【tỷ số monchengladbach】Lo lắng chỉ tiêu CPI, đại biểu chất vấn Thủ tướng
Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính. |
Chiều 5/11,ắngchỉtiêuCPIđạibiểuchấtvấnThủtướtỷ số monchengladbach chất vấn trực tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính, đại biểu Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) nêu, dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2023 có đưa ra mục tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng(CPI) bình quân khoảng 4,5%.
Theo đại biểu, thực tiễn thời gian qua, lạm phát toàn cầu tăng mạnh, tính đến quý II/2022 là 7,8%, trong khi đó Mỹ 8,2%, các nước sử dụng đồng tiền chung Euro lên tới 10% trong tháng 9. Trong khi Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế có độ mở vào diện cao nhất thế giới. Rất nhiều nguyên vật liệu đầu vào để phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc vào nhập khẩu như xăng dầu, lương thực, thực phẩm tăng cao. Bên cạnh đó, tác động của xung đột Nga và Ukraine, Trung Quốc đang thực hiện chính sách zero Covid đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng.
Mục tiêu đặt ra CPI khoảng 4,5% có khả thi, đề nghị Thủ tướng chỉ rõ giải pháp thực hiện mục tiêu đó, đại biểu đặt vấn đề.
Hồi âm đại biểu, Thủ tướng cho biết Việt Nam kiên trì mục tiêu kiểm soát lạm phát. Có hai nội hàm cần quan tâm trong kìm hãm lạm phát: "cầu kéo" và "cung đẩy".
Theo Thủ tướng, “chống lạm phát thì phải làm sao cầu kéo giảm đi và tìm cung đẩy, nhất là cung đẩy từ bên ngoài cho hợp lý. Tức là, phải tìm điểm cân bằng giữa cung đẩy và cầu kéo sao cho phù hợp, nhưng cũng phải cân bằng với thúc đẩy phát triển. Lựa chọn mục tiêu thế nào để vừa thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát được lạm phát, đây là điểm cân bằng rất quan trọng”.
Nói rõ hơn, Thủ tướng cho biết về cầu kéo, theo Luật Thống kê thì phải thống kê 752 mặt hàng, 11 nhóm dịch vụ được thống kê và tính trong rổ hàng hoá. Một số nhóm hàng, dịch vụ tác động lớn tới rổ hàng hoá tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) như ăn uống (39,3%), xây dựng - vật liệu xây dựng (19%), trang thiết bị gia dụng, ăn mặc, giáo dục, y tế…
Theo Thủ tướng, 7 nhóm hàng hoá, dịch vụ lớn hiện chiếm 86% trong rổ tính CPI, nên chống lạm phát chúng ta phải tập trung vào những nhóm này để giảm cầu kéo, cộng với việc đưa tiền ra qua đầu tưcông thế nào cho hợp lý.
Về kiểm soát cung đẩy, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã ban hành loạt chính sách liên quan tới xăng dầu, như giảm thuế môi trường, giảm phí, lệ phí liên quan tới xăng dầu… để giảm giá đầu vào.
Giữ ổn định vĩ mô rất quan trọng, trong đó phải tìm điểm cân bằng giữa tăng trưởng - lạm phát - việc làm, vị lãnh đạo cao nhất của Chính phủ nêu quan điểm.
Hồi âm đại biểu Hoàng Văn Liên (Long An) về bài học phục hồi kinh tế, duy trì tăng trưởng sau Covid-19, Thủ tướng nói, Việt Nam có ba nền tảng vĩ mô là tăng trưởng, chống lạm phát, việc làm. Vừa qua, Việt Nam kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn. Bằng các giải pháp khác nhau, Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu này.
Vì nguồn vốn có hạn nên Chính phủ đã tập trung vào ba động lực tăng trưởng là tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu. Đó là quan điểm và giải pháp lớn để đất nước có được thành quả như hiện nay, Thủ tướng trả lời.
Tại phiên chất vấn, Thủ tướng cũng nhận được một số chất vấn về phân cấp phân quyền, cải cách thể chế.
Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị Thủ tướng cho biết những quan điểm chính, trụ cột trong cải cách thể chế.
Trả lời đại biểu, Thủ tướng nói cải cách thể chế là một trong ba đột phá chiến lược mà Chính phủ phải làm. Quan điểm về cải cách thể chế là bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn và tôn trọng thực tiễn khách quan, phục vụ lợi ích của người dân, lấy người dân làm trung tâm.
Các trụ cột cần tập trung là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thứ ba là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Thủ tướng nêu rõ.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh, xuyên suốt của ba trụ cột này là lấy con người làm chủ thể, mục tiêu, động lực, nguồn lực cho sự phát triển. Quốc hội, Chính phủ theo nghị quyết của Bộ Chính trị đang triển khai rất tích cực.
