会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【cúp đức tối nay】Phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh làm tăng vị thế Việt Nam!

【cúp đức tối nay】Phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh làm tăng vị thế Việt Nam

时间:2025-01-27 00:39:59 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:544次

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân. (Ảnh: Văn Điệp/ TTXVN)

TheẩnvănkiệngianhậpCPTPPcủaVươngquốcAnhlagravemtăngvịthếViệcúp đức tối nayo Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, việc Vương quốc Anh gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ giúp quảng bá và thu hút thêm nhiều nền kinh tế khác gia nhập FTA đồng thời mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường cho hàng hóa Việt Nam và góp phần tăng sức hấp dẫn của nước ta trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng nay (8/6), Quốc hội đã dành nửa buổi sáng ngày làm việc cuối của đợt 1 kỳ họp để bàn về việc phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

Những nội dung chính của văn kiện

Trình bày tờ trình đề nghị phê chuẩn văn kiện gia nhập hiệp định trên, tại nghị trường Quốc hội, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho biết ngày 1-2-2021, Vương quốc Anh chính thức gửi đơn xin gia nhập Hiệp định CPTPP.

Trên cơ sở đó, quá trình đàm phán gia nhập giữa Vương quốc Anh với các nước CPTPP đã được tiến hành. Về cơ bản, đàm phán gia nhập CPTPP là đàm phán một chiều, trong đó Vương quốc Anh đã đưa ra nhiều cam kết mở cửa thị trường mới và chấp nhận toàn bộ các cam kết hiện có trong CPTPP.

Ngày 16-6-2023, được sự ủy quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương cùng bộ trưởng các nước CPTPP và Vương quốc Anh đã ký Văn kiện gia nhập CPTPP, đưa nước này thành thành viên ký kết thứ 12 của hiệp định.

Đối với Việt Nam, văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh gồm 2 phần chính: Nghị định thư gia nhập và các phụ lục; thư của Vương quốc Anh và các thư song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh.

Trong đó, nghị định thư và các phụ lục thể hiện các cam kết mở cửa thị trường của Vương quốc Anh đối với 6 lĩnh vực, bao gồm: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ - đầu tư, nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh, mua sắm của chính phủ, dịch vụ tài chính và doanh nghiệp nhà nước.

Nghị định thư cũng thể hiện một số cam kết về pháp lý - thể chế, trong đó thống nhất các chương cụ thể của hiệp định được áp dụng cho các vùng lãnh thổ nhất định của Vương quốc Anh; và các thành viên CPTPP nhất trí chấp nhận một điều khoản ngoại lệ về Nghị định thư Bắc Ai-len.

Đối với các thư và thư song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh, Phó Chủ tịch nước cho biết tương tự như với 10 thành viên CPTPP, Việt Nam tiếp tục ký với Vương quốc Anh 5 thư song phương về các lĩnh vực lao động - công đoàn, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ và dịch vụ tài chính với cùng nội dung như các thư đã ký trước đây.

Ngoài ra, Việt Nam và Vương quốc Anh cũng ký thư song phương về mua sắm của Chính phủ, thời gian ân hạn trong sở hữu trí tuệ và cấp phép đầu tư trên cơ sở bảo đảm sự có đi có lại và cân bằng về nghĩa vụ giữa hai bên.

Đặc biệt, Vương quốc Anh đã ký thư gửi Việt Nam xác nhận các ngành đang hoạt động tại Việt Nam được coi là hoạt động trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở đó, Vương quốc Anh sẽ không áp dụng Điều 14.1(b) trong Quy định Phòng vệ thương mại năm 2019 của nước này đối với hàng nhập khẩu tại Việt Nam.

Việt Nam được “hưởng lợi” gì?

Đánh giá về tác động của việc Vương quốc Anh gia nhập Hiệp định CPTPP, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho hay, ở góc độ song phương, Việt Nam và Vương quốc Anh đã có quan hệ FTA song phương.

