【ket qua vdqg duc】Doanh nghiệp vượt “bão” Covid
(CMO) “Bão” Covid-19 đang càn quét qua nhiều tỉnh, thành trong cả nước, cộng thêm hạn hán, xâm nhập mặn đã tác động tới các hoạt động kinh tế - xã hội. Để trụ vững và vượt qua cơn “bão” Covid-19, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ dân, trong huyện Đầm Dơi đã có những cách làm sáng tạo.
Những tháng đầu năm 2020, người nuôi tôm trong huyện Đầm Dơi rất phấn khởi bởi vụ nuôi khá thuận lợi, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, niềm vui trúng mùa lại thay bằng sự hoang mang, lo lắng vì dịch Covid-19 đã làm cho giá tôm sụt giảm, ảnh huởng rất lớn đến thu nhập của người dân.
Doanh nghiệp trên địa bàn huyện nhiều cách thức vượt “bão” Covid, đảm bảo ổn định tiêu thụ con tôm. |
Ông Nguyễn Thanh Kỳ, ấp Mương Điều B, xã Tạ An Khương vừa mới lên một ao tôm công nghiệp gần 1,5 tấn, bình quân 55 con/kg với giá 92.000 đồng/kg, so với trước đó một tuần ông lỗ gần 40 triệu đồng. Ông Kỳ cho biết, nếu so với trước dịch Covid-19, với kích cỡ tôm này gia đình ông đã có lãi khá, nhưng vừa rồi trừ chi phí, điện, thức ăn, con giống... xem như phá huề.
Không riêng ông Kỳ, hiện nay một số hộ đã thu hoạch tôm cũng rất ít người thả vụ mới, bởi không biết thời gian nào giá tôm phục hồi được như trước đây.
Giám đốc Công ty Ngọc Thạch (ấp Tân Trung, xã Tân Duyệt) Phạm Minh Kiên cho biết: “Là doanh nghiệp chuyên thu mua tôm sú, nhưng từ khi dịch bệnh, giá tôm liên tục sụt giảm. Hiện nay, nguồn vốn xoay vòng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, để duy trì hoạt động và trả lương cho 12 lao động (7 lao động hợp đồng, 5 lao động thời vụ) doanh nghiệp buộc phải huy động thêm nguồn vốn bên ngoài”.
Không riêng các doanh nghiệp thu mua thuỷ sản trên địa bàn huyện gặp khó khăn, mà hiện nay 18 hợp tác xã, 501 xã viên, 118 tổ hợp tác, gần 2.000 tổ viên và hàng ngàn hộ nông dân nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh đang phải lao đao vì tôm rớt giá. Những vụ nuôi trước đây, các hộ nuôi tôm đều có lãi từ vài chục đến vài trăm triệu đồng, nay bị cơn “bão” Covid-19 hoành hành, đã tác động lớn, làm giảm giá thu mua tôm nguyên liệu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi tôm vốn là thế mạnh, kinh tế mũi nhọn của huyện.
Trước tình hình này, một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Đầm Dơi đã có những cách làm hay, sáng tạo để vượt qua cơn “bão” Covid-19. Là tri thức trẻ trở về quê hương công tác, năm 2017 vợ chồng chị Trần Thị Xa, anh Nguyễn Văn Miên thành lập cơ sở sản xuất ba khía muối tại ấp Cây Kè, xã Quách Phẩm Bắc. Mùa này, tôm rớt giá, bên cạnh cung ứng ba khía muối, gia đình anh còn sản xuất khoảng 200-250 kg mắm tôm/ tháng. Thời gian gần đây, cơ sở còn cung cấp tôm sú tươi, cua, tôm khô, tôm lụi cho khách hàng.
