【tỷ lệ bd hôm nay】Cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
Chỉ thị nêu rõ,ấpbáchphòngchốnghạnhánthiếunướcxâmnhậpmặtỷ lệ bd hôm nay thời gian tới, có khả năng sẽ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở nhiều vùng trên cả nước, đặc biệt tại các khu vực Trung du, Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, trong một số thời điểm xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể ở mức tương đương hoặc cao hơn cùng kỳ năm 2016 (năm xảy ra xâm nhập mặn lịch sử). Về lâu dài, do tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, nhất là trên hệ thống sông Mê Công, nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn có thể xảy ra thường xuyên và khốc liệt hơn.
Để chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm kê, đánh giá thực trạng, dự báo nguồn nước tại các hồ chứa, hệ thống thủy lợi trên địa bàn, tính toán cân bằng nước để điều chỉnh, bổ sung phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với thực tiễn nguồn nước, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
Căn cứ tình hình nguồn nước, khả năng bảo đảm cấp nước, tiếp tục điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp (chuyển đổi từ trồng lúa ở vùng thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước sang cây trồng cạn); rà soát, điều chỉnh kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân, xem xét lùi thời vụ, chuyển đổi sản xuất nếu nguồn nước không bảo đảm cung cấp trong suốt thời gian sản xuất. Tuân thủ các khuyến cáo của cơ quan chuyên môn liên quan đến thời vụ và tổ chức sản xuất để hạn chế nguy cơ thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Đồng thời, chỉ đạo triển khai các biện pháp cần thiết để có thể lấy nước chủ động, không phụ thuộc vào việc xả nước của hồ thủy điện (nạo vét cửa lấy nước các trạm bơm, cống, kênh mương, lắp đặt và vận hành trạm bơm dã chiến,...); chủ động tích trữ nước trong các hồ, ao, vùng trũng thấp, kênh rạch,... để sử dụng trong thời kỳ cao điểm hạn hán, xâm nhập mặn; đào ao, giếng, đắp đập tạm để trữ nước ngọt và ngăn mặn; đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa vào khai thác các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, nhất là ở các vùng có nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn (thực hiện xuống giống đồng loạt, tập trung theo từng vùng, từng cánh đồng, trong khung thời vụ, sử dụng các giống lúa chống chịu được mặn, hạn, phèn,... theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Bên cạnh đó, tổ chức lắp đặt, quan trắc, dự báo lượng nước về các hồ chứa và chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan liên quan theo quy định của Luật Thủy lợi, Luật Tài nguyên nước và Luật Khí tượng thủy văn; rà soát, điều chỉnh việc điều tiết nước tại các hồ chứa, điều chỉnh kế hoạch vận hành từng hệ thống công trình thủy lợi, bảo đảm vận hành an toàn, phù hợp với hiện trạng, diễn biến nguồn nước và nhu cầu sử dụng nước; đối với các công trình thủy lợi sử dụng nước ở hạ du các hồ chứa lớn, liên tỉnh, trong trường hợp chưa xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cần tổ chức xây dựng phương án, bố trí kế hoạch, thời gian lấy nước phù hợp với lịch vận hành của các hồ chứa.
Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp tích, trữ nước, đồng thời sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước. Trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng, cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tếcao.
Tăng cường kết nối, mở rộng mạng lưới cấp nước từ đô thị sang khu vực nông thôn để bảo đảm cấp nước cho người dân. Khi xảy ra nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, nhất là tại vùng cao, ven biển, phải thực hiện các biện pháp cấp nước, không để ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân do thiếu nước (hỗ trợ thiết bị lọc nước, chứa nước, sử dụng các phương tiện lưu động chuyên chở nước cung cấp cho người dân,...).
