【bảng xếp hạng bóng đá hồng kông】Đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ
Lãi suất trái phiếu chính phủ biến động trái chiều | |
Hướng dẫn mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ của Kho bạc Nhà nước | |
Lãi suất trái phiếu chính phủ bất ngờ giảm mạnh tại tất cả kỳ hạn |
Hoạt động nghiệp vụ tại KBNN Phú Thọ. Ảnh: Thùy Linh |
Ảnh hưởng tích cực tới quản lý ngân quỹ nhà nước
Hiện nay, công tác quản lý ngân quỹ của KBNN được thực hiện theo Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước và các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. KBNN đã triển khai các nghiệp vụ sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để tạm ứng, cho vay đối với ngân sách trung ương, tạm ứng đối với ngân sách cấp tỉnh, gửi tiền có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.
Theo KBNN, trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ, KBNN đã từng bước gắn kết chặt chẽ quản lý quỹ ngân sách nhà nước với quản lý nợ, từ đó, giảm thiểu chi phí vay nợ cho ngân sách và bước đầu tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thống kê cho thấy, lũy kế đến năm 2019, KBNN đã nộp ngân sách Trung ương 5.000 tỷ đồng từ thu nghiệp vụ quản lý ngân quỹ; 6 tháng đầu năm 2020 đã nộp tiếp ngân sách Trung ương 1.000 tỷ đồng.
Trong công tác quản lý ngân quỹ, việc mua lại có kỳ hạn TPCP cũng đang được KBNN chú trọng. Theo ông Lưu Hoàng, Cục trưởng Cục Quản lý ngân quỹ, KBNN, nghiệp vụ mua lại có kỳ hạn TPCP là để quản lý ngân quỹ nhà nước an toàn và hiệu quả. Về cơ bản, việc thực hiện mua lại có kỳ hạn TPCP của KBNN sẽ ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của KBNN nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Nghiệp vụ này cho phép KBNN thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ đầu tư ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo quy định tại Nghị định số 24, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý ngân quỹ nhà nước tại Việt Nam và tiệm cận dần với năng lực, trình độ quản lý ngân quỹ nhà nước tiên tiến tại các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, nghiệp vụ này giúp KBNN thực hiện quản lý ngân quỹ nhà nước vừa an toàn (do các đối tác giao dịch là các ngân hàng thương mại có độ an toàn cao theo đánh giá hàng năm của Ngân hàng Nhà nước; việc giao dịch có tài sản đảm bảo chính là TPCP do KBNN phát hành), vừa hiệu quả (tạo thêm nguồn thu, tăng số nộp ngân sách nhà nước hàng năm của KBNN).
Đại diện Cục Quản lý ngân quỹ cũng nhận định, việc mua lại có kỳ hạn TPCP cũng sẽ hỗ trợ phát triển thị trường TPCP và thị trường tiền tệ, trong đó là việc tăng tính thanh khoản của TPCP trên thị trường, từ đó tác động hỗ trợ trở lại đối với hoạt động phát hành TPCP của KBNN trên thị trường sơ cấp.
"Mua lại có kỳ hạn TPCP sẽ giúp nâng cao tính công khai, minh bạch đối với hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước do số lượng các đối tác được phép tham gia giao dịch với KBNN được mở rộng hơn so với nghiệp vụ gửi tiền có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại. Quy trình lựa chọn đối tác giao dịch cũng được thực hiện theo hình thức đấu thầu điện tử trên hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán, đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, công khai và minh bạch. Toàn bộ các thông tin về giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP (như khối lượng, lãi suất mua lại tương ứng với từng kỳ hạn,...) đều được KBNN công bố công khai trên trang thông tin điện tử của KBNN", ông Lưu Hoàng nhận định.
Tạo khung khổ pháp lý
Hiện nay, KBNN đang xây dựng và trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP bằng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi.
Theo KBNN, việc mua lại có kỳ hạn TPCP là nghiệp vụ khá phức tạp nên cần phải có sự đầu tư nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng cả về cơ sở pháp lý và hạ tầng kỹ thuật để việc triển khai được thuận lợi. Trên cơ sở đó, KBNN đã nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế, tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia đến từ Quỹ Tiền tệ quốc tế, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ và thực tiễn giao dịch tại thị trường Việt Nam để xây dựng, trình Bộ Tài chính ban hành thông tư mua lại có kỳ hạn TPCP.