Hàng tháng, Chính phủ có phiên họp chuyên đề bàn về cải cách thể chế, xây dựng pháp luật; đến nay đã xem xét được 70 luật, trình Quốc hội hơn 10 luật, những nghị quyết khác cũng đang được tích cực xây dựng, Thủ tướng thông tin.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) đề nghị Thủ tướng cho biết kết quả thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước. Quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc gì?
Hồi âm, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định đây là vấn đề lớn Đảng và nhà nước rất quan tâm và “ai cũng thấy cần phải phân cấp, phân quyền”.
“Nhưng phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới. Đây là hai vấn đề song song với nhau. Ngay Chính phủ chúng tôi cũng rất muốn phân cấp, phân quyền nhưng mà đang vướng một số luật”- Thủ tướng cho rằng cần phải rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật và trên cơ sở thực tiễn phân cấp, phân quyền và phân bổ nguồn lực hợp lý.
“Tôi cho rằng, đây cũng là điểm nghẽn cần tháo gỡ”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Thu Hà (Quảng Ninh) nhìn nhận, Chính phủ, Thủ tướng đã rất quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mới hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật, đáng trân trọng, nhiều cử tri cho rằng vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, “trên trải thảm, dưới trải đinh”, vẫn còn tư tưởng “làm ít sai ít”.
Đại biểu đề nghị Thủ tướng cho biết quan điểm về những vấn đề trên và giải pháp khắc phục trong thời gian tới?.
Trả lời, Thủ tướng khẳng định 35 năm đổi mới, chúng ta đã làm được rất nhiều việc, đạt nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.
“Từ lúc chúng ta bắt đầu công cuộc đổi mới, GDP bình quân đầu người chưa được 100 USD. Bây giờ, hết năm nay, nếu tình hình tốt, chúng ta có gần 10 triệu tỷ đồng”, và Thủ tướng khẳng định thành tích này cũng có sự đóng góp của đội ngũ cán bộ, công chức.
Nhưng, theo ông, trong quá trình vận hành, trưởng thành, trong quá trình nền hành chính lớn lên cùng sự phát triển chung, chúng ta cũng phải kiên trì. “Nói thế không phải là trì trệ”, Thủ tướng nói và cho biết phải dùng nhiều biện pháp để đơn giản bộ máy, tinh giản biên chế, thu hút người tài...
Thủ tướng nói tiếp: “Con người có nhiều yêu cầu, nhưng có hai yêu cầu cơ bản là tinh thần và vật chất. Vậy làm thế nào để người dân đủ ăn, đủ mặc, hay như mục tiêu chúng ta đặt ra là ấm no và hạnh phúc. Tinh thần là làm sao phát huy tối đa trí tuệ, bản lĩnh và tinh thần yêu nước của mỗi người, trong đó có cán bộ công chức, để chúng ta thực hiện nhiệm vụ của mình”.
Theo Thủ tướng, về cơ bản, tư tưởng trên nóng, dưới lạnh đã từng bước được cải thiện. “Như tôi nói, chúng ta phải kiên trì và dùng các biện pháp khác như động viên, khen thưởng, kịp thời, xử lý vi phạm nghiêm minh. Công tác cán bộ phải dân chủ, công khai, minh bạch, phải có cạnh tranh. Đó là những biện pháp đã, đang và sẽ phải làm tiếp”.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- ·Khu kinh tế Chân Mây
- ·Hà Tĩnh doanh nghiệp đề xuất đầu tư Khu công nghiệp Bắc Hồng Lĩnh
- ·Đề xuất “phanh” Dự án Tổ hợp sân golf, du lịch nghỉ dưỡng Đạ Sar
- ·Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
- ·TP Hà Nội ban hành quy định mới về luân chuyển, điều động cán bộ
- ·Kịch bản phát triển kinh tế trục Đông
- ·Tạm dừng cấp CCCD tại những nơi có ca mắc, có khả năng mắc Covid
- ·Xe mô tô phân khối lớn tông container, nam thanh niên tử vong
- ·Giải bóng đá TP.Mới Bình Dương – Cúp Becamex IDC 2023: Xác định 16 đội dự vòng chung kết
- ·Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- ·Những bất thường trong nhập khẩu cá tầm
- ·Từ ngày 1/8, rút tiết kiệm trước hạn một phần vẫn được hưởng lãi
- ·Cháy vé xem Messi đá trận đầu cùng Inter Miami
- ·Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
- ·ASIAD 2023: Việt Nam có 2 huy chương Đồng trong ngày thi đấu đầu tiên
- ·Một nhà thầu cao tốc mất việc trong lần đầu thị sát của tân tư lệnh giao thông
- ·LEGO khởi công nhà máy vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD tại Bình Dương
- ·Nhận định, soi kèo Hannover 96 vs SV Waldhof Mannheim, 19h00 ngày 6/1: Khẳng định đẳng cấp
- ·Hà Nội thanh tra 75 doanh nghiệp nợ đọng BHXH