【tỷ số bóng đá vòng loại world cup】Giáo dục trong kỷ nguyên số
(CMO) Lịch sử đã ghi nhận 4 cuộc cách mạng công nghiệp chính thức, làm thay đổi toàn bộ nền sản xuất và các điều kiện kinh tế - xã hội của thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) hay còn gọi là cuộc cách mạng số diễn ra từ đầu thế kỷ 21.
Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là sẽ ngày càng phổ biến trí thông minh nhân tạo và máy móc tự động hoá, đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực tế. Cuộc cách mạng này tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh trong đời sống xã hội, trong đó đặc biệt không thể thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; mà nguồn nhân lực lại là đối tượng trực tiếp của giáo dục và đào tạo. Vậy giáo dục phải thay đổi như thế nào để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trong bối cảnh kỷ nguyên số?
Với CMCN 4.0, công nghệ đã phát triển thần tốc tạo ra một kỷ nguyên mới, đó là kỷ nguyên số. Kỷ nguyên số làm thay đổi toàn bộ các lĩnh vực trong đời sống xã hội nói chung và giáo dục nói riêng. Kỷ nguyên số đang tạo ra cuộc cách mạng giáo dục số, làm thay đổi hoàn toàn kiến trúc không gian giáo dục truyền thống trên toàn thế giới.
Nếu ngày trước, người học đến trường học tập với thầy cô và việc học bắt đầu từ bảng chữ cái với giáo án được chuẩn bị sẵn trên giấy, thông qua thiết bị dạy học là bảng đen để truyền tải kiến thức, thì ngày nay việc học tập và giảng dạy đã thay đổi toàn diện về phương pháp, cách thức và phương tiện.
Thầy Lê Công Nhã, Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển soạn bài giảng dạy học trực tuyến. Ảnh: HOÀNG NGUYỄN |
Với CMCN 4.0, vạn vật kết nối Internet, thông tin bùng nổ, vì vậy quá trình trao truyền tri thức, kinh nghiệm giữa con người với con người cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp. Sự ra đời và phát triển của các thiết bị thông minh khiến con người được tận hưởng những tiện ích của kỷ nguyên Internet, hay còn gọi là kỷ nguyên số, giúp việc tiếp nhận tri thức nhanh chóng hơn, rút ngắn khoảng cách hơn. Khi đó, vai trò của người thầy trong quá trình trao truyền tri thức, kinh nghiệm như thế nào?
Vai trò của người thầy từ người truyền tải nội dung kiến thức chuyển sang vai trò người hướng dẫn, định hướng và truyền lửa cho người học để tạo ra cộng đồng học tập. Người học kỷ nguyên số trở thành những người học hiện đại, biết thu thập và tận dụng kiến thức được số hoá trên các nền tảng số, việc học tập được thực hiện theo cách “bất nghi thức”, nghĩa là không quan trọng học ở đâu, vào thời gian nào và học với ai. Thông qua các công cụ hỗ trợ như máy tính, máy tính bảng, smart phone… được kết nối với mạng Internet, việc tiếp cận kiến thức từ thụ động, theo kế hoạch, chuyển sang học mở, học theo nhu cầu thích nghi của từng cá nhân và hoàn cảnh. Ðồng thời, người học biết tự định hướng cho mục tiêu học tập và học để làm gì cho tương lai.
Trong nền công nghiệp 4.0 người ta nói đến những người lao động với thói quen kỷ luật và tư duy khai phóng. Vậy, hoạt động giáo dục và đào tạo phải làm gì để đáp ứng đòi hỏi đó? Theo quan điểm giáo dục hiện đại, hoạt động giáo dục gồm 4 yếu tố: giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội và tự giáo dục của mỗi cá nhân. Ở đây, người thầy cần giúp người học thấy được những tác động của cuộc CMCN 4.0 đối với từng yếu tố đó như thế nào, để thấy được vai trò của từng yếu tố trong hoạt động giáo dục.
Trong gia đình, cha mẹ cần làm gì cho con để thế hệ tương lai có khả năng nắm bắt làn sóng của cuộc cách mạng này. Mỗi gia đình cần chuẩn bị cho con ra đời với tinh thần tự lực, tự cường để những đứa con ấy có thể được rèn luyện thói quen kỷ luật từ nhỏ, đồng thời cha mẹ cần tạo môi trường để khuyến khích trẻ phát triển tư duy theo hướng tự lập trong hành động và trong suy nghĩ. Loại bỏ tư duy bao bọc, che chở dẫn đến chiều chuộng, làm thay, nghĩ thay trẻ… để trẻ khi gia nhập cuộc cách mạng này sẽ dễ dàng hơn.
Trong thời đại mới, giáo dục hướng tới sự hoàn thiện của mỗi cá nhân. Do vậy, người thầy là người dẫn dắt, chỉ hướng, truyền tải lại cho thế hệ sau tất cả những gì có thể để họ phát triển hơn, hoàn thiện hơn.
Mặt khác, quá trình giáo dục không chỉ diễn ra ở trong gia đình hay nhà trường mà giáo dục xã hội cũng rất quan trọng. Ðó là những hiểu biết từ thực tế xã hội đem đến cho người học. Có thể thông qua nhiều hình thức như trải nghiệm thực tế… cung cấp cho người học những hiểu biết chân thực nhất. Ðó là cách giáo dục trực tiếp, bởi giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường cũng là để mỗi người bước vào cuộc sống thực tế ngoài xã hội.
Ðặc biệt, vai trò tự giáo dục của mỗi cá nhân là đặc biệt chú trọng, được coi là nhân tố quyết định trực tiếp. Theo đó, người học phải là người tự mình tiếp cận tri thức dưới sự hướng dẫn, dẫn dắt của cha mẹ, thầy cô, bởi thời đại bùng nổ thông tin, vạn vật kết nối Internet mà những tri thức người thầy truyền thụ đến người học chỉ có giới hạn và những tri thức đó cũng sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu. Do vậy, cái mà người học cần học là cách thức để tiếp cận tri thức và sàng lọc thông tin. Mặt khác, người học còn phải tự mình trau dồi những kỹ năng cần thiết để thích ứng với nhu cầu của xã hội.
Thiết bị dạy học trong kỷ nguyên số là sự kết nối giữa hệ thống tương tác trực quan kết hợp với thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường; phòng học thông minh kết nối các thiết bị dạy học hiện đại như bảng tương tác thông minh, máy tính bảng, smart phone… chia sẻ và lưu trữ dữ liệu dựa trên nền tảng điện toán đám mây.
Tổ chức quản lý, theo dõi tiến độ học tập và kiểm tra đánh giá thông qua các thiết bị công nghệ và các ứng dụng phần mềm hỗ trợ, đảm bảo nhanh chóng, khách quan và chính xác.
Trong kỷ nguyên số ngày nay, giáo dục và đào tạo không chỉ phụ thuộc vào CMCN 4.0, mà nó còn có tác động ngược lại. Công nghệ và giáo dục là 2 yếu tố then chốt trong các mô hình tăng trưởng. Hai yếu tố này có tác động qua lại, không ngừng tăng lên mà cũng không bị chạm trần như các yếu tố vốn, đất đai hay tài nguyên, chúng là chìa khoá cho các quốc gia phát triển hiệu quả và bền vững.
Phát triển vốn con người là nội dung quan trọng nhất trong chiến lược của các quốc gia thành công, vì vậy, việc chuẩn bị học tập cho tương lai kỹ thuật số, chú trọng trang bị cho người học những kỹ năng phù hợp với môi trường làm việc trong tương lai là mục tiêu hàng đầu của nền giáo dục hiện đại./.
Phạm Hoàng Gan
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·Thư viện tỉnh: Triển khai các hoạt động hè phục vụ bạn đọc
- ·Sôi nổi chương trình giao lưu văn nghệ
- ·Bế mạc Hội thi giọng hát hay các ca khúc về Bình Dương năm 2020
- ·Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
- ·Họp mặt chào mừng kỷ niệm Ngày âm nhạc Việt Nam lần thứ XI
- ·Cánh võng xanh
- ·Gìn giữ bản sắc quê hương
- ·Trèo lên mái tôn nhặt bóng, một học sinh bị điện giật tử vong
- ·Đọc sách nhớ Người
- ·Google chi 1 tỷ USD cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định
- ·Đảng và Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện cho Báo chí Cách mạng phát triển
- ·Việt Nam luôn ủng hộ, đảm bảo thực thi quyền tự do báo chí
- ·Bảo tồn, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Cảng Quân sự Đông Hà (Quảng Trị)
- ·5 học sinh tắm sông, 2 em bị nước cuốn mất tích
- ·Ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh đã có bước khởi sắc
- ·Phát huy các nguồn lực trong bảo tồn di tích lịch sử
- ·Hội thi giọng hát hay, tự hào quê hương, đất và người Thuận An
- ·Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
- ·Gia đình cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý trao tặng kỷ vật lưu niệm tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương