【bang xep hang vo dich ha lan】Theo dấu những con tàu
(CMO) Cà Mau hiện có trên 5.000 tàu đánh cá, trong đó có khoảng 2.000 tàu đánh bắt xa bờ. Trước đây, việc kiểm tra, giám sát chưa đồng bộ nên số vụ tàu cá của địa phương vi phạm quy chế vùng biển thường xuyên diễn ra, hoặc có tàu còn cố tình vi phạm vùng biển nước ngoài để đánh bắt. Cùng với biện pháp tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của các lực lượng chức năng, từ năm 2019, UBND tỉnh Cà Mau đã triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GSHT) trên các tàu cá nhằm ngăn chặn và chấm dứt tình trạng ngư dân vi phạm các quy định trong hoạt động đánh bắt thuỷ sản.
Trung tâm điều hành giám sát tàu cá hiện được UBND tỉnh giao cho Bộ đội biên phòng (BÐBP) Cà Mau quản lý, vận hành. Trên 2 màn hình tivi 55 inch, người trực sẽ nhận biết tất cả tín hiệu tàu cá, cả số đang chạy và neo đậu, kể cả tàu đang neo đậu trong bờ hay ngoài biển. Muốn kiểm tra bất cứ tàu cá nào, dù đang cách nhau hàng trăm hải lý, chỉ cần một cú nhấp chuột, mọi thông số như ký hiệu, tải trọng, tên thuyền trưởng, chủ phương tiện, địa chỉ, số điện thoại, đang ở kinh độ, vĩ độ nào... đều hiện rõ trên màn hình. Vì vậy, việc lắp đặt thiết bị GSHT đã giúp cơ quan chức năng và chủ tàu kiểm soát được hành trình của tàu cá trên biển.
Thiết bị này có độ phủ sóng rộng trên toàn vùng biển Ðông và vịnh Thái Lan; có khả năng gửi nhật ký, báo cáo điện tử, nhận thông tin bão, áp thấp nhiệt đới, có nút ấn khẩn cấp khi tàu gặp nạn. Khi lắp đặt xong, thiết bị sẽ tự động báo cáo vị trí về Trung tâm giám sát đặt tại Bộ Chỉ huy BÐBP tỉnh. Nếu Trung tâm phát hiện có phương tiện đang hải trình gần vùng biển giáp ranh với các nước sẽ sử dụng các hệ thống thông tin liên lạc kêu gọi thuyền trưởng, hoặc thông báo cho chủ phương tiện biết để kịp thời điều khiển phương tiