【pumas unam vs】Trí tuệ lỗi lạc, lý luận uyên bác
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Cuộc đời hoạt động cách mạng oanh liệt của đồng chí luôn toát lên một trí tuệ lỗi lạc, một niềm tin và nghị lực mãnh liệt, là tấm gương mẫu mực về phẩm chất cao quý của người cộng sản.
Tư duy chính trị nhạy bén
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9/7/1912 trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống khoa bảng ở làng Phù Khê, xã Phù Khê, huyện Từ Sơn (nay là phường Phù Khê, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Năm 1927, đồng chí tham gia tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và các phong trào vận động quần chúng đấu tranh chống áp bức, bóc lột của đế quốc và tay sai.
Khi Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời (tháng 6/1929), đồng chí trở thành đảng viên của Đảng và được phân công phụ trách các chi bộ ở Cẩm Phả, Cửa Ông. Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập (ngày 3/2/1930), đồng chí được cử làm Bí thư Đặc khu Hòn Gai - Uông Bí. Trong quãng thời gian từ tháng 2/1931 đến giữa năm 1936, đồng chí bị thực dân Pháp bắt, kết án tù khổ sai và bị đày đi Côn Đảo.
Trước áp lực từ các cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ta và phong trào Mặt trận nhân dân Pháp, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được trả tự do. Ngay sau đó, đồng chí bắt liên lạc với tổ chức Đảng, lập ra Uỷ ban sáng kiến, có vai trò như Xứ uỷ lâm thời Bắc Kỳ. Tại Hội nghị Trung ương Đảng tháng 9/1937, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được cử vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Tháng 3/1938, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.
Trên cương vị Tổng Bí thư, đầu tháng 9/1939, nhận thấy phương pháp, lực lượng tiến hành cách mạng cần có những điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến tình hình thực tế, đồng chí triệu tập và chủ trì Hội nghị mở rộng Xứ uỷ Bắc Kỳ, phổ biến tình hình và quyết định rút một số cán bộ vào hoạt động bí mật, phân công một số cán bộ xứ uỷ và Thành uỷ Hà Nội đi xây dựng căn cứ ở các địa bàn chiến lược, chuẩn bị cơ sở cho cuộc đấu tranh vũ trang khi có điều kiện.
Vào đầu tháng 11/1939, 2 tháng sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ triệu tập Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định). Hội nghị đã phân tích sâu sắc tính chất Chiến tranh thế giới thứ hai, những chính sách của Pháp, thái độ các giai cấp, tầng lớp xã hội và vạch ra đường lối chính trị của cách mạng Việt Nam trước tình hình mới.
Hội nghị nhận định: “Lúc này ở Việt Nam và Đông Dương, sự thống trị của đế quốc Pháp đã trở thành một chế độ phát xít thuộc địa, thoả hiệp đầu hàng phát xít Nhật. Do đó, giải phóng dân tộc khỏi ách đế quốc, dù là Pháp hay Nhật, trở thành nhiệm vụ cấp bách nhất và là mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Việt Nam. Để phù hợp với tính chất cuộc đấu tranh cách mạng trong giai đoạn mới, phương pháp cách mạng cũng chuyển từ đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai, từ hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật và không hợp pháp, chuẩn bị điều kiện để tiến tới khởi nghĩa vũ trang”.
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ. Ảnh: vov.vn |
Tính kịp thời và đúng đắn về chủ trương thay đổi chiến lược cách mạng của Hội nghị Trung ương 6 (tháng 11/1939) đã được Trung ương Đảng khẳng định tại Hội nghị Trung ương 7 (tháng 11/1940) và bổ sung, hoàn thiện tại Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941). Tinh thần lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng của Hội nghị Trung ương 6 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã đóng góp to lớn để phong trào cách mạng Việt Nam có bước phát triển mới, tiến tới giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Khả năng lý luận sâu sắc và uyên bác
Quá trình hoạt động cách mạng oanh liệt, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ luôn thể hiện khả năng lý luận sâu sắc và uyên bác. Các vấn đề lý luận và thực tiễn được đồng chí giải quyết một cách sáng tạo, nhuần nhuyễn, phù hợp với quy luật vận động khách quan, góp phần làm phong phú kho tàng lý luận của Đảng ta.
Sáng kiến thành lập Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương (tháng 6/1938) đã cho thấy, đồng chí là người nắm vững Chủ nghĩa Mác-Lênin và quan điểm chỉ đạo của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản. Từ sự phân tích khoa học, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và Đảng ta quyết định không áp dụng mô hình Mặt trận bình dân kiểu Pháp, cũng không rập khuôn mô hình Mặt trận dân tộc phản đế của Trung Quốc mà thành lập Mặt trận dân chủ thống nhất. Qua đó vừa đoàn kết được giai cấp công nhân, nông dân; vừa thu hút được trí thức và các lực lượng theo xu hướng cải cách dân chủ khác.
Để làm rõ và thống nhất trong toàn Đảng về quan điểm thành lập Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã viết tác phẩm “Các quyền tự do dân chủ với nhân dân Đông Dương”. Trong tác phẩm này, đồng chí đã đưa ra và giải thích những khái niệm, phạm trù mang tính lý luận sâu sắc như: “Thế nào gọi là tự do dân chủ”, “Tự do dân chủ với dân tộc”, “Tự do dân chủ với giai cấp tư sản”, “Tự do dân chủ với giai cấp vô sản”... Từ việc trả lời những câu hỏi đó, đồng chí kết luận: “Xứ Đông Dương hàng thế kỷ ở dưới chế độ phong kiến, rồi kế đến chế độ thuộc địa áp bức. Chánh sách thuộc địa câu kết với tàn tích phong kiến để thống trị xứ Đông Dương, nên chi dân xứ này chưa được hưởng cái mùi tự do dân chủ của hiện đại... Vậy nhân dân Đông Dương muốn có hưởng các quyền tự do ấy, lẽ tất nhiên phải trải qua tranh đấu”.
Đầu năm 1939, khi nguy cơ Chiến tranh thế giới thứ hai đang đến gần, nhận thấy tình hình quốc tế đang có những chuyển biến bất lợi cho cách mạng, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã sớm đặt vấn đề thay đổi chiến lược của Đảng. Đồng chí đã viết một số bài đăng trên Báo Dân chúng như: “Chung quanh vấn đề Nhật chiếm Hải Nam”, “Cùng ông Nguyễn Văn Sâm, chủ nhiệm Báo Tự do”... Trong các bài báo đó, đồng chí đã phân tích tình hình, vạch rõ nguy cơ chiến tranh phát xít ở châu Á và Đông Dương, đồng thời kêu gọi nhân dân đẩy mạnh đấu tranh hơn nữa để chống chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa phát xít.
Trong giai đoạn 1936-1939, Đảng ta gặp nhiều khó khăn: Kẻ thù luôn tìm cách đàn áp, bọn tờrốtkít khiêu khích, phá hoại, từ đó một số cán bộ, đảng viên của Đảng bộc lộ những khuynh hướng tả khuynh, hữu khuynh trong chiến lược, sách lược, lệch lạc trong nhận thức... Trên phương diện đấu tranh củng cố nội bộ Đảng, tháng 6/1939, với bút danh Trí Cường, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã viết và cho in cuốn “Tự chỉ trích”, đóng góp quan trọng vào công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đồng chí nhấn mạnh: “Dù có sai lầm, có thất bại cũng phải có can đảm mở to mắt ra nhìn sự thật”.
Phê phán những khuynh hướng thiên tả hoặc thiên hữu của một số cán bộ, đảng viên, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ yêu cầu Đảng phải: “Công khai, mạnh dạn, thành thực vạch những nhầm lỗi của mình mà tìm phương châm sửa đổi, chống những xu hướng hoạt đầu thỏa hiệp, như thế không phải làm yếu Đảng mà là làm cho Đảng được thống nhất, mạnh mẽ”. Tác phẩm “Tự chỉ trích” thể hiện tính minh triết trong tư duy chính trị của một lãnh tụ trẻ tuổi có chiều sâu. Phản ánh sự sáng suốt của một tài năng lỗi lạc, dấu ấn đặc biệt của một người cộng sản dù mới chỉ được học tập lý luận chủ yếu trong nhà tù đế quốc, nhưng bằng những hoạt động thực tiễn của mình đã khái quát được những vấn đề lý luận cách mạng hết sức sâu sắc, mang tính thời đại và còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
Không quản ngại gian khổ, hiểm nguy, thông qua thực tiễn đấu tranh để rèn luyện, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa thực tế phong phú với lý luận khoa học, giải quyết đúng đắn những yêu cầu của cách mạng đề ra, nhất là trong những hoàn cảnh khẩn trương, phức tạp. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần bảo vệ Đảng, bảo vệ khối đoàn kết thống nhất trong Đảng, phát huy tự phê bình và phê bình để xây dựng Đảng vững mạnh, giữ vững vai trò tiên phong của Đảng, làm cho Đảng thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động.
Tiếc rằng, giữa lúc phong trào cách mạng của dân tộc đang bước vào thời kỳ mới, ngày 18/1/1940, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ bị địch bắt và kết án tử hình. Tuy tuổi đời và sự nghiệp cách mạng không dài nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã để lại cho Đảng và dân tộc ta bài học vô cùng quý giá về lý tưởng cộng sản, về tinh thần học tập, rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ. Đồng chí là một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, ý chí chiến đấu mãnh liệt vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân./.
Theo Quân đội nhân dân
(责任编辑:World Cup)
- ·Hơn 25.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt theo Nghị định 168 trong 2 ngày đầu năm
- ·Khai trừ Đảng ông Phạm Xuân Thăng, 3 Ủy viên Trung ương thôi tham gia BCH
- ·Học sinh Hà Nội đi xe phân khối lớn ra đường, phụ huynh 'đầu trần' phóng vun vút
- ·Thủ tướng: Ngành Công an cần ưu tiên nhân lực chất lượng cao về chuyển đổi số
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận phương án tăng lương công chức, viên chức
- ·Ứng phó bão Noru (bão số 4): Đường sắt dừng, hàng không chằng néo neo đậu
- ·Vụ sập nhà chết người ở Quảng Trị: Bố trí tái định cư nhưng người dân không ở
- ·Xử lý các dự án điển hình để cảnh tỉnh, răn đe
- ·Xác minh lai lịch bảy thi thể trôi dạt ở Phú Quốc
- ·Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- ·Chủ tịch nước và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đi dạo ven hồ Gươm, xin chữ thầy đồ
- ·Cận cảnh những chung cư ở Hà Nội vi phạm phòng cháy, vừa bị đình chỉ hoạt động
- ·Thường trực Ban Bí thư gặp cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia
- ·Tập 2 truyện tranh 'Tàn lửa' tiếp nối câu chuyện về niềm tin
- ·Cảnh cáo ‘ông lớn' giao thông thi công cao tốc Mỹ Thuận
- ·Phổ Yên chuyển mình lên thành phố, trở thành đô thị xanh, thông minh, năng động
- ·Thủ tướng: Chính phủ đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu lên 1,8 triệu đồng
- ·Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- ·Chủ tịch, nguyên Chủ tịch Đà Nẵng bị kỷ luật do sai phạm trong phòng chống dịch