【bxh bd trung quoc】Người dân vùng biên thả trăm con trâu qua đêm giữa đồng, không sợ trộm
Người dân vùng biên thả trăm con trâu qua đêm giữa đồng,ườidânvùngbiênthảtrămcontrâuquađêmgiữađồngkhôngsợtrộbxh bd trung quoc không sợ trộm
Nguyễn Cường(Dân trí) - Cuộc sống bình yên, an ninh đảm bảo, người dân vùng biên giới Đồng Tháp đã an tâm thả hàng trăm con trâu ăn đêm giữa đồng mà không cần canh giữ.
Sông Sở Thượng là biên giới tự nhiên giữa tỉnh Đồng Tháp của Việt Nam với tỉnh Pray Veng, Campuchia. Trước đây tình hình vượt biên qua con sông này rất phức tạp, một số đoạn biên giới được coi là điểm nóng buôn lậu, ma túy.
Tuy nhiên nhiều năm gần đây, nhờ sự mạnh tay của các lực lượng chức năng, trong đó có chủ trương đưa cán bộ công an chính quy về cấp xã, an ninh trật tự vùng biên Đồng Tháp đã được đảm bảo, nhiều xã đã gần như không còn ghi nhận tội phạm.
Công an chính quy về xã đẩy tội phạm ra khỏi đời sống người dân
Đại tá Trần Thanh Phương, Trưởng Công an huyện Hồng Ngự cho biết, thực hiện chủ trương đưa cán bộ công an chính quy về cấp xã, đến nay công an các xã, thị trấn trong huyện đều đảm bảo có 1-2 điều tra viên giữ vị trí lãnh đạo và phụ trách hình sự.
Công an huyện Hồng Ngự cũng phối hợp với các lực lượng trên địa bàn, cùng lực lượng của Campuchia ở bên kia biên giới thực hiện nhiều hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy, xây dựng vùng biên "an ninh, an toàn, an dân". Đến nay, 10/10 xã của huyện đều đạt chuẩn an toàn về an ninh trật tự.
"Việc triển khai lắp camera an ninh trên các tuyến đường chính, các tuyến đường ra vào khu dân cư cũng đã phát huy tác dụng rất lớn. Nhiều vụ án trộm cắp không có manh mối nào, nhưng qua rà soát hình ảnh từ camera an ninh, tội phạm bị phát hiện và bắt giữ nhanh chóng. Sự xuất hiện của camera an ninh cũng có tác dụng răn đe rất lớn, khiến tội phạm không dám thực hiện hành vi", ông Phương cho biết thêm.
Hơn 10 năm về phụ trách xã biên giới, Trung tá Dương Trung Tính (Trưởng Công an xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự) khẳng định nơi này ngày nay đã bình yên hơn rất nhiều, không còn dấu vết của một điểm nóng vượt biên trước đây.
Để có được kết quả này, ông Tính cho biết lực lượng công an đã triển khai nhiều mô hình bảo vệ an ninh, trong đó nổi bật là việc xây dựng Tổ nhân dân tự quản phòng chống ma túy, buôn lậu, xuất nhập cảnh trái phép. Công an xã thường xuyên đi tuần tra, xuống từng xóm ấp để nắm tình hình, thực hiện nhiều hoạt động gắn kết, tuyên truyền cổ vũ nhân dân bảo vệ an ninh trật tự cơ sở.
Cuộc sống bình yên, không sợ trộm cắp
Nhà ông Lê Văn Vững (46 tuổi) cách bờ sông Sở Thượng chỉ vài km. Từ thời ông, cha của ông Vững đều đã làm nghề len trâu (chăn thả trâu trên những cánh đồng biên giới). Giờ đây ông Vững và anh trai tiếp tục kế nghiệp, mỗi người có vài chục con và nhận chăn trâu thuê cho nhiều người khác.
