【keo chau á】Đất vàng bỏ hoang: Dọa thu hồi rồi để đấy
Đất vàng bỏ hoang
Nằm tại vị trí trung tâm nối giữa khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính với đường vành đai 3, Dự án công viên Nhân Chính đã nhiều năm qua, khu đất vẫn chỉ là bãi đất hoang vu, lầy lội, đầy rẫy kim tiêm và rác thải.
Năm 2008, UBND TP. Hà Nội chấp thuận về mặt nguyên tắc cho CTCP Tập đoàn Vina Megastar được làm chủ đầu tư dự án, với tổng vốn đầu tư lên đến 2.596 tỷ đồng. Sau nhiều lần rậm rịch khởi công, chủ đầu tư vẫn chưa thể triển khai được dự án, khiến khu đất bị lấn chiếm và sử dụng sai mục đích. Do vậy, Thành phố đã có chủ trương thu hồi dự án này.
Nhiều khu đất vàng sau nhiều lần kiến nghị thu hồi vẫn chưa thực hiện được |
Ngày 13/5/2013, Ocean Group đã có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội, xin giao dự án Công viên Hồ điều hòa Nhân Chính cho OceanGroup làm chủ đầu tư nhưng chưa có văn bản trả lời. Dự án công viên Nhân Chính là một trong số nhiều dự án ở vị trí đất vàng tại Hà Nội đang bỏ hoang phí.
Mới đây nhất, cuối tháng 9, UBND TP Hà Nội ra quyết định thu hồi gần 12.633m 2 đất thuộc 2 dự án bất động sản chậm triển khai để ưu tiên đầu tư xây dựng trường học, nhà văn hóa. Hai dự án bất động sản bị UBND TP Hà Nội thu hồi đất lần này cùng nằm trên địa bàn quận Ba Đình và là hai địa chỉ dự án treo hơn 14 năm.
Hàng loạt dự án tiếp tục bị bỏ hoang như: ô đất ký hiệu D23, rộng trên 5.000 m2 thuộc Khu đô thị mới Cầu Giấy của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (bỏ hoang từ năm 2008); ô đất mang ký hiệu BĐX, CXTT rộng trên 9.000 m2 thuộc Khu đô thị Mễ Trì Hạ (huyện Từ Liêm) của CTCP Tu tạo và Phát triển nhà; ô đất ký hiệu CC1, rộng 7.463 m2, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình II (huyện Từ Liêm) của Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị (nay là Tổng công ty Phát triển nhà và đô thị)…
Theo khảo sát, trên địa bàn thành phố, rất nhiều dự án treo tới tận 10 năm trời vẫn chưa triển khai. Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các sở, ngành liên quan có biện pháp xử lý đối với 131 dự án chậm triển khai trên địa bàn, nhưng đến thời điểm này, số dự án có quyết định thu hồi vẫn chưa “thấm” vào đâu.
Khó xử lý thu hồi
Theo các chuyên gia, việc thu hồi đất vàng đang gặp nhiều khó khăn do hiện nay nhiều chủ đầu tư không còn tiềm lực, bên cạnh đó việc cho phép chuyển đổi sử dụng mặt bằng khu đất kinh doanh lĩnh vực khác lại mâu thuẫn phép sử dụng mặt bằng khu đất kinh doanh lĩnh vực khác lại mâu thuẫn với quy định về mục đích sử dụng đất, quy hoạch.
Mặt khác, theo quy định, nếu dự án chưa đầu tư xây dựng công trình mà để đất hoang kéo dài thì có thể thu hồi được. Còn nếu chủ đầu tư đã khởi công xây dựng dở dang rồi để đấy thì rất khó xử lý...
Khu vực nội đô còn nhiều dự án bỏ hoang |
Theo GS Đặng Hùng Võ, việc khu hồi các khu đất vàng gặp khó khăn do các chủ đầu tư không chịu trả lại. “Đất vàng luôn được dư luận quan tâm bởi họ luôn đặt ra câu hỏi tại sao lại giao cho ông này mà không giao cho ông kia, tại sao lại chậm triển khai nên dư luận sốt ruột. Chính vì thế động lực giải quyết với đất vàng cũng áp lực hơn. Việc thu hồi đất cũng tương tự như các dự án thông thường”, ông Võ cho biết.