Do thực hiện giãn cách xã hội, các nhà xe tạm ngưng hoạt động. Cơ sở sản xuất ba khía muối chuyển sang hình thức bán hàng Online, qua Zalo, Facebook với chương trình giao hàng tận nhà. Tuy đơn hàng giảm từ 40-50% so với trước, nhưng đây là cách giúp cơ sở duy trì hoạt động và trả tiền công cho 7 lao động thời vụ. Nhờ kiên trì hoạt động, đến nay cơ sở sản xuất của chị Sa, anh Miên có chỗ đứng trên thị trường, giúp tiêu thụ nguyên liệu cho bà con tại địa phương, đồng thời đưa đặc sản quê hương Đầm Dơi đến gần hơn người tiêu dùng.
Cơ sở sản xuất tôm khô của anh Lê Minh Sang, ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân, có cách vượt “bão” khá ấn tượng. Dù Covid-19 đang hoành hành, nhưng sản lượng tôm khô, tôm khô chà bông bán ra tăng hơn 50%.
Anh Sang cho biết: “Trước khi dịch Covid-19 xảy ra, tôi có tham gia buổi kết nối doanh nghiệp tại Cà Mau do Sở Công thương tổ chức. Tại đây, tôi có điều kiện gặp gỡ giao lưu, giới thiệu sản phẩm với các doanh nghiệp trong nước. Vì thế, thông qua Zalo, Facebook, cơ sở cung cấp hàng cho đối tác khá thuận lợi. Từ đầu năm đến nay, cơ sở xuất gần 2 tấn tôm khô, 300 kg tôm khô chà bông”.
Rõ ràng, để có thể trụ vững trước cơn “bão” Covid-19 và những ảnh hưởng kinh tế từ đại dịch Covid-19 mang lại, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở huyện Đầm Dơi đã phải nhanh chóng chuyển hình thức kinh doanh, bán hàng Online với đủ giải pháp nhằm tăng doanh số và duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
Theo ngành chức năng, giải pháp trước mắt là nông dân cần chọn lựa phương án thu hoạch tôm phù hợp. Ngoài ra, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, mua bán hàng trực tuyến, giao hàng tại nhà, đem về những hiệu quả tích cực ban đầu, đảm bảo cho người lao động có việc làm và thu nhập.
Ngày 4/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 11 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, sự vào cuộc trách nhiệm từ các bộ, ngành, địa phương, cùng với ý chí vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp và người dân cả nước, dịch Covid-19 sẽ sớm bị đẩy lùi, hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh chóng được hồi phục./.
Trần Chiến
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
- ·Dự đám cưới người quen, lẻn vào nhà trộm heo đất hàng chục triệu
- ·Cướp điện thoại của bé gái 3 tuổi, nghi can bị bắt khi tin lan truyền trên mạng
- ·Bắt giam cựu Bí thư Đoàn xã dâm ô với người dưới 16 tuổi
- ·ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- ·'Siêu trộm' mới ra tù gây án gặp ngay cảnh sát trên phố
- ·Tân cảng Sài Gòn vẫn làm thủ tục cho hàng XK dịp Tết
- ·Thẻ đi lại của doanh nhân APEC được kéo dài thời hạn
- ·Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
- ·Những vụ bắt cóc đòi tiền chuộc kịch tính như phim
- ·Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- ·Chém 3 bạn nhậu thương vong, người đàn ông lĩnh án tử hình
- ·Lái đò sát hại hành khách rồi lẩn trốn 31 năm
- ·EVN đã thoái vốn được gần 1.000 tỷ đồng
- ·ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót
- ·Vietnam Expo thúc đẩy hoạt động giao thương của DN Việt Nam
- ·Khám phá những làng nghề nổi tiếng ở Hưng Yên
- ·Người đàn ông suýt mất gần 50 triệu đồng
- ·Nhận định, soi kèo U23 Farense vs U23 Rio Ave, 18h00 ngày 6/1: Đắng cay sân nhà
- ·Vụ chai bia của Sabeco còn 1/4, tòa bất ngờ đình chỉ khởi kiện của nguyên đơn