【kết quả scotland】Chiến thắng của ông Donald Trump ảnh hưởng thế nào với Đông Nam Á và Việt Nam?
Sự trở lại của ông Trump
So với các khu vực khác trên thế giới như Châu Âu, Châu Mỹ, và Trung Quốc, khả năng cao là Đông Nam Á sẽ ít chịu ảnh hưởng nhiều từ chính quyền nhiệm kỳ hai của ông Donald Trump.
Cho đến nay, các động thái trong chiến dịch tranh cử của ông Trump cho thấy rằng Đông Nam Á không phải là ưu tiên ngoại giao hàng đầu của ông, và điều này sẽ vô tình tạo điều kiện cho các bộ phận khác trong hệ thống chính trị Mỹ, bao gồm Quốc hội, Bộ Ngoại giao, và Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, để dẫn đầu chiến lược trong khu vực theo cách có tính toán, kỹ trị hơn.
Tuy nhiên, dự đoán lớn nhất của Đông Nam Á đối với nhiệm kỳ tiếp theo của ông Donald Trump là gia tăng đối đầu với Trung Quốc. Nhiều quốc gia trong khu vực cho rằng cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung có thể leo thang thành xung đột. Việc từ bỏ chính sách “cạnh tranh có kiểm soát” dưới thời kỳ Tổng thống Biden với những ràng buộc nhất định trong cách tiếp cận của chính quyền ông Biden có thể sẽ không được các quốc gia Đông Nam Á hoan nghênh.
Dưới một chính quyền Trump mới, chính sách “cứng rắn với Trung Quốc” có thể dẫn đến việc các quốc gia Đông Nam Á phải đưa ra những lựa chọn. Trong nhiệm kỳ đầu, chính sách này của ông đã dẫn đến một loạt sáng kiến xung đột với Trung Quốc trong khu vực. Chẳng hạn, Mỹ cố gắng thuyết phục các quốc gia Đông Nam Á cấm Huawei tham gia phát triển mạng 5G.
Về kinh tế và thương mại - vốn là ưu tiên hàng đầu của Đông Nam Á - khu vực sẽ không đặt nhiều kỳ vọng vào ông Trump, hay thậm chí là Mỹ nói chung sau những nỗ lực dưới chính quyền Biden. Ít ai sẽ tiếc nuối sự ra đi của Khung kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) mà ông Trump đã cam kết sẽ “khai tử”.
Tuy một số nước Đông Nam Á coi IPEF là cách để duy trì các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ, nhưng khuôn khổ này chưa bao giờ mang lại cơ hội tiếp cận thị trường Mỹ tốt hơn cho hàng xuất khẩu của khu vực. Ngay cả một trong những mục tiêu khiêm tốn của IPEF là đạt được một thỏa thuận thương mại kỹ thuật số giữa Mỹ và khu vực cũng đã không thành công vào năm 2023.
Mỹ có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu các quốc gia trong khu vực buộc phải đưa ra sự lựa chọn, đặc biệt xét đến lĩnh vực kinh tế và thương mại. Trung Quốc đang là một quốc gia kinh tế mạnh tại Đông Nam Á, là đối tác thương mại lớn nhất của khu vực ASEAN nói chung, đồng thời đóng vai trò lớn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu trong khu vực.
Ảnh hưởng với Việt Nam
Dưới thời Tổng thống Biden, quan hệ Việt - Mỹ đã có những bước tiến đáng kể, nổi bật là việc hai nước nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9/2023. Việc nâng cấp quan hệ này được chính quyền Biden coi là một trong những thành tựu ngoại giao lớn nhất tại Châu Á – Thái Bình Dương, đánh dấu một kỷ nguyên với với sự hợp tác song phương mạnh mẽ hơn trên cả hai phương diện kinh tế và an ninh. Thành tựu này cũng đảm bảo rằng mối quan hệ mạnh mẽ giữa Việt Nam và Mỹ sẽ được duy trì, bất kể chính quyền Mỹ tiếp theo là ai.
Tuy nhiên, nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump có thể sẽ ưu tiên giảm thiểu tình trạng mất cân bằng thương mại với Việt Nam hơn là tận dụng mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, và điều này sẽ có ảnh hưởng tới các chương trình hợp tác sâu rộng giữa Việt Nam và Mỹ.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump (2017-2021), quan hệ Việt - Mỹ đã đạt được những tiến triển mạnh mẽ trong cả lĩnh vực kinh tế và an ninh. Chính quyền Trump ủng hộ việc xây dựng quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với Việt Nam, thừa nhận tầm quan trọng chiến lược hàng đầu của Việt Nam tại Châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng.
