【soi kèo herediano】Nhập nhằng việc cho tặng đất giữa mẹ chồng và nàng dâu
(CMO) “Tranh chấp đất đai giữa bà ngoại với mợ tôi phát sinh từ năm 2012. Vụ việc kéo dài đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, trong khi bà ngoại tôi tuổi đã cao, sức khoẻ không tốt lắm mà hàng ngày phải sống trong sự dằn vặt…”, anh Nguyễn Hải Triều, ngụ Ấp 2, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, bộc bạch.
Theo anh Triều, bà ngoại anh là bà Lê Thị Lài (sinh năm 1933) đến nhận đất canh tác tại Ấp 2, xã Khánh Bình Đông từ năm 1955, đến năm 1992 được UBND huyện Trần Văn Thời cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) trên 16.000 m2. Từ đó bà Lài sống chung nhà với vợ chồng người con trai út tên Trần Văn Khen trên mảnh đất ấy. Năm 2007 bà Lài cất căn nhà nhỏ cặp bên ở riêng.
Năm 2009, ông Khen từ trần thì đến khoảng năm 2012, bà Nguyễn Thị Sáu (vợ ông Khen) và bà Lài thường xuyên xảy ra mâu thuẫn và mỗi lần cãi vã, bà Sáu hăm he đuổi bà Lài đi nơi khác vì đất bà Lài đang ở thuộc quyền sử dụng của bà Sáu mà trước đó chính bà Lài đã viết giấy đồng ý cho vợ chồng bà Sáu. Tranh chấp phát sinh, vụ việc được địa phương tổ chức hoà giải nhiều lần nhưng không thành, bà Lài đã uỷ quyền cho cháu ngoại là anh Nguyễn Hải Triều khởi kiện ra toà.
Thể hiện tại Bản án số 89/2016/DS-ST dân sự sơ thẩm ngày 21/6/2016 của TAND huyện Trần Văn Thời, bà Sáu thừa nhận nguồn gốc đất là của bà Lài. Nhưng năm 2010 bà Lài đã viết giấy cho vợ chồng bà Sáu với diện tích 12.118 m2 đất từ mặt tiền trở vô, bà Lài chỉ còn giữ lại 3.888 m2 đất hậu. Việc cho tặng đất có chứng thực của chính quyền địa phương, được UBND huyện Trần Văn Thời chuyển QSDĐ và bà đã ở, canh tác ổn định nhiều năm nay, nên bây giờ không đồng ý trả lại đất. Đồng thời, yêu cầu bà Lài tháo dỡ, di dời căn nhà đã cất năm 2007 vì nó nằm trong diện tích 12.118 m2 đất của bà Sáu.
Phần đất tranh chấp giữa bà Lài và bà Sáu. |
Còn người đại diện theo uỷ quyền của bà Lài thì cho rằng, bà Lài không có ý cho tặng đất bà Sáu, việc bà Lài ký giấy vì lầm tưởng là ký tên để vay vốn ngân hàng, bà Sáu làm thủ tục tách QSDĐ mà bà Lài không hay biết. Việc đã lỡ, nay bà Lài chấp nhận cho cháu nội một nửa (trong phần đất 12.118 m2 bà Sáu đang đứng tên quyền sử dụng), yêu cầu bà Sáu trả lại cho bà Lài 6.132,5 m2 đất theo đo đạc thực tế.
Tại hồ sơ làm thủ tục tặng cho, sang tên phần đất của bà Lài cho bà Sáu đều thể hiện rõ nội dung và có chữ ký của bà Lài, xác nhận của chính quyền địa phương. Hơn nữa, UBND huyện Trần Văn Thời cũng có công văn xác định việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho bà Nguyễn Thị Sáu là đúng trình tự pháp luật quy định… Thế nhưng, hiện nay bà Lài đã tuổi cao sức yếu, không có đất ở để ổn định cuộc sống, an dưỡng tuổi già, việc bà Sáu yêu cầu bà Lài dỡ nhà trả đất là không thể chấp nhận được.
Vì vậy, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã không chấp nhận yêu cầu đòi lại đất của bà Lê Thị Lài. Đồng thời, buộc bà Nguyễn Thị Sáu trả cho bà Lài phần đất diện tích 1.369,7m2 (tính từ mặt tiền tới hậu đất, trong đó có căn nhà bà Lài đã cất vào năm 2007). Tuy nhiên, cả bà Lài và bà Sáu đều kháng án sơ thẩm.
Tại phiên toà phúc thẩm, đại diện uỷ quyền của bà Lài cho rằng giấy cho đất cũng như hợp đồng tặng cho QSDĐ và các giấy tờ về thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho bà Nguyễn Thị Sáu, bà Lài không có ký tên, yêu cầu giám định chữ ký tên “Lài” trên các giấy tờ nêu trên. Yêu cầu này phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm TAND tỉnh Cà Mau về những mâu thuẫn trong giấy tờ cho tặng phần đất này mà cấp sơ thẩm chưa làm rõ.
