án xây dựng Hệ thống thu thập và quản lý số liệu đo đếm mới phục vụ thị trường bán buôn và bán lẻ điện cạnh tranh, (iii) Dự án giải pháp đồng bộ cấu hình đường dây 500 kV mạch 3.
Bốn là, đối với công tác nguồn nhân lực của Công ty, cần chủ động phối hợp với vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Công Thương sớm kiện toàn Tổ chức Công ty, đặc biệt lưu ý tăng cường cả về chất và lượng đối với lực lượng quản lý điều hành, kỹ sư để đảm bảo nguồn nhân lực điều hành Hệ thống an toàn, ổn định trong các năm tới. Đồng thời phối hợp các đơn vị chức năng thuộc Bộ ban hành hoặc tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Năm là, về tầm nhìn dài hạn cần đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ đội ngũ kỹ sư, hoàn thiện mô hình điều độ, chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai Tổng sơ đồ 8 (hiệu chỉnh) và yêu cầu vận hành hệ thống điện quy mô lớn trong khu vực. Đồng thời, tích cực tham gia đề xuất xây dựng các cơ chế vận hành mới cho hệ thống điện trong tương lai, bao gồm tích hợp các nguồn năng lượng mới (năng lượng tái tạo, điện hạt nhân, hydrogen, hệ thống lưu trữ năng lượng…), cũng như thúc đẩy phát triển thị trường điện Việt Nam, bảo đảm minh bạch, công bằng, hiệu quả.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:World Cup)
- ·Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
- ·Trắng đêm lấy mẫu xét nghiệm Covid
- ·Bệnh nhân 4514 mắc Covid
- ·Bệnh viện Gò Vấp ngưng tiếp nhận bệnh nhân do liên quan ca F3 dương tính Covid
- ·Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
- ·Một người đàn ông Nghệ An dương tính Covid
- ·Bắt đối tượng người nước ngoài vận chuyển 3 kg ma túy đá qua biên giới
- ·Nguyên nhân khiến chiến sĩ công an mắc Covid
- ·5 phút tối nay 5
- ·Một người F5 ở TP.HCM dương tính với Covid
- ·Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
- ·Xác định được nguồn lây hai mẹ con mắc Covid
- ·Thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 310 tỷ USD
- ·Dàn chuyên gia Bệnh viện TƯ Huế ra Bắc Giang hỗ trợ chống dịch Covid
- ·100 điểm sạt lở trên Quốc lộ 32, chưa thể thông tuyến qua Mù Cang Chải
- ·Cảnh sát biển Việt Nam bắt giữ tàu vận chuyển trái phép khoảng 75.000 lít dầu DO
- ·Biến chứng lạ của Covid
- ·4 ca Covid
- ·Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- ·77.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 1 tháng