Ông Vững kể, trước đây len trâu rất khó nhọc và nguy hiểm. Vì đặc thù ở vùng biên giới, đường đi khó khăn, thông tin hạn chế, tình trạng trộm trâu xảy ra rất nhiều. Nếu kẻ trộm lùa trâu qua sông Sở Thượng coi như mất.
Tuy nhiên ông Vững cũng cho rằng những năm gần đây việc chăn trâu nhàn hơn bất kỳ việc gì khác. Cánh đồng nào có cỏ chỉ cần gọi điện thoại là biết, đường đi dễ dàng, không còn cảnh lùa trâu bơi sông, lội ruộng. Hơn nữa, khoảng 10 năm nay ông Vững không bị mất con trâu nào.
"Ngày xưa ban đêm phải đặt chõng nằm ngay chỗ trâu nghỉ, thế mà vẫn mất. Có gia đình xui rủi, bị trộm lùa mất cả đàn trâu. Nhưng bây giờ anh em tôi thả trâu ra đồng rồi cứ thế đi làm việc khác, đêm thì về nhà ngủ.
Có khi thả trâu cách nhà 40km nhưng vẫn an tâm. Giờ chỉ sợ sâu phá vườn người ta, chứ không còn sợ trộm. Người chăn trâu chỉ lo tìm đồng có cỏ, không còn nguy hiểm như hồi trước", ông Vững chia sẻ.
Ông Lê Quốc Hoàng (46 tuổi) tuy có nghề nghiệp khác, nhưng mỗi năm sau mùa gặt lại bỏ vốn mua vài chục con trâu về thả. Ông Hoàng cho biết tiền lãi từ việc thả trâu ăn hoang trong vài tháng có thể đến 20% tiền vốn.
"Năm nào tôi cũng lãi mấy chục triệu đồng. Trâu thả như vậy không tốn kém gì cả, cũng không cần trông giữ. Mười năm nay tôi không mất con trâu nào, cũng không nghe ai nói chuyện bị trộm trâu", ông Hoàng nói.
Trên cánh đồng biên giới tỉnh Đồng Tháp, có hàng chục người chăn trâu, đàn trâu hàng trăm con. Hàng ngày, người chăn chỉ lùa trâu ra đồng rồi họ đi về, nhờ an ninh trật tự đảm bảo nên không ai lo lắng trâu bị trộm.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Trèo lên mái tôn nhặt bóng, một học sinh bị điện giật tử vong
- ·Hội nghị tập huấn “Những vấn đề cơ bản đặt ra đối với văn học, nghệ thuật trước yêu cầu mới”
- ·16 học viên tham gia lớp bồi dưỡng thẩm định ảnh nghệ thuật
- ·Phim tài liệu của Việt Nam News giành giải Nhất LHP phim ngắn của Mỹ
- ·Các trường hợp được thanh toán bảo hiểm y tế 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú
- ·Nhiều hoạt động văn hóa trong Ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc
- ·Chậm một chút để an toàn
- ·Phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một: Nỗ lực phát triển đờn ca tài tử
- ·Google Photos tròn 1 tuổi, 24 tỉ ảnh “tự sướng”
- ·Tạo không gian nghệ thuật gốm sứ trong không gian công cộng
- ·Phần mềm máy tính chuyển tín hiệu não thành lời nói
- ·Một mùa lễ hội ý nghĩa, thân thiện và lắng đọng
- ·Khai mạc Hội chợ nông nghiệp và triển lãm sinh vật cảnh TP.Dĩ An
- ·Lễ hội Điện Huệ Nam
- ·Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh
- ·Liên hoan các nhóm nhảy trong chương trình sân chơi đường phố: Sôi động và hấp dẫn
- ·Bình Dương có thêm 2 Nghệ nhân ưu tú
- ·Cô gái 17 tuổi bị giết vì 50 triệu đồng?
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
- ·34 giờ truy bắt kẻ giết, phân xác cô gái 17 tuổi ở Hà Nội