Việc xây dựng và ban hành Thông tư nhằm mục đích giúp KBNN triển khai đầy đủ các nghiệp vụ về quản lý ngân quỹ nhà nước, đảm bảo an toàn và hiệu quả theo đúng quy định tại Nghị định số 24 bởi về bản chất, đây là hình thức sử dụng ngân quỹ nhà nước rất an toàn, do khoản sử dụng ngân quỹ nhà nước được đảm bảo bằng chính TPCP do KBNN phát hành. Đồng thời, việc mua lại có kỳ hạn TPCP sẽ giúp KBNN có thêm phương án sử dụng nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi một cách linh hoạt, chủ động hơn, từ đó giúp nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ nhà nước và giúp tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Cũng theo ông Lưu Hoàng, về phía các ngân hàng thương mại, khi có nhu cầu tiền ngắn hạn, bên cạnh các lựa chọn truyền thống là vay từ thị trường liên ngân hàng và các kênh huy động khác sẽ có thêm lựa chọn là bán TPCP cho KBNN, qua đó giúp nâng cao tính thanh khoản của TPCP do KBNN phát hành.
Từ trước đến nay, để quản lý nguồn ngân quỹ tạm nhàn rỗi, KBNN thường gửi tiền có kỳ hạn tại ngân hàng hoặc tạm ứng cho ngân sách nhà nước. Với quy định mới, KBNN có thêm phương án quản lý nguồn tiền nhàn rỗi một cách linh hoạt và năng động hơn. Bên cạnh đó, các ngân hàng có nhu cầu tiền mặt ngắn hạn cũng có thể bán TPCP cho Kho bạc. Bộ Tài chính đánh giá, Thông tư mới ra đời sẽ giúp đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động mua lại có kỳ hạn TPCP, giúp quản lý ngân quỹ nhà nước an toàn, hiệu quả; tăng tính thanh khoản cho TPCP so với trước đây.
Dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP bằng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi quy định KBNN chỉ mua lại các TPCP đang được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán, có kỳ hạn còn lại không quá một năm. TPCP phải thuộc sở hữu hợp pháp của ngân hàng và được phép chuyển nhượng, không bị ràng buộc trong các quan hệ về giao dịch đảm bảo trong thời gian mua lại có kỳ hạn kể từ ngày thanh toán giao dịch lần 1. Bên cạnh đó, KBNN cam kết mua lại có kỳ hạn TPCP từ ngân hàng với thời gian nắm giữ trái phiếu có thể là 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày, 1 tháng, 2 tháng hoặc 3 tháng. Việc mua lại được thực hiện theo hình thức thỏa thuận điện tử, đảm bảo chọn ngân hàng đối tác dựa trên nguyên tắc đấu thầu, xét chọn lãi suất từ cao xuống thấp. Giao dịch mua lại được thực hiện trên hệ thống giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán. Ngân hàng muốn tham gia đấu thầu bán TPCP phải là thành viên giao dịch trên thị trường giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán, nằm trong danh sách nhà băng có mức độ an toàn cao do Ngân hàng Nhà nước cung cấp. Bên cạnh đó, ngân hàng không vi phạm nghĩa vụ thanh toán khi mua lại có kỳ hạn TPCP với KBNN trong ba năm liền kề. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Lửa thiêu rụi quán nổi trên sông Trà Bồng
- ·Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn: Bàn giao 38 nhà tình nghĩa tặng các đối tượng chính sách
- ·Trí tuệ nhân tạo kết hợp với công nghệ in 3D, giao thoa công nghệ
- ·An Giang: Phát thanh cơ sở giảm nghèo thông tin cho người dân
- ·Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- ·PTIT sẽ cung cấp nền tảng đại học số cho các đối tác dưới dạng dịch vụ
- ·Hà Giang phát triển công nghệ thông tin toàn diện từ tuyến y tế cơ sở
- ·U&I Logistics khai trương văn phòng mới tại Bà Rịa – Vũng Tàu
- ·Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- ·Đa dạng cung cấp thông tin cơ sở cho người dân giúp giảm nghèo về thông tin
- ·Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm
- ·37 dự án tranh tài chung kết cuộc thi khởi nghiệp xanh
- ·Không còn game mô phỏng lá bài được cấp phép tại Việt Nam
- ·‘Cá mập’ Shark Tank giành nhau app chuyển đổi số cho bà con tiểu thương
- ·Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- ·Lừa đảo nở rộ tại Việt Nam do lộ lọt dữ liệu cá nhân
- ·Huawei Cloud tiếp sức nền kinh tế số Việt Nam
- ·Quảng Ninh số hoá hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính thuận lợi nhất cho dân
- ·Ngày 3/1: Giá cao su thế giới đồng loạt giảm, trong nước đi ngang
- ·Diễn đàn Metaverse Việt Nam 2023: Để doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam