【ket quả trực tuyến】Cần tăng cường kiểm tra cơ sở sản xuất rượu thủ công
(CMO) Những năm gần đây, các vụ ngộ độc thực phẩm có liên quan đến rượu chứa methanol vượt ngưỡng cho phép liên tiếp xảy ra, gây hoang mang và khiến người tiêu dùng lo lắng khi sử dụng các sản phẩm rượu sản xuất thủ công.
Các cơ quan chức năng chưa có thống kê chính xác, song trên thực tế, cơ sở sản xuất rượu thủ công được phân bố, trải đều khắp từ thành thị đến nông thôn. Trung bình mỗi ngày, mỗi cơ sở sản xuất ít nhất 10 lít rượu. Các cơ sở nấu rượu được hình thành tự phát theo hộ gia đình, chưa được đăng ký và cấp phép của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.
Rượu nấu thủ công không được kiểm định, không nhãn mác không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. |
Quy trình sản xuất rượu của các hộ gia đình hoàn toàn theo phương pháp thủ công. Gạo được nấu thành cơm, rồi tán men thành bột, rắc lên cơm và ủ. Sau một thời gian nhất định, cơm lên men và được mang ra chưng cất thành rượu. Qua tìm hiểu nguyên liệu để nấu rượu tại một cơ sở phần nào thấy được sự mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Gạo nấu rượu có chất lượng thấp, nhiều hạt ố vàng và mốc. Men để nấu rượu chỉ số ít là do người dân tự sản xuất theo truyền thống, số còn lại thì không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng như không nhãn mác. Khu vực nấu, dụng cụ chưng cất rượu được làm rất thủ công và không đảm bảo vệ sinh.
Ông Phạm Văn Hưng, Phó chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau, cho biết: "Theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất rượu, muốn đảm bảo các thông số đạt tiêu chuẩn thì rượu sau khi chưng cất xong phải qua hệ thống lọc khử để loại bỏ các độc tố trong rượu. Tuy nhiên, rượu sản xuất thủ công tại các hộ gia đình sau khi chưng cất đã được giao bán cho các tiệm tạp hoá, quán ăn… hoàn toàn không qua khâu cấp phép, kiểm định chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm".
Kiểm soát nguồn gốc chất lượng rượu, nhất là đối với rượu thủ công, ngày 14/9/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh rượu. Theo đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu thủ công phải có giấy phép sản xuất, trên sản phẩm phải dán nhãn mác kinh doanh với chính quyền địa phương.
Thực hiện nghiêm nghị định của Chính phủ, thời gian qua, ngành công thương tỉnh đã phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan kiểm tra và cấp phép sản xuất rượu, đồng thời hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hoá đối với một số sản phẩm rượu đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, con số này chiếm rất ít, còn lại hầu hết các cơ sở nấu rượu thủ công chưa được cấp phép cũng như kiểm định chất lượng sản phẩm rượu trước khi bán ra thị trường.
"Rượu pha bằng cồn công nghiệp rất nguy hiểm bởi khởi đầu nó có tác dụng tương tự như rượu thông thường. Khi vào cơ thể, methanol được chuyển hoá trở thành chất độc gây tổn thương đến tất cả cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là mắt và não… Phải mất 12 giờ hoặc thậm chí 1, 2 ngày sau khi uống, nạn nhân mới có biểu hiện ngộ độc như mờ mắt, thở nhanh, lơ mơ, chậm chạp, hôn mê… Khi đó thì tình trạng đã nặng nguy hiểm đến tính mạng", ông Phạm Văn Hưng cho biết thêm.
Để bảo đảm an toàn vệ sinh mặt hàng rượu, ngoài nỗ lực của ngành chức năng thì rất cần có sự vào cuộc của chính quyền các địa phương. Qua đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của chính các hộ sản xuất, kinh doanh rượu và của cả cộng đồng trong việc kiểm tra, kiểm soát, khai báo. Huy động sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trong việc nói không với việc sản xuất, kinh doanh rượu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ của người thân và cộng đồng./.
Huỳnh Nhi
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon
- ·Chính phủ đồng ý chủ trương tăng tần suất chuyến bay thương mại quốc tế
- ·Con dâu vạch trần thói xấu của mẹ chồng nhờ đặt camera giấu kín
- ·Infographics: Điểm nhấn nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2021
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·1000 bạn trẻ chung tay dọn rác sau bão ở Đà Nẵng
- ·Cách làm bánh xèo cho người ăn kiêng
- ·Nếu đã có con, trước khi ngoại tình, hãy dừng lại một nhịp để nghĩ...
- ·Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- ·10 năm xuất nhập khẩu tăng thêm hơn 400 tỷ USD
- ·Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh
- ·Người phụ nữ vượt biến cố cuộc đời, khởi nghiệp với hai bàn tay trắng
- ·Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Hoa Kỳ
- ·300 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm 33%
- ·Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
- ·Chàng trai 31 tuổi mắc ung thư đúc rút 5 điều quan trọng trong cuộc sống
- ·Gia tăng xuất khẩu nông sản có lợi thế trong năm 2022
- ·Những thú non bán hoang dã sinh ở Vinpearl Safari bây giờ ra sao?
- ·Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ
- ·Xuất khẩu cá ngừ thêm khó vì giá cước vận chuyển tăng