会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lịch bóng đá hôm nay châu âu】Phát triển các cơ chế bình ổn tự động trong chính sách tài khóa!

【lịch bóng đá hôm nay châu âu】Phát triển các cơ chế bình ổn tự động trong chính sách tài khóa

时间:2025-01-25 21:28:15 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:675次
Phát triển các cơ chế bình ổn tự động trong chính sách tài khóa
Hỗ trợ cho vay tiêu dùng góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân, thúc đẩy kinh tế phát triển. Ảnh: TL

PV:Ông có bình luận gì về những thách thức đối với các chương trình hỗ trợ phục hồi của Việt Nam trong năm 2023?

Phát triển các cơ chế bình ổn tự động trong chính sách tài khóa
Ông Jonathan Pincus

Ông Jonathan Pincus:Tăng trưởng toàn cầu chậm lại đã kìm hãm sự phục hồi của Việt Nam sau đại dịch Covid-19 trong năm nay. Các ngân hàng trung ương trên thế giới đã có những động thái quyết đoán nhằm tăng lãi suất để chống lại lạm phát gia tăng, kìm hãm tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam...

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tăng trong nửa cuối năm nay, đạt mức tăng trưởng GDP 4,7%. Điều này sẽ đánh dấu sự cải thiện so với nửa đầu năm, nhưng sẽ thể hiện sự giảm tốc mạnh so với mức tăng trưởng 8% được ghi nhận vào năm 2022. Lạm phát giá cả trong nước đã được kiềm chế, nhưng rủi ro vẫn còn do giá lương thực và nhiên liệu tăng vào cuối năm là không thể tránh khỏi. Với rủi ro lạm phát cao hơn và tỷ giá hối đoái yếu hơn, nên nếu chỉ sử dụng chính sách tiền tệ thì hiệu quả đạt được sẽ không cao.

Điều này đòi hỏi phải chuyển trọng tâm sang chính sách tài khóa. Chính phủ đã thông qua việc giảm thuế giá trị gia tăng đối với hầu hết các hàng hóa và dịch vụ để kích cầu. Tác động của nó với tổng cầu có thể được nhìn thấy vào cuối năm nay. Tuy nhiên, do độ co giãn của cầu theo giá đối với hầu hết hàng hóa và dịch vụ là nhỏ, nên thuế suất thấp hơn nhưng sự gia tăng đáng kể trong chi tiêu của người tiêu dùng là không cao.

PV:Tăng trưởng của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2023 đang chậm lại như trong đại dịch Covid-19. Bài học từ đại dịch trong các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn tăng trưởng chậm là gì, thưa ông?

Ông Jonathan Pincus: Bài học từ đại dịch là Việt Nam cần xây dựng các cơ chế mới để hỗ trợ tiêu dùng hộ gia đình trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế chậm hoặc tăng trưởng âm. Các chương trình bảo trợ xã hội là một “công cụ ổn định tự động”, vì chi tiêu cho lĩnh vực này tăng lên trong thời kỳ suy thoái và giảm đi khi tăng trưởng việc làm và tiền lương tăng cao. Việc phát triển các cơ chế bình ổn tự động sẽ làm giảm sự phụ thuộc của Chính phủ vào chính sách tiền tệ để kích thích tăng trưởng, giúp giảm rủi ro bất ổn trong khu vực tài chính.

Đầu tư công là một nguồn quan trọng khác của tăng trưởng nhu cầu trong nước. Thích ứng với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và đạt được quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo sẽ đòi hỏi phải tăng đáng kể chi tiêu cho cơ sở hạ tầng công cộng. Chính phủ sẽ cần đầu tư một tỷ trọng lớn hơn trong GDP, nhưng cũng làm cho chi tiêu hiện tại hiệu quả hơn thông qua đánh giá cẩn thận các kế hoạch đầu tư, giám sát chặt chẽ việc thực hiện và liên kết rõ ràng hơn giữa đầu tư công với thương mại và chính sách phát triển công nghiệp.

Theo Ngân hàng Thế giới, ngân sách đầu tư công theo kế hoạch, nếu được triển khai đầy đủ sẽ nâng đầu tư công lên 7,1% GDP trong năm 2023, với xung lực tài khóa hỗ trợ cho tổng cầu ở mức 0,4% GDP.

PV:Vậy theo ông, trong thời gian tới, Việt Nam cần lưu ý những giải pháp tài khóa nào để hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế?

Ông Jonathan Pincus:Việt Nam có xu hướng phụ thuộc nhiều vào chính sách tiền tệ trong thời kỳ tăng trưởng chậm. Như đã nói ở trên, các yếu tố ổn định tự động dưới hình thức các chương trình bảo trợ xã hội được phát triển tốt và mối liên kết tốt hơn giữa đầu tư công với chính sách công nghiệp và thương mại sẽ cung cấp các công cụ mà Chính phủ cần.

