【hearts đấu với celtic】Vượt dịch tìm tri thức
Tất cả vì tương lai
Góp sóng và điện thoại cho em
Bình Phước có địa hình phức tạp,ượtdịchtigravemtrithứhearts đấu với celtic chính vì vậy trên địa bàn còn nhiều “vùng lõm” sóng viễn thông, đường truyền internet. Rất nhiều học sinh hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu, biên giới thiếu thiết bị học trực tuyến. Việc dạy và học online ở nhiều nơi đang rất khó khăn, chưa đạt kết quả như mong đợi.
Theo thống kê của Sở GD&ĐT, Sở Thông tin và Truyền thông, khi bước vào năm học 2021-2022, toàn tỉnh có khoảng 150 ngàn học sinh không đủ điều kiện học trực tuyến; 85 thôn, ấp, 118 trường học chưa có đường truyền internet; 644 thôn, ấp, trường học đường truyền internet yếu; 31 thôn, ấp, trường học chưa có sóng 3G, 4G. Để đáp ứng nhu cầu học trực tuyến của học sinh, lãnh đạo tỉnh đã vận động các doanh nghiệp (DN)viễn thông triển khai tối ưu mạng internet, nâng cấp đường truyền, dung lượng, kéo cáp quang đến trường học, khu vực lõm sóng, thực hiện miễn, giảm cước phí…
Lãnh đạo tỉnh phân bổ 10 ngàn điện thoại thông minh đợt 2 cho các huyện, thị xã, thành phố
Đặc biệt, tỉnh đã thành lập Ban vận động và tổ chức chương trình “Sóng và máy tính cho em” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với mục đích hỗ trợ học sinh hoàn cảnh khó khăn không có thiết bị, không được tiếp cận sóng điện thoại và internet. Đây là chương trình lớn của các cấp, ngành và mỗi người dân, DN dành cho học sinh, sinh viên và ngành giáo dục.
Ngay trong buổi phát động chương trình vào ngày 26-9, toàn tỉnh đã vận động được 25 tỷ 314 triệu 940 ngàn đồng; 7 laptop; 7 máy tính bàn; 373 điện thoại thông minh, máy tính bảng; 979 sim điện thoại 4G; 3.062 thiết bị hỗ trợ khác và gói cước. Tại buổi phát động, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền và lãnh đạo Viễn thông Bình Phước đã trao tặng 120 máy điện thoại thông minh cho 5 huyện có nhiều học sinh khó khăn, thiếu thiết bị học trực tuyến gồm: Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập và Bù Đăng.
Tính đến chiều 12-10, Ban vận động chương trình “Sóng và máy tính cho em” cấp tỉnh đã vận động được hơn 23,4 tỷ đồng; 2 laptop; 9 máy tính bàn; 761 điện thoại thông minh, máy tính bảng; 3.900 sim điện thoại 4G và 3.045 thiết bị hỗ trợ học trực tuyến, gói cước. Ban vận động cấp huyện, xã cũng kêu gọi được hàng tỷ đồng tiền mặt và các trang thiết bị phục vụ học trực tuyến. Số tiền vận động được, UBND tỉnh đã mua 10.000 điện thoại thông minh để trao cho các em thiếu thiết bị học trực tuyến. |
Phát biểu tại lễ phát động, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh, mặc dù chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng thời gian qua, các DN, mạnh thường quân đã đồng hành với tỉnh vượt qua nhiều khó khăn. Do tình hình dịch diễn biến phức tạp, Bình Phước phải triển khai học trực tuyến để vừa phòng dịch vừa đảm bảo sức khỏe học sinh và mục tiêu năm học. Tuy nhiên, toàn tỉnh vẫn còn khoảng 150 ngàn học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường mong muốn và tin tưởng rằng các đơn vị, DN, nhà hảo tâm sẽ tiếp tục hành trình nhân ái để kết nối tri thức, yêu thương, kết nối tình đoàn kết dân tộc, góp phần xây dựng Bình Phước, xây dựng xã hội số, đặc biệt là góp phần đầu tư cho học sinh có đủ điều kiện học tập.
100% học sinh sẽ được học trực tuyến
Ông Nguyễn Văn Lưu, Phó chủ tịch UBND huyện Bù Đăng cho biết: Toàn huyện có 59 trường với 30.726 học sinh. Khi chuẩn bị bước vào năm học mới, địa bàn huyện có đến 48,9% số học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến. Được tỉnh hỗ trợ 1.766 điện thoại thông minh, cùng sự nỗ lực của các cấp chính quyền trên địa bàn, đến nay chỉ còn khoảng 200 học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến. Với sự quan tâm của tỉnh và sự nỗ lực của địa phương, thời gian tới chúng tôi sẽ cố gắng trang bị đủ thiết bị cho các em.