Tuy nhiên, chính quyền ông Trump cũng bày tỏ lo ngại đối với tình trạng mất cân bằng thương mại song phương - đặc biệt là thâm hụt của Mỹ đối với Việt Nam, và có ý kiến về chính sách tiền tệ của Việt Nam. Minh chứng rõ nét nhất là vào tháng 12/2020, chính quyền Trump đã đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ, chỉ vài tuần trước khi kết thúc nhiệm kỳ.
Khi Biden bắt đầu nhiệm kỳ, cơ quan đại diện Thương mại Hoa Kỳ khẳng định vào tháng 4/2021 rằng không có “đủ bằng chứng” để phân loại Việt Nam là một nước thao túng tiền tệ, và vào tháng 7/2021 công bố sẽ không đưa ra biện pháp trừng phạt nào đối với Việt Nam.
Nếu Trump quay trở lại Nhà Trắng, rất có thể ông sẽ tiếp tục áp dụng cách tiếp cận cứng rắn trong thương mại, và đối với Việt Nam, điều này sẽ đồng nghĩa với việc ưu tiên áp các mức thuế quan hơn là tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược. Đặc biệt khi xét đến vị thế của Việt Nam như một trung tâm sản xuất thay thế cho nhiều doanh nghiệp Mỹ, tình trạng thặng dư thương mại ngày càng tăng của Việt Nam với Mỹ sẽ trở thành mối bận tâm lớn của ông Trump, nhất là trong bối cảnh ông đang theo đuổi các chính sách nhằm đưa hoạt động sản xuất trở lại Mỹ. Điều này có thể khiến ông Trump áp dụng các mức thuế quan cao hơn mức thuế mà ông Trump đã cam kết sẽ áp dụng đối với tất cả hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ.
Trong trường hợp này, có thể sẽ hạn chế khả năng hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực an ninh và công nghệ vốn được chính quyền Tổng thống Biden thiết kế để áp dụng trong khuôn khổ IPEF. Để giảm thiểu những hậu quả tiềm ẩn, chính quyền ông Trump có thể theo đuổi các thỏa thuận thương mại song phương với mục tiêu cụ thể, chẳng hạn giảm thuế đối với hải sản và nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, để có những ngoại lệ như vậy sẽ đòi hỏi quá trình đàm phán kỹ lưỡng giữa cả hai bên.
Việt Nam nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cả hai đảng phái của Mỹ, nhờ vào vị trí địa chính trị quan trọng tại Châu Á - Thái Bình Dương. Trong nhiều cuộc gặp gỡ và đối thoại với các nhà lãnh đạo Việt Nam, chính quyền trước của ông Trump khẳng định ông ủng hộ một Việt Nam hùng mạnh và thịnh vượng, với hàm ý vị trí chiến lược của Việt Nam có thể giúp Mỹ giữ được cân bằng địa chính trị trong khu vực.
Ngoài ra, chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam sẽ đem lại khả năng chủ động đối phó với những biến động từ bên ngoài.
Cơ hội cho Việt Nam từ chuyến thăm của Tổng thống Joe BidenGiới học giả Mỹ nhận định, Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ và đổi mới. Lợi thế về khả năng tiếp cận các trung tâm đổi mới và công nghệ của Mỹ sẽ mang lại lợi ích to lớn cho Việt Nam qua chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- ·Công ty chip đình đám của Trung Quốc bị hủy niêm yết vì gian lận tài chính
- ·Giá Galaxy Z Fold6, Z Flip6 'bay' vài triệu đồng ngay trong đêm ra mắt
- ·Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 5 và ICAR Việt Nam ra mắt iCar Entertainments
- ·Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng
- ·Cách hẹn giờ gửi tin nhắn trên iOS 18 mới nhất
- ·Bên trong nhà in 3D giá nửa triệu USD đẹp ngỡ ngàng ở Mỹ
- ·MobiFone trúng đấu giá lại khối băng tần C3 cho 5G
- ·Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- ·Cách hẹn giờ gửi tin nhắn trên iOS 18 mới nhất
- ·Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- ·Nhóm nhà khoa học 'sống thử ở sao Hỏa' 378 ngày
- ·Cách cá nhân hóa trên Google Chrome iPhone bạn nên thử
- ·Trải nghiệm người dùng nhìn từ quán trà đá
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao
- ·Đang trực tiếp, sự kiện Unpacked của Samsung bị cảnh báo dùng phần mềm lậu
- ·Cách cá nhân hóa trên Google Chrome iPhone bạn nên thử
- ·Công bố lộ trình dừng công nghệ di dộng 2G tại Việt Nam
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào, nắng nóng trở lại
- ·Hưởng lợi từ AI nhưng Google, Meta đều lo sợ rủi ro