Vấn đề minh bạch trong thực hiện cũng sẽ làm cho chính sách tài khóa hiệu quả hơn. Các khoản trợ cấp thông qua doanh nghiệp nhà nước cần được công khai và minh bạch. Điều này sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách và thị trường tài chính thông tin họ cần để đưa ra quyết định tốt hơn và sẽ giảm áp lực tài chính cho chính các doanh nghiệp nhà nước. Các khoản chuyển giao giữa chính quyền trung ương và địa phương cũng cần minh bạch hơn để khuyến khích chính quyền địa phương thu được nhiều nguồn thu và giảm mức độ thiếu hiệu quả trong chi tiêu.

Chương trình đầu tư công đang cần cải cách cấp bách. Việc lựa chọn các dự án nên dựa trên các tiêu chí kinh tế nghiêm ngặt, trong đó tất cả các dự án đều đóng góp có thể đo lường được vào tăng trưởng, công bằng hoặc chất lượng cuộc sống. Vẫn còn quá nhiều dự án nhỏ không có lý do kinh tế hoặc xã hội rõ ràng. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện sẽ giảm bớt sự kém hiệu quả, lãng phí, tăng tác động của từng đồng huy động cho đầu tư.

PV:Xin cảm ơn ông!

Đề xuất thành lập Ngân hàng Khí hậu Việt Nam

Ông Jonathan Pincus cho biết, UNDP tại Việt Nam đang tập trung vào việc tài trợ cho quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng. Ước tính về số vốn mà Việt Nam sẽ cần đầu tư để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 có thể lên tới gần 500 tỷ USD. Hầu hết số vốn cần thiết sẽ được huy động trên thị trường vốn trong nước thay vì các khoản nợ nước ngoài. Các khoản nợ nước ngoài đi kèm với nghĩa vụ trả lãi hoặc lợi nhuận từ các khoản đầu tư trực tiếp bằng đô la Mỹ. Nếu nền kinh tế bị hạn chế bởi đồng đô la thì việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn nước ngoài sẽ không bền vững.

Tuy nhiên, thị trường vốn trong nước vẫn còn hẹp và hướng đến các khoản vay ngắn hạn. Một thông điệp chính trong hoạt động tư vấn lĩnh vực tài chính của UNDP là Việt Nam không thể đạt được quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, nếu không cải cách cơ bản hệ thống tài chính trong nước để tăng nguồn cung tín dụng dài hạn bằng VND. Việt Nam cần các thị trường thứ cấp sâu rộng và đa dạng cho các khoản vay, trái phiếu và các công cụ khác, cũng như sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực công và khu vực tư nhân.

Cụ thể hơn, UNDP đã đề xuất Chính phủ xem xét thành lập Ngân hàng Khí hậu Việt Nam để hợp tác với các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và các tổ chức khác nhằm tăng nguồn cung tài chính dài hạn cho năng lượng tái tạo và xanh hóa nông nghiệp, công nghiệp và vận tải. Một ngân hàng khí hậu khu vực công sẽ kích thích cho vay dài hạn thông qua đồng tài trợ, phát triển các công cụ tài chính có cấu trúc, sử dụng có chọn lọc bảo lãnh khoản vay một phần và đầu tư vốn cổ phần.

Các quốc gia khác trong và ngoài khu vực - bao gồm các quốc gia có thu nhập cao như Hoa Kỳ, Úc, Đức và Vương quốc Anh - đã thành lập các thể chế công để tăng nguồn cung cấp tài chính dài hạn và chuyển hướng vốn sang các khoản đầu tư mà xã hội mong muốn.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
  • Vốn FDI vào theo kinh doanh đặt cược
  • Cảnh giác cháy nổ trong khu dân cư vào mùa khô – Bài 1
  • TP.Thủ Dầu Một: Tăng cường công tác quản lý, xử lý vi phạm trật tự đô thị
  • Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao
  • Truy tìm đối tượng cầm đầu nhóm lừa đảo chiếm đoạt gần 13 tỷ đồng
  • Tổ tuần tra đặc biệt 171 Công an tỉnh: Góp phần kéo giảm tội phạm đường phố
  • Ra quân xử lý người nghiện “tá túc” trong ống cống cũ
推荐内容
  • Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
  • SOM1: Đối thoại công tư về kết nối chuỗi cung ứng
  • Tập đoàn ABB trúng thầu hợp đồng 640 triệu USD tại Ấn Độ
  • Người góp phần giữ gìn tình làng nghĩa xóm
  • Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
  • Bitexco muốn đầu tư cao tốc Dầu Giây