Vì thế, việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ góp phần củng cố vai trò của Việt Nam đối với Vương quốc Anh tại khu vực này; góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế và quan hệ hợp tác song phương với Vương quốc Anh.

quoc hoi 66.PNG

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà trình bày báo cáo thẩm tra về việc phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Việc Vương quốc Anh công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam cũng có ý nghĩa quan trọng tạo thêm cơ sở để ta tiếp tục vận động các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ, công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

“Về kinh tế, việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ giúp quảng bá và thu hút thêm nhiều nền kinh tế khác gia nhập FTA khu vực này, mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường cho hàng hóa Việt Nam và góp phần tăng sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài,” Phó Chủ tịch nước nói.

Đặc biệt, trong bối cảnh Vương quốc Anh luôn là một trong số thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, những kết quả đàm phán mà Việt Nam đã đạt được sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động trao đổi thương mại - đầu tư của Việt Nam với Vương quốc Anh, đặc biệt tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu của Việt Nam được tiếp cận thị trường với quy mô kim ngạch nhập khẩu thường niên lớn.

Về lao động, việc làm, xã hội, theo Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, các ngành mà Vương quốc Anh có thế mạnh xuất khẩu như máy móc, thiết bị công nghệ cao, dịch vụ tài chính, ngân hàng đều không cạnh tranh mà có tính bổ trợ cho các ngành thế mạnh của Việt Nam; do đó sẽ không phát sinh cạnh tranh đáng kể về công ăn việc làm, mặt khác còn giúp phát triển thị trường lao động và gia tăng việc làm trong các lĩnh vực tương ứng tại Việt Nam.

Tuy vậy, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cũng lưu ý Vương quốc Anh là một trong những thị trường khó tính nhất trên thế giới đối với tiêu chuẩn hàng hóa lưu hành nội địa. Do đó, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Anh vẫn đứng trước thách thức về đạt tiêu chuẩn lưu hành nội địa.

“Việt Nam cũng sẽ cam kết mở cửa thị trường với hàng hóa, dịch vụ cho Vương quốc Anh. Điều này tạo ra sức ép cạnh tranh nhất định cho doanh nghiệp và hàng hóa, dịch vụ của ta. Tuy nhiên, đây là sức ép cạnh tranh lành mạnh, có chọn lọc và theo lộ trình phù hợp,” Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nói.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cũng nhấn mạnh Chính phủ đề xuất phê chuẩn Văn kiện tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV để Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn nghị định thư.

“Trên cơ sở đề nghị của Chính phủ với các nội dung nêu trên, căn cứ Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Chủ tịch nước trân trọng đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV,” Phó Chủ tịch nước thông tin.

Trình bày báo cáo thẩm tra sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà cho biết cơ quan này nhất trí về sự cần thiết phê chuẩn văn kiện.

Việc Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương Quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7 sẽ đưa Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn Nghị định thư. Nếu đến ngày 16-10-2024 có đủ 6 thành viên của CPTPP thông báo hoàn tất thủ tục phê chuẩn thì văn kiện sẽ có hiệu lực sau 60 ngày đối với các nước đã phê chuẩn (tức là ngày 16-12-2024).

“Việc Quốc hội phê chuẩn văn kiện thể hiện sự tích cực và trách nhiệm của Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ thương mại - đầu tư song phương với Anh nói riêng và giữa CPTPP với Anh nói chung, góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế,” Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội nói.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng
  • 1,000th online public service on the National Public Service Portal launched
  • Việt Nam’s tank crew secures group’s second place at Army Games
  • PM hosts ceremony marking 75th anniversary of National Day
  • Tiếp tục hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ
  • National Assembly delegate resigns over dual nationality controversy
  • Việt Nam calls for resumption of peace talks in Libya
  • Việt Nam calls for peaceful dialogue to restore stability in Mali
推荐内容
  • Quốc lộ nối Đà Lạt
  • Female parliamentarians play important role in securing jobs, income for women workers
  • VN, China celebrate 20th anniversary of land border treaty signing
  • HCM City needs strong determination to become a regional economic hub: top leader
  • Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
  • Việt Nam calls for sanctions lifted, humanitarian aid amid pandemic