【c1 tối qua】10 luật có hiệu lực từ ngày 1
Từ ngày 1-1-2016, 10 luật sẽ có hiệu lực pháp luật, gồm: Luật Hộ tịch, Luật Căn cước công dân, Luật tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Kiểm toán Nhà nước và Luật Nghĩa vụ quân sự. Báo Bình Dương xin điểm qua một số nội dung chính của các luật này.
Từ ngày 1-1-2016, Luật Căn cước có hiệu lực, thẻ căn cước công dân có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Thẻ căn cước (ảnh)được sử dụng thay cho hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau
*Luật Hộ tịch gồm 7 chương và 77 điều quy định về hộ tịch; quyền, nghĩa vụ, nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch; Cơ sở dữ liệu hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch.
Luật cho phép người dân có quyền lựa chọn phương thức thuận tiện, phù hợp để yêu cầu đăng ký hộ tịch như việc gửi hồ sơ trực tiếp, qua bưu chính hoặc thông qua hệ thống đăng ký trực tuyến; Luật còn quy định cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan đăng ký hộ tịch cho mình mà không phụ thuộc vào nơi cư trú như trước đây. Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Khi đăng ký hộ tịch, người dân được cấp trích lục hộ tịch. Đối với một số việc hộ tịch quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân là khai sinh, kết hôn, Luật Hộ tịch quy định sau khi đăng ký người dân vẫn được cấp bản chính giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn.
Luật quy định xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để lưu giữ thông tin hộ tịch của cá nhân; đồng thời kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
*Luật Căn cước có 6 chương, 39 điều quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân; thẻ căn cước công dân và quản lý thẻ căn cước công dân; bảo đảm điều kiện cho hoạt động quản lý căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân; trách nhiệm quản lý căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Luật lấy tên gọi của giấy tờ về căn cước công dân là thẻ căn cước công dân để thay cho tên gọi chứng minh nhân dân như hiện nay. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp căn cước công dân. Thẻ căn cước công dân có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Thẻ này được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
*Luật Tổ chức Quốc hội gồm 7 chương, 102 điều, quy định vị trí, chức năng của Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Luật xác định chức danh Tổng Thư ký Quốc hội thay thế cho Đoàn thư ký kỳ họp. Tổng Thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Tổng Thư ký có trách nhiệm tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội. Tổng Thư ký là đại biểu Quốc hội đồng thời giữ vai trò là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động của Văn phòng Quốc hội.
*Luật Tổ chức Chính phủ có 7 chương, 50 điều, quy định vị trí, chức năng của Chính phủ; cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ; nhiệm kỳ của Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ; nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ.
*Luật Tổ chức chính quyền địa phương gồm 8 chương, 143 điều quy định về đơn vị hành chính và tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính.
*Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với 8 chương, 41 điều quy định về quyền, trách nhiệm, tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước, nhân dân và các tổ chức; điều kiện bảo đảm hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
*Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu thụ đặc biệt đã sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 1; khoản 2 Điều 3; đoạn đầu Điều 6 và Điều 7 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thuế suất đối với mặt hàng thuốc lá, Luật quy định tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ ngày 1-1-2016 tăng từ 65% lên 70%; từ ngày 1-1-2019 tăng từ 70% lên 75%. Đối với rượu từ 20 độ trở lên: Áp dụng thuế suất 55% từ ngày 1-1-2016; 60% từ ngày 1-1-2017; 65% từ ngày 1-1-2018. Đối với rượu dưới 20 độ: Áp dụng thuế suất 30% từ ngày 1-1-2016 và 35% từ ngày 1-1-2018. Đối với bia, từ ngày 1-1-2016 tăng 50% lên 55%; từ ngày 1-1-2017 là 60% và từ ngày 1-1-2018 là 65%.
*Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) có 9 chương, 125 điều quy định chế độ, chính sách BHXH; quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến BHXH, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan BHXH; quỹ BHXH; thủ tục thực hiện BHXH và quản lý nhà nước về BHXH.
Luật mở rộng thêm các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: Người lao động (NLĐ) có hợp đồng lao động từ 1 - 3 tháng; NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động được cơ quan thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ và người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn…
Theo luật, lao động nam có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 ngày làm việc trong trường hợp sinh thường; 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi. Vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc; trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Luật cũng quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp lao động nữ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai chỉ cần đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.
Luật quy định NLĐ được bảo lưu thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện để hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động. Trường hợp NLĐ tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần. Mức lương BHXH một lần đối với người tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện được tính theo số năm đã đóng BHXH: 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; 2 tháng mức bình quân tiền lương đóng BHXH cho những năm từ năm 2014 trở đi.
*Luật Kiểm toán Nhà nước gồm 9 chương, 73 điều quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Kiểm toán Nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán viên Nhà nước; quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hoạt động kiểm toán Nhà nước.
*Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) gồm 9 chương, 62 điều quy định về NVQS; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách trong việc thực hiện NVQS.
Luật quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đến hết 27 tuổi đối với công dân đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ để học chương trình đào tạo đại học, cao đẳng.
Luật quy định chỉ tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với đối tượng là học sinh phổ thông, sinh viên đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo; quy định rõ hơn đối với trường hợp công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. Đối với học sinh đang học phổ thông, sinh viên đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp sẽ được gọi nhập ngũ. Đối với công dân đang học tập tại các trường hoặc trúng tuyển vào các trường thuộc cơ sở giáo dục không thuộc đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ thì được gọi nhập ngũ và bảo lưu kết quả, sau khi hoàn thành NVQS tại ngũ sẽ được tiếp nhận để học tập. Luật còn bổ sung quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với con của người nhiễm chất độc da cam bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%...
XUÂN LẠC(tổng hợp)
(责任编辑:Thể thao)
- ·Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN
- ·Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- ·Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- ·Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1: Tin vào cửa trên
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9
- ·Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- ·Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- ·Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- ·Vỡ nợ thẻ tín dụng của Mỹ cao kỷ lục
- ·iPhone 8, iPhone 7S đang được đưa vào sản xuất hàng loạt
- ·Syngenta Việt Nam tặng 2 điểm trường và 4 mái ấm trị giá hơn 1 tỷ đồng
- ·Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- ·Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025