【kqbd nữ châu âu】Điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô không nhằm bù đắp ngân sách
Tại đây, đại diện Bộ Tài chính cho biết: Trong Hiệp định TPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế, trong đó 65,8% số dòng thuế có thuế suất 0% ngay khi có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 kể từ khi có hiệu lực; 97,8% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 11 kể từ khi có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình xóa bỏ thuế tối đa vào năm thứ 16 hoặc theo hạn ngạch thuế quan.
Mặt hàng được dư luận và truyền thông khá quan tâm là ô tô sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 13 đối với các loại ô tô mới. Riêng ô tô con có dung tích xi lanh từ 3.000cc trở lên có lộ trình xóa bỏ vào năm thứ 10.
Đồng thời, áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với ô tô cũ với lượng hạn ngạch ban đầu là 66 chiếc, lượng hạn ngạch sẽ tăng dần và đạt 150 chiếc kể từ năm thứ 16. Thuế trong hạn ngạch giảm về 0% vào năm thứ 16, thuế ngoài hạn ngạch thực hiện theo mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi theo WTO.
Bác bỏ lo ngại của các phóng viên về việc các loại thuế ô tô khác sẽ được điều chỉnh tăng để bù đắp số hụt thu từ thuế nhập khẩu, ông Vũ Nhữ Thăng khẳng định: "Việc điều chỉnh thuế thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng ô tô không phải để đảm bảo cho thu ngân sách trong bối cảnh thuế nhập khẩu giảm theo lộ trình các hiệp định thương mại tự do. Trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung 3 luật thuế đang được trình Quốc hội, thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô được điều chỉnh theo lộ trình nhằm thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô với mục tiêu phát triển kinh tế ngành".
Cụ thể hơn với cam kết trong TPP, ông Hà Duy Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế giải thích lý do cắt giảm thuế đối với xe phân khối lớn là cần lộ trình hợp lý cho các mặt hàng cần bảo hộ trong nước. Xe ô tô phân khối lớn trong nước chưa sản xuất được nên có lộ trình ngắn hơn.
Với ô tô cũ, từ trước đến nay, Việt Nam không cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu cho ô tô cũ vì không khuyến khích nhập khẩu. Tuy vậy, trong đàm phán TPP bắt buộc phải đưa ra cam kết nên Việt Nam sử dụng hạn ngạch thuế quan với số lượng rất nhỏ để không tác động nhiều đến sản lượng ô tô cũ.
Đánh giá về tác động giảm thuế tới giá của các mặt hàng nhập khẩu từ TPP, ông Vũ Nhữ Thăng cho rằng: Thuế nhập khẩu chỉ là một trong nhiều yếu tố trong cơ cấu tính giá sản phẩm. Ngoài ra còn chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển, các sắc thuế khác...
"Nếu nói cứ giảm thuế nhập khẩu là giảm giá thì không đầy đủ bởi đây chỉ là một trong nhiều yếu tố cơ cấu giá”- ông Thăng nhấn mạnh.
Theo ông Thăng, thuế nhập khẩu giảm sẽ khuyến khích rất lớn cho sản xuất trong nước, góp phần giảm chi phí sản xuất. Nhìn vào tổng thể nền kinh tế, giảm thuế nhập khẩu sẽ thúc đẩy đầu tư, mở cơ hội xuất khẩu sang nước ngoài và điều chỉnh lại cơ cấu thị trường nhập khẩu.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Giám đốc điều hành Jeju Air bị cấm rời khỏi Hàn Quốc sau vụ tai nạn thảm khốc
- ·Tả Lèng mùa vàng: Bức tranh thiên nhiên hòa quyện nét đẹp lao động người Mông
- ·Sở hữu ô tô dễ dàng cùng Eximbank
- ·Chứng khoán giảm hơn 14 điểm, rơi xuống đáy 3 tháng
- ·Ô tô khách cháy ngùn ngụt trên đèo Khánh Lê, hành khách tháo chạy
- ·Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT 6 tháng đầu năm 2025
- ·PVFCCo được vinh danh 'Doanh nghiệp vì cộng đồng' tại Saigon Times CSR 2024
- ·Giá vàng hôm nay 17/11: Thế giới giảm nhẹ, trong nước tăng
- ·Lần đầu tiên toàn quốc thực tập phương án chữa cháy 'Tổ liên gia an toàn PCCC'
- ·Bảo tồn, phát huy giá trị di sản của nền 'văn hóa Hòa Bình'
- ·11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
- ·LPBank sẽ mua 5% vốn cổ phần FPT
- ·Chứng khoán giảm hơn 14 điểm, rơi xuống đáy 3 tháng
- ·Một người vừa trúng độc đắc Vietlott hơn 45 tỷ đồng
- ·Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh
- ·Vì sao Phong Nha – Kẻ Bàng có sức hút khó cưỡng với du khách?
- ·Giá vàng hôm nay 19/11: Tăng dựng đứng, lấy lại mốc 2.600 USD/ounce
- ·Giá xăng dầu hôm nay 18/11: Quay đầu suy giảm
- ·Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- ·Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo hợp tác chế tạo máy bay với Trung Quốc