【bang xep hang phap】Bảo tàng gốm cổ sông Hương chính thức mở cửa đón khách tham quan
Không gian bên trong Bảo tàng gốm cổ sông Hương với hàng ngàn hiện vật vừa mở cửa đón du khách đến tham quan
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ,ảotànggốmcổsôngHươngchínhthứcmởcửađónkhábang xep hang phap Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định, đại diện các sở, ban, ngành, cùng đông đảo quan khách, du khách trong và ngoài nước đến chúc mừng, chia vui với chủ nhân bảo tàng - GS.TS Thái Kim Lan.
Bảo tàng gốm cổ sông Hương với diện tích 700m2 được đặt ngay trong không gian Thái Tộc từ đường, một ngôi nhà vườn xưa cổ kính, tuyệt đẹp cách không xa chùa Thiên Mụ. Trong không gian lớn của bảo tàng có hơn 2.500 hiện vật khác liên quan đến sông Hương cũng được mở cửa đón người xem.
Đặc biệt, trong lần ra mắt đầu tiên này, không gian chính của bảo tàng trưng bày hơn 100 hiện vật gốm tiêu biểu với chủ đề “Sông Hương - nơi gặp gỡ các nền văn hoá” thuộc 3 thời: thời tiền Sa Huỳnh - Sa Huỳnh (cách ngày nay 3.000 năm - 2500 năm), thời Champa (thiên niên kỷ 1 đầu công nguyên), thời Lý - Trần đến thời Nguyễn (thế kỷ 19 - 20).
Tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Anh Thư - cố vấn chuyên môn của Bảo tàng gốm cổ sông Hương cho biết, ở Việt Nam, các hiện vật gốm được phát hiện ở các dòng sông rất nhiều nhưng sau đó chúng bị phân tán đi khắp nơi và chưa có ai lập thành bảo tàng chuyên đề về gốm từ một vài dòng sông như ở đây. Người ta thường chỉ biết nhiều đến Huế giai đoạn từ sau thế kỷ 14 và nhất là triều Nguyễn nhưng lịch sử vùng đất Huế còn dài và xa hơn thế. Những hiện vật gốm cổ trong bảo tàng này sẽ giúp nhiều nhà nghiên cứu hiểu hơn về đời sống của người dân bản địa sống trong chiều dài hàng nghìn năm lịch sử.
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh cho biết, ngành văn hoá đang và sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi để hỗ trợ Bảo tàng gốm cổ sông Hương phát huy hết tiềm năng của mình cùng với việc khuyến khích quảng bá. Đặc biệt, thời gian tới bảo tàng sẽ ứng dụng công nghệ 3D và trải nghiệm thực tế ảo để giới thiệu rộng rãi hơn về những hiện vật tiêu biểu và có giá trị của bảo tàng trên web của bảo tàng nhằm tạo điều kiện cho những người yêu thích cổ vật ở xa và chưa thể đến xem tận mắt có thể thưởng ngoạn chúng một cách trực quan qua trưng bày ảo. Việc ứng dụng công nghệ 3D trong trưng bày sẽ được bảo tàng đẩy mạnh trong thời gian tới, đồng thời cũng là điều kiện để mở rộng các chương trình giao lưu với các bảo tàng khác trong nước và trên thế giới.
Chủ nhân Bảo tàng gốm cổ sông Hương - GS.TS Thái Kim Lan chia sẻ, không gian trưng bày của bảo tàng là nơi mà bà đã trải qua một tuổi thơ đầy kỷ niệm cùng với những người thân yêu trong dòng tộc. Sau mấy mươi năm sống ở trời Tây, bà trở về sống trong không gian này và thấy mình vẫn gắn bó và hạnh phúc với nơi đây như chưa bao giờ xa cách. “Tôi mong muốn những hiện vật gốm được vớt từ sông Hương mà tôi cùng anh trai mình - cố hoạ sĩ Thái Nguyên Bá, cũng như người bạn - nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Tấn Phan, đã sưu tầm sẽ ở lại trong khu vườn này, bên cạnh sông Hương, để tiếp tục sứ mệnh kể câu chuyện trường thiên mà chúng đang cất giữ cho đời nay và đời sau", bà Lan trải lòng.
Bảo tàng gốm cổ sông Hương là bảo tàng duy nhất trên cả nước trưng bày gốm được tìm thấy từ các dòng sông trong không gian địa lý hẹp (tỉnh Thừa Thiên Huế). Được biết đây là bảo tàng ngoài công lập thứ ba ở Thừa Thiên Huế và thứ 55 ở Việt Nam.
Những hình ảnh được Thừa Thiên Huế Onlineghi lại:
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ chúc mừng chủ nhân Bảo tàng - GS. TS Thái Kim Lan
Tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Anh Thư (đầu tiên bên phải) - cố vấn chuyên môn của Bảo tàng gốm cổ sông Hương giới thiệu các hiện vật được trưng bày trong không gian bảo tàng
Bí thư Thành uỷ Huế Phan Thiên Định chụp ảnh lại những hiện vật trong bảo tàng
Ngoài các hiện vật liên quan đến gốm sông Hương, bên trong không gian bảo tàng còn trưng bày nhiều hiện vật khác tạo nên sự đa dạng, độc đáo
Một góc trưng bày ở hành lang thu hút nhiều người đến thưởng lãm
Bộ sưu tập của cố nhà sưu tập Hồ Tấn Phan được trưng bày trong không gian Bảo tàng gốm cổ sông Hương
Gốm cổ được bày biện trong chiếc ghe tạo sự thân quen, gần gũi với nhiều người
Bảo tàng gốm cổ sông Hương được đánh giá là bảo tàng có bộ sưu tập đồ sộ, độc đáo mà không phải nơi nào cũng có
Lối dẫn vào bảo tàng, nhiều lu gốm được trưng bày hai bên rất đẹp mắt
Đông đảo quan khách đến chia vui, chúc mừng nhân ngày khai trương bảo tàng
Clip Bảo tàng gốm cổ sông Hương thu hút du khách tham quan trong ngày đầu mở cửa
NHẬT MINH (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
- ·Hoàn thiện dự thảo Chỉ thị Ban Bí thư về công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng quốc gia
- ·Ban hành 3 quy chuẩn về phương tiện đường sắt
- ·Nâng cao hoạt động tiêu chuẩn hóa liên quan đến hệ thống sạc và pin xe điện
- ·Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm
- ·Cần bổ sung quy định cấm về việc cố tình làm sai lệch kết quả đánh giá sự phù hợp
- ·Cuộc họp thường niên lần thứ 58 của Ủy ban quốc tế về Đo lường Pháp định
- ·Hợp tác chặt chẽ trong hoạt động TBT, giải quyết các quan ngại thương mại phát sinh
- ·3 người bị chém trong vụ tranh nhau ‘giật’ đồ cúng ở TPHCM
- ·Hàng Việt từng bước chiếm được niềm tin của người tiêu dùng
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·Một số 'căn bệnh' mà cán bộ Đảng viên cần đề phòng
- ·Sản xuất lúa gạo đảm bảo mục tiêu về năng suất, chất lượng
- ·Ngành vật liệu xây dựng cần nhanh chóng thực hành ESG để phát triển bền vững
- ·Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- ·Xây dựng tối thiểu 30 tiêu chuẩn quốc gia và 2 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về truy xuất nguồn gốc
- ·Sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 66:2013/BGTVT về trạm kiểm tra tải trọng xe
- ·Thử nghiệm nhóm Steroid trong mỹ phẩm
- ·MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím
- ·Phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia để sản xuất được chất chuẩn