Theo dõi chặt chẽ diễn biến nguồn nước
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến nguồn nước, dự báo chuyên ngành, đánh giá nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại từng vùng, kịp thời thông tin, cảnh báo cho các địa phương biết để chỉ đạo và chủ động triển khai các biện pháp ứng phó; kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trợ các địa phương thực hiện kế hoạch, giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn (kiểm tra, tổng hợp nguồn nước trong các hệ thống thủy lợi, kế hoạch sử dụng nước, điều chỉnh thời vụ, giống cây trồng phù hợp,...), chỉ đạo triển khai các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt; xây dựng bản đồ trực tuyến cảnh báo nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, giải pháp bảo đảm nguồn nước cho sản xuất, cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng vùng để phục vụ xây dựng kế hoạch cấp nước, hạn chế thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chủ hồ và địa phương thống nhất kế hoạch vận hành, điều tiết nước cụ thể theo từng tuần đối với các hồ chứa nước trên từng lưu vực sông có nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước để bổ sung nước cho hạ du, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Chỉ đạo, hướng dẫn địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là tại các khu vực không chủ động về nguồn nước, thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn sang phát triển nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng; hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, sử dụng nước hiệu quả để các địa phương, doanh nghiệpvà người dân áp dụng.
Điều tiết, vận hành các hồ thủy điện, bảo đảm nguồn nước
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các chủ hồ thủy điện phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương trong thực hiện kế hoạch điều tiết, vận hành các hồ thủy điện, bảo đảm nguồn nước phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn cho hạ du, sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm và hài hòa giữa mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng và cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
Bộ Công Thương chỉ đạo theo dõi chặt chẽ tình hình thuỷ văn, nguồn nước tại các hồ thủy điện để cập nhật phương thức huy động hàng tháng, hàng tuần các nguồn thủy điện phù hợp, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp ở vùng hạ du và nhu cầu sử dụng điện của nhân dân; trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng cần ưu tiên sử dụng nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và nhu cầu thiết yếu khác theo quy định của Luật Thủy lợi.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Tổng cục Khí tượng thủy văn theo dõi, tăng cường dự báo, cung cấp các bản tin nhận định về tình hình khí tượng thủy văn, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cho các cơ quan liên quan và các địa phương để chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; tổ chức điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước; theo dõi, giám sát chặt chẽ việc vận hành các hồ chứa và các hoạt động khai thác, sử dụng nước nhằm phục vụ việc điều hòa, phân bổ nguồn nước theo quy định và hoàn thiện hệ thống giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
(责任编辑:La liga)
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Giám đốc điều hành Ford mê mẩn xe điện Xiaomi sau 6 tháng trải nghiệm
- ·Xanh SM ra mắt nền tảng Xanh SM Bike Platform cho tài xế xe máy điện VinFast
- ·Ngân hàng tiên phong đón đầu làn sóng kinh tế xanh lam
- ·Nhận định, soi kèo Pharco vs El Tersana, 19h30 ngày 3/1: Khó cho cửa trên
- ·BIDV dành 10.000 tỷ đồng tài trợ các dự án 'Công trình Xanh'
- ·Đường sắt cũng có thể giúp tạo ra điện mặt trời
- ·Phát triển 1 triệu héc
- ·Tập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp
- ·Mẹo đi xe đạp điện đúng cách trong những ngày mưa
- ·Facebook bị 'trục trặc kỹ thuật' nhưng không tiết lộ nguyên nhân
- ·CEO Mai Kiều Liên: Điều gì cần thiết, phục vụ cho xã hội, Vinamilk sẽ làm
- ·Quỹ Vì tương lai xanh tổ chức thi hùng biện
- ·4 mẫu xe hybrid phân khúc giá 1
- ·Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- ·'Làm sạch biển, nhận quà sống xanh' với BIDV Green Mission
- ·Xe điện và năng lượng tái tạo là 'cặp bài trùng' trong chuyển đổi xanh
- ·Vingroup và Vietravel hợp tác thúc đẩy du lịch xanh
- ·Mưa ngập, ùn tắc kéo dài trên cao tốc Phan Thiết
- ·5 lưu ý gì khi sạc xe máy điện