【bóng đá số.net】Dự thảo nghị quyết đã mở rộng nhóm đối tượng được áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù
Tại buổi thảo luận. Ảnh: quochoi.vn |
Các đại biểu tập trung cho ý kiến về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các nguyên tắc tiêu chí lựa chọn dự án, thẩm quyền thực hiện đầu tư dự dự án quốc lộ, cao tốc đi qua các địa phương, về tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, cơ chế đặc thù áp dụng đối với các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương.
Điều hành phiên thảo luận, Trưởng đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng Lê Tiến Châu cho biết: Tờ trình và dự thảo nghị quyết đề cập đến các vấn đề cụ thể nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn trong thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng giao thông đường bộ; đồng thời chia sẻ từ thực tiễn triển khai dự án của các địa phương nhận thấy đề xuất như Tờ trình của Chính phủ là phù hợp.
Các ĐBQH cho rằng, việc trình Quốc hội ban hành nghị quyết này là đúng thẩm quyền và đáp ứng yêu cầu thực tế; đồng thời đề nghị tiếp tục rà soát một số nội dung của dự thảo nghị quyết, báo cáo làm rõ để tăng tính thuyết phục. Đồng thời, cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành nghị quyết nhằm tháo gỡ vướng mắc trong các dự án giao thông đường bộ cụ thể, qua đó, góp phần thúc đẩy thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, đổi mới mạnh mẽ phân cấp, phân quyền, ủy quyền và nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thu hút tối đa nguồn lực đầu tư, đa dạng hóa các hình thức huy động, nhất là các nguồn lực ngoài nhà nước.
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu phát biểu ý kiến tại buổi thảo luận. Ảnh: quochoi.vn |
Tham gia cho ý kiến về cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thị Sửu cho biết, dự thảo nghị quyết trình lần này đã mở rộng nhóm đối tượng được áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù này ngoài đối tượng là nhà thầu, nay bổ sung thêm đối tượng là nhà đầu tư.
Liên quan đến Điều 7 dự thảo Nghị quyết quy định: "Nhà đầu tư, nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án hạ tầng giao thông đường bộ", đại biểu Nguyễn Thị Sửu đề nghị phân tích làm rõ việc áp dụng cơ chế này cho hai đối tượng khác nhau, cần làm rõ sự cần thiết cũng như việc áp dụng cơ chế này đối với nhà đầu tư, có gì khác so với các nhà thầu thi công.
Đối với quy định: “Nhà đầu tư, nhà thầu thi công có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường; chịu sự quản lý, giám sát đối với việc khai thác, sử dụng khoáng sản; nộp thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật có liên quan về thuế, phí, pháp luật về bảo vệ môi trường”, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, quy định này chưa đầy đủ bởi thực tế việc khai thác khoáng sản cho thấy hậu quả để lại sau khai thác là rất lớn. Do đó, khi quy định áp dụng cơ chế đặc thù này cũng cần quy định nghĩa vụ một cách chặt chẽ. Theo đó, cần có chế tài xử lý đối với trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện nghĩa vụ để ràng buộc trách nhiệm trong bảo vệ môi trường. Quan điểm trên của đại biểu Nguyễn Thị Sửu cũng là ý kiến của một số đại biểu khác tại tổ.
Trước đó, trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, dự thảo Nghị quyết gồm 10 Điều với nội dung chính gồm 5 nhóm chính sách.
Thời gian qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Quốc hội, Chính phủ đã đẩy mạnh việc đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đến nay đã đưa vào khai thác sử dụng nhiều công trình trọng điểm, hiện đại như các tuyến cao tốc: Bắc Giang - Lạng Sơn, Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Móng Cái, La Sơn - Túy Loan, thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, các cầu lớn như Tân Vũ - Lạch Huyện, Bạch Đằng, Nhật Tân, Cao Lãnh, Vàm Cống... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai áp dụng các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ đã bộc lộ, phát sinh một số quy định cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình, nhằm khơi thông nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư công vào lĩnh vực giao thông đường bộ, là một trong những lĩnh vực hạ tầng quan trọng quốc gia.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·Hoa hậu Lê Âu Ngân Anh hôn ông xã trong lễ vu quy
- ·Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 Đoàn Thiên Ân từng bị miệt thị vì nặng 75kg
- ·Á hậu Bảo Ngọc nổi bật trong phần thi bikini tại Hoa hậu Liên lục địa 2022
- ·Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- ·Thiên Ân gây ấn tượng tại vòng phỏng vấn Miss Grand International 2022
- ·Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh hôn chồng thiếu gia thắm thiết trong lễ rước dâu
- ·Hoa hậu Thiên Ân: 'Tức giận hay bất bình không thể làm thay đổi kết quả'
- ·Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- ·Hé lộ địa điểm tổ chức đám cưới của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh
- ·Nhận định, soi kèo Ponferradina vs Sociedad, 21h30 ngày 5/1: Đẳng cấp vẫn hơn
- ·Khi vương miện hoa hậu được ngã giá bằng tiền
- ·BTC Miss Grand Vietnam 2022 điều chỉnh màn thí sinh hô tên trong đêm chung kết
- ·Đoàn Thiên Ân: 'Phần trình diễn của tôi không tệ đến mức bị loại khỏi top 10'
- ·Lấy vi phạm để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!
- ·Thiên Ân gây ấn tượng tại vòng phỏng vấn Miss Grand International 2022
- ·BTC Miss Grand Vietnam 2022 điều chỉnh màn thí sinh hô tên trong đêm chung kết
- ·Hoa hậu Thùy Tiên bị kiện
- ·Đề xuất phạt người bắt ốc trong vườn quốc gia Côn Đảo hơn 137 triệu đồng
- ·Sở TT&TT TP.HCM làm việc với chủ tài khoản vu khống Thùy Tiên