Lúc ông Khen còn sống, tình cảm giữa bà Lài với bà Sáu đã rạn nứt, không sống chung được nên bà Lài đã cất nhà ở riêng, nhưng sau khi ông Khen từ trần, bà Lài lại cho bà Sáu hết đất mặt tiền, chỉ giữ lại phần đất trồng lúa sau hậu với diện tích chỉ 3.888 m2. Ông Khen từ trần tháng 11/2009, nhưng tháng 11/2010, bà Lài mới viết giấy cho đất, trong đó lại ghi là “nay còn lại 16.000 m2, vì tuổi già sức yếu nên tôi cho con tôi là Trần Văn Khen, sinh năm 1964 và vợ nó là Nguyễn Thị Sáu, sinh năm 1962…”. Giấy này được Trưởng ấp 2 xác nhận vào tháng 12/2010, nhưng đến tháng 3/2011 UBND Khánh Bình Đông mới chứng thực xác nhận của trưởng ấp. Hơn nữa, bà Lài đã viết giấy cho đất nhưng vì sao lại tiếp tục lập hợp đồng tặng cho QSDĐ mà hợp đồng này được UBND xã Khánh Bình Đông chứng thực vào tháng 2/2011?
Mặt khác, giấy chứng nhận QSDĐ do UBND huyện Trần Văn Thời cấp vào tháng 1/2011 là cấp cho hộ bà Lài, trong khi bà Lài đã không còn sống chung với gia đình bà Sáu từ năm 2007. Theo quy định, đất được cấp quyền sử dụng cho hộ thì việc tặng cho đất phải được tất cả thành viên trong hộ đồng ý, vậy hộ bà Lài còn những ai (bà Lài có đến 9 người con) mà toàn bộ giấy cho đất, hợp đồng tặng cho QSDĐ giữa bà Lài và bà Sáu chỉ có bà Lài ký tên đồng ý?
Qua nhiều vấn đề khuất tất cần làm rõ, tại phiên xét xử phúc thẩm tháng 11/2016, Hội đồng xét xử quyết định huỷ Bản án số 89/2016/DS-ST dân sự sơ thẩm ngày 21/6/2016 của TAND huyện Trần Văn Thời. Giao hồ sơ cho TAND huyện Trần Văn Thời giải quyết lại vụ án theo quy định pháp luật.
“Sau khi thụ lý lại vụ việc này vào tháng 12/2016, TAND huyện Trần Văn Thời mời hai bên đến hoà giải và kết luận là không đủ thẩm quyền để giải quyết tiếp, hồ sơ vụ tranh chấp sẽ được chuyển lên TAND tỉnh Cà Mau. Song, từ đó đến nay, bà ngoại và gia đình tôi cứ chờ mãi mà chưa thấy TAND tỉnh Cà Mau đưa vụ việc ra xét xử”, ông Triều cho hay.
Trao đổi với phóng viên Báo Cà Mau về vấn đề này, Thẩm phán Nguyễn Thành Lập, Chánh toà Dân sự - TAND tỉnh Cà Mau, cho biết, tại buổi hoà giải của TAND huyện Trần Văn Thời, bà Lài yêu cầu huỷ giấy chứng nhận QSDĐ của bà Sáu vì cho rằng hồ sơ giấy tờ cho tặng là giả mạo. Vì giấy chứng nhận QSDĐ của bà Sáu do UBND huyện Trần Văn Thời cấp, nên TAND huyện chuyển hồ sơ về TAND tỉnh là đúng quy định pháp luật.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ việc này vào tháng 7/2017, TAND tỉnh đã tiến hành các bước thủ tục cần thiết và đã tổ chức hoà giải vào tháng 3/2018, qua đó phát sinh thêm những vấn đề liên quan đến phần mồ mả trên đất này, nên toà tiếp tục thẩm định lại. Tiếp theo đó, đại diện uỷ quyền hợp pháp của bà Lài yêu cầu xin giám định chữ ký của bà Lài trên các giấy tờ liên quan đến việc cho tặng đất, nhưng không nộp chi phí để giám định và đến tháng 5/2018 thì đại diện uỷ quyền hợp pháp của bà Lài lại có đơn xin huỷ bỏ đơn xin giám định chữ ký, nhưng sau đó lại có đơn yêu cầu xin giám định chữ ký của bà Lài.
“Hiện tại, chữ ký của bà Lài trên giấy cho đất, hợp đồng tặng cho QSDĐ và các tài liệu có liên quan đã được trưng cầu giám định tại Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Cà Mau. Sau khi có kết quả giám định, TAND tỉnh Cà Mau sẽ hoàn tất hồ sơ và đưa vụ việc ra xét xử theo quy định pháp luật”, ông Lập thông tin./.
Mỹ Pha
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhận định, soi kèo Schalke 04 vs FC Aarau, 19h00 ngày 6/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·Đảm bảo nguồn lực ngân sách cho phát triển kinh tế
- ·Truyền thông nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
- ·Mỹ nhân là "đối thủ" của Kỳ Duyên: Chăm mặc gợi cảm khoe eo thon, chân dài
- ·Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc
- ·Thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid
- ·Chung sức đấu tranh, đẩy lùi tội phạm
- ·An Giang: Triệt xóa đường dây tổ chức mại dâm
- ·Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- ·Ngành y tế phải nỗ lực nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh
- ·Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- ·55 giáo viên tham gia hội thi “Giáo viên dạy giỏi cấp mầm non” năm học 2022
- ·Tập trung tuần tra, kiểm soát bảo đảm an toàn giao thông
- ·Cử tri phường Tân Phú gửi gắm niềm tin vào những người ứng cử
- ·Microsoft vinh danh chuyên gia giáo dục sáng tạo VN
- ·Khát vọng và kỳ vọng
- ·Bình Long hoàn thành hội nghị hiệp thương lần thứ 3
- ·Nâng cao vị thế doanh nghiệp tư nhân
- ·Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- ·Phụ nữ tham gia giao thông an toàn