Nhân viên VNPT Bình Phước hướng dẫn cài đặt 4G cho phụ huynh
Nhà ông Điểu Đun ở thôn Đắk La, xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng có 2 con cùng học chung lớp 3 Trường tiểu học Trần Quốc Toản. Vừa qua, nhà trường đã mời ông lên nhận thiết bị học trực tuyến cho các con nhưng ông cũng không biết sử dụng thế nào. Do đó, cô giáo chủ nhiệm phải giúp ông cài đặt phần mềm học trực tuyến và hướng dẫn hỗ trợ các con khi tham gia lớp học.
Em Điểu Hùng học lớp 6, Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (xã Bom Bo, huyện Bù Đăng) không có thiết bị học trực tuyến. Trong những tuần đầu của năm học, em phải học bằng đề cương cô giáo phát về tận nhà. Không có thầy cô hướng dẫn, ba mẹ cũng không biết chữ nên tỷ lệ hoàn thành bài tập được giao rất thấp. Ba của em là ông Điểu Rum rất vui mừng khi được nhà trường mời đến nhận điện thoại về cho con học trực tuyến. Không giấu được xúc động, ông Điểu Rum chia sẻ: Nhà cách trường học khoảng 5km theo đường chim bay. Từ khi trường tổ chức học trực tuyến, không có thiết bị, Điểu Hùng phải học bằng đề cương cô giáo phát. Nhà không ai biết chữ nên con tự giác học là chính. Nay được cấp điện thoại, con sẽ được thầy cô hướng dẫn học tốt hơn.
Thực hiện chương trình “Cùng em học trực tuyến” từ ngày 12-9 đến 14-10, các cấp bộ đoàn, hội, đội trong tỉnh đã vận động và trao 14 máy tính, 623 điện thoại thông minh, 12 điện thoại thông minh cũ, còn sử dụng được; 259 sim 4G, 7 tai nghe với tổng trị giá hơn 1,675 tỷ đồng. Lực lượng đoàn thanh niên cơ sở đã thành lập 4 đội hình thanh niên “IT áo xanh” giúp học sinh cài đặt, cập nhật phần mềm cho các thiết bị học trực tuyến. |
Chị LÊ THỊ HỒNG PHẤN, Phó bí thư Tỉnh đoàn |
Hiện nay, số lượng điện thoại cấp về cho học sinh học trực tuyến rất nhiều, tuy nhiên nhiều em chưa biết sử dụng, cài phần mềm để học… Thời gian qua, các nhà mạng, giáo viên chủ nhiệm đã nỗ lực hướng dẫn cài đặt điện thoại cho các em nhưng nhiều học sinh vẫn không biết sử dụng. Trước thực trạng này, Tỉnh đoàn đã ban hành kế hoạch tổ chức chương trình “Cùng em học trực tuyến”.
Với sự chung sức của các cấp chính quyền, các hội, đoàn thể và mạnh thường quân, từ khoảng 150 ngàn học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến đến nay toàn tỉnh chỉ còn 3.000 em. Phát biểu tại lễ trao 10 ngàn điện thoại thông minh được tổ chức ngày 12-10, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh khẳng định, số kinh phí, thiết bị vận động được trong toàn tỉnh ước đạt trên 27 tỷ đồng, dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, đường truyền internet tại nhiều địa phương đã được các DN viễn thông quan tâm nâng cấp, các “vùng lõm” sóng điện thoại cũng được phủ sóng. Chính những hỗ trợ này đã góp phần giảm bớt khó khăn, giúp học sinh học tập tốt trong điều kiện phòng, chống dịch. Thời gian tới, Ban vận động tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai vận động, kêu gọi sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan, DN và nhà hảo tâm để chương trình “Sóng và máy tính cho em” đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo mục tiêu 100% học sinh trong tỉnh có điều kiện học trực tuyến.
Xuân Túc
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- ·Thúc đẩy người dân phối hợp cứu di sản Hán
- ·Truy thu thuế 240,4 tỉ đồng từ kiểm tra sau thông quan
- ·Sóng tăng cuối năm có thể đến sớm hơn mọi năm?
- ·Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
- ·Tranh làng Sình có 6 mẫu mới tham dự Festival Nghề truyền thống
- ·Bất ngờ cổ phiếu giảm hàng loạt
- ·Cơ quan Hải quan hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp làm thủ tục hải quan
- ·Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ
- ·Hơn 25,4 triệu cổ phiếu của KGM sắp chào sàn UPCoM
- ·Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- ·Hơn 18 triệu cổ phiếu BGW lên sàn UPCoM
- ·Ba trường Đại học tranh tài cho ngôi vị vô địch của Bản lĩnh nhà đầu tư 2017
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/3
- ·Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh
- ·Sacombank muốn chuyển sàn niêm yết
- ·Phái sinh: Chỉ số VN30 vẫn ở xu thế tăng
- ·Lao PM thanks VN for helping his country with tax collection
- ·LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android
- ·CII: Cổ đông ngoại bán tiếp 6,3 triệu cổ phiếu