【1-1.5 là kèo gì】Những điển hình tiên tiến
Thầy Phan Văn Việt, Hiệu trưởng, Bí thư Chi bộ Trường THPT Phan Ngọc Hiển, chia sẻ: “Phong trào xây dựng Nhà Nhân ái là sự sẻ chia, tri ân. Việc đóng góp nhỏ này đã và sẽ trở thành việc giáo dục nhân cách mà hiện nay đang rất cần ở các em học sinh”.
Năng động các phong trào
Nguyễn Ngọc Hân sinh năm 1980, giáo viên bộ môn Ðịa lý, Bí thư Ðoàn Trường THPT Phan Ngọc Hiển (huyện Năm Căn) là 1 trong 2 Bí thư Ðoàn trường tỉnh Cà Mau và của 32 đơn vị trường THPT toàn quốc được tham dự Lễ Tuyên dương Bí thư Ðoàn tiêu biểu năm 2015.
Rời giảng đường đại học, thầy Hân về nhận công tác ở Trường THPT Phan Ngọc Hiển năm 2005. Ngoài công tác chuyên môn, thầy được Chi bộ nhà trường phân công làm Phó Bí thư Ðoàn trường. Năm sau là Bí thư Ðoàn. Cứ như một người lính, thầy giáo trẻ Ngọc Hân nói: "Cờ đã nằm trong tay, thì xung phong ra trận, chần chờ gì, đem hết sức mình mà cống hiến”.
Anh Nguyễn Ngọc Hân (áo trắng), Bí thư Ðoàn Trường THPT Phan Ngọc Hiển, huyện Năm Căn trong lễ bàn giao Nhà Nhân Ái. |
Xác định công tác Ðoàn là giáo dục lý tưởng cho đoàn viên, thanh niên, mỗi năm học, phong trào hoạt động Ðoàn trường được "gắn nhãn" cho một chủ đề. Những ý tưởng mà thầy Ngọc Hân đề xuất, được Chi bộ, Ban Chấp hành Ðoàn trường đánh giá cao và nhanh chóng áp dụng.
Với thầy Hân, phong trào xây dựng Nhà Nhân ái được ghi dấu ấn nổi bật nhất trong các hoạt động Ðoàn. Với mục đích hỗ trợ xây dựng nhà cho giáo viên trường khi về hưu còn khó khăn về nhà ở và cách làm "góp gió thành bão" (mỗi học sinh, đoàn viên đóng góp 2.000 đồng/tuần), trong 5 năm, đã bàn giao 3 căn Nhà Nhân ái, với tổng số tiền đóng góp 105 triệu đồng. Theo kế hoạch, năm học 2016-2017 sẽ xây dựng thêm 2 căn nhà nữa.
Thầy Phan Văn Việt, Hiệu trưởng, Bí thư Chi bộ Trường THPT Phan Ngọc Hiển, chia sẻ: “Phong trào xây dựng Nhà Nhân ái là sự sẻ chia, tri ân. Việc đóng góp nhỏ này đã và sẽ trở thành việc giáo dục nhân cách mà hiện nay đang rất cần ở các em học sinh”.
Mỗi phong trào, hoạt động Ðoàn là một bài học thực tế, thầy Hân đã nhen nhóm ngọn lửa nhiệt huyết trong thanh niên, như kỹ năng mềm, giúp các em tiếp tục hoàn thiện mình.
Qua 11 năm công tác, bảng thành tích của thầy càng dày thêm: 3 năm liền là giáo viên giỏi vòng trường, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp tỉnh và được Ban Chấp hành Trung ương Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng bằng khen vì có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác Ðoàn và phong trào thanh niên. Năm 2011, thầy được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Nhạy bén như cựu chiến binh Phạm Văn Nhiều
Xuất ngũ với đôi bàn tay trắng, nhưng cựu chiến binh Phạm Văn Nhiều (Hai Nhiều, sinh năm 1949, ấp Kinh Mới, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn) đã trở thành tấm gương đảng viên tiêu biểu. Năm 2012, ông được tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Ðảng. Năm 2013, ông được dự hội nghị tuyên dương gia đình văn hoá tiêu biểu tại Hà Nội. Năm 2016, ông được tập thể Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh xã Hàm Rồng đề nghị UBND tỉnh tặng bằng khen hội viên sản xuất giỏi.
Ông kể: “Năm 1978, vừa tham công tác tại địa phương, tôi vừa khai phá rừng làm rẫy để ổn định cuộc sống. Tính ra mảnh đất 12,4 ha đang canh tác đã nhẫm dấu chân tôi. Ðất đã không phụ lòng người”.
Nhờ nghiên cứu thời vụ, mỗi đêm xổ vuông, vợ chồng ông Phạm Văn Nhiều và bà La Thị Ngôn thu về từ 10-20 kg tôm, cua. |
Là vùng đất rừng ngập mặn, nhưng ông chủ mảnh đất này không chỉ nuôi tôm, cua mà còn đổ bao mồ hôi, công sức để lên liếp lập vườn trồng hoa màu, cây ăn trái. Gần 200 gốc dừa trên đất bờ vuông đã cho trái. Một số loại cây ăn trái như mít, khế, mãng cầu và nhiều loại hoa màu khác đang xum xuê.
Hoa màu, cây ăn trái chỉ là những thứ cải thiện cuộc sống hằng ngày, cái chính kinh tế gia đình vẫn là nuôi tôm, cua. Thời tiết những năm gần đây khắc nghiệt, ông phải tìm tòi biện pháp giữ được năng suất tôm nuôi.
Năm qua, điều kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhưng ông vẫn giữ mức thu nhập trên 400 triệu đồng từ tôm, cua.
Dù cuộc sống có của ăn của để, 6 người con ăn học thành tài, có cơ ngơi, sự nghiệp nhưng vợ chồng ông vẫn miệt mài lao động. Phó Bí thư Chi bộ ấp Kinh Mới Lê Thanh Dũng nhận xét: “Ở Kinh Mới này, chú Hai Nhiều là biểu tượng của những đảng viên gương mẫu, cựu chiến binh có lối sống mẫu mực, sản xuất hiệu quả. Gia đình chú Hai Nhiều rất nhiệt tình giúp đỡ xóm làng, tham gia đóng góp tích cực vào các nguồn quỹ của địa phương".
Thành công với đề án tách tôm, rừng
Nhìn căn nhà được xây dựng kiên cố khá khang trang, ít ai nghĩ rằng 10 năm trước gia đình ông Liêu Minh Chiến, ấp Kinh Ba, xã Tam Giang Ðông, thuộc diện hộ khó khăn trong ấp. Ðể có được cơ ngơi như ngày hôm nay, ông Chiến cho biết, chính nhờ ông thực hiện mô hình tách tôm ra khỏi rừng.
Với 13 ha đất rừng, năm 2003, khi Nhà nước có chủ trương tách tôm ra khỏi rừng, gia đình ông mạnh dạn áp dụng mô hình này với tỷ lệ 4/6 (diện tích mặt nước nuôi tôm 4 phần, diện tích trồng rừng 6 phần). Với gần 5 ha đất nuôi tôm từ sau tách rừng đến nay chưa năm nào xảy ra nạn tôm bệnh, chết như trước. Nuôi tôm liên tục trúng mùa, thu về trên 150 triệu đồng/năm, đời sống gia đình ông vươn lên khấm khá.
Dù ở vùng rừng ngập mặn nhưng ông Liêu Minh Chiến giữ được một phần đất ngọt hoá để đa canh. |
Ngoài ra, trên cùng diện tích đất nuôi tôm, gia đình ông Chiến còn kết hợp nuôi cua, cá và sò huyết.
Không dừng lại ở đó, với bản tính siêng năng, cần cù, ông còn tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm đào ao nuôi cá nước ngọt, trồng cây ăn trái, hoa màu cải thiện cuộc sống. Ông Chiến cho biết, gia đình ông thu nhập bình quân mỗi năm trên 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, rừng phủ xanh hứa hẹn đến kỳ khai thác sẽ thu về khoản không nhỏ từ cây rừng.
Ngoài ra, ông Chiến còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội do địa phương phát động. Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hộ có hoàn cảnh khó khăn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn với các hội viên hội nông dân và bà con lối xóm.
Hỏi về bí quyết thành công của gia đình, ông Chiến chia sẻ: “Ðiều quan trọng trước tiên là không bỏ đất hoang và phải biết rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết sau những lần thất bại”.
Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp Kinh Ba Nguyễn Văn Thám cho biết: “Ông Chiến là người cần cù chịu khó, ý chí vươn lên rất cao. Gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, con cái học hành đến nơi đến chốn, luôn quan tâm giúp đỡ chòm xóm, nhã nhặn trong ứng xử, tạo sự đoàn kết cao trong Nhân dân”.
Với những kết quả đạt được trong quá trình lao động sản xuất, ông Liêu Minh Chiến nhiều năm liền đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh, huyện. Ông cũng được UBND huyện Năm Căn tặng giấy khen gia đình văn hoá tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2007-2012. Năm 2016, ông Chiến vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”./.
Bài và ảnh: Như Huỳnh - Kim Hậu - Thanh Vũ
(责任编辑:La liga)
- ·Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- ·VN30 lại đỏ sàn
- ·Vợ chồng Becks tắm nắng, đọc sách trên du thuyền 16 triệu bảng
- ·Sumitomo Life trở thành cổ đông chiến lược của Bảo Việt
- ·Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, Ninh Bình đề xuất mở rộng lên 6 làn xe
- ·27,4 triệu lượt phương tiện lưu thông trên các tuyến cao tốc của VEC
- ·TP.HCM: Doanh nghiệp khó khăn, nợ thuế tăng mạnh
- ·Vượt qua sự phản đối của gia đình, cặp đôi kết hôn ở tuổi 62
- ·Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- ·Ngôn tình gửi vợ của huyền thoại cầu lông Lee Chong Wei
- ·Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- ·Kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của BTV Đảng uỷ Bộ Tài chính
- ·TP. HCM “đặt hàng” phát triển công nghệ tế bào gốc
- ·TPHCM triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thu NS những tháng cuối năm
- ·Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- ·8X mở quán cơm từ thiện 2.000 đồng/suất ở Gia Lai
- ·Chế biến suất ăn cho học sinh từ thực phẩm an toàn
- ·Bắc Giang: Lĩnh vực văn hóa khó tự chủ vì nguồn thu giảm
- ·Việt Nam is an important country to Australia: diplomat
- ·H'Hen Nie chạy 21km giải Marathon Quốc tế TP HCM Techcombank