Liên quan tới kiến trúc, quy hoạch, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm lý giải, các chủ đầu tư không trả lại dự án liên quan tới việc thủ tục họ làm đầy đủ nội dung đầu tư xây dựng, quy mô xây dựng căn cứ vào quy hoạch 1998.
Sau khi mở rộng, Hà Nội định hướng mới, theo đó khu vực nội đô lịch sử hạn chế xây dựng cao tầng. Khoảng 240 dự án cao tầng bị dừng và ngay cả việc chuyển đổi các chợ sang trung tâm thương mại cũng đang xem xét lại. Những dự án nào đầy đủ pháp lý thực sự triển khai rồi thì cho phép xây dựng tiếp, còn những dự án cả chục năm nay vẫn chưa có động tĩnh gì thì buộc phải thu hồi. Hiện, Hà Nội vẫn chưa ra được quy chế quản lý toàn bộ thành phố, nên vẫn thiếu cơ sở pháp lý.
Theo ông Nghiêm, rất khó định giá các khu đất vàng do hiện nay đã có sự điều chỉnh về giá. Việc thu hồi cần đảm bảo lợi ích hài hòa giữa chủ đầu tư và cơ quan nhà nước. Luật đất đai vẫn khẳng định, đất đai là sở hữu toàn dân nhưng cái mới quyền sử dụng đất là tài sản. Các chủ đầu tư đang kỳ vọng vào nét đổi mới của luật đất đai, sau đó là 7 nghị định kèm theo. Bên cạnh đó, giá đất cũng điều chỉnh hàng năm và có hội đồng định giá, nên các chủ đầu tư đang chờ đợi gì đó.
Ông Võ đưa ra kiến nghị, biện pháp tốt nhất các nước áp dụng với dự án đầu tư chậm hoặc có vẻ như không muốn đầu tư mà chuyển nhượng, là dùng biện pháp đánh thuế. Mỗi năm không sử dụng thuế cao gấp đôi, gấp ba, nhà đầu tư xót tiền tự giải quyết. Điều này sẽ tốt hơn là cơ chế nhà nước can thiệp đều khó, nhất đất vàng họ đã nộp giá trị sử dụng đất khá cao rồi, xử lý như thế nào đúng là rất khó.
“Đất vàng có vị trí tiềm năng cao, chắc chắn xử lý phức tạp hơn, theo luật cơ quan nhà nước phải cương quyết hơn, bỏ lợi ích tư nhân ra ngoài, công tâm mới có thể làm nhanh được”, ông Võ nói.
Duy Anh (Vietnamnet)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?
- ·Giảm giá xăng 136 đồng/lít từ 15 giờ hôm nay
- ·Tin tức mới cập nhật 24h ngày 5/10/2015
- ·Chữa chó cắn nhanh chóng, hiệu quả
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Cứu hai người thoát đám cháy nhà trong hẻm ở trung tâm TPHCM
- ·Đường sắt mở bán vé tàu dịp lễ Quốc khánh 2/9
- ·Người dân phấn khởi, vui mừng khi nhận lương hưu theo mức mới
- ·Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- ·Bỏ tiền mua chất lượng giáo dục!
- ·Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường
- ·Nam giáo viên tử vong trong tư thế treo cổ tại nhà riêng
- ·Khủng bố IS và những tin tức mới cập nhật ngày 16/10/2015
- ·Thành tựu khoa học nổi bật của ngành Y giúp giảm tỷ lệ chảy máu ngoại tệ
- ·Biển số ô tô 65A
- ·Lái trực thăng đến trường để có thêm thời gian 'ngủ nướng'
- ·Tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 7/10
- ·Chi tiết áp dụng lương tối thiểu vùng tăng từ 1/7
- ·Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
- ·Gây tai nạn chết người ở An Giang rồi mang xe lên TPHCM sửa hòng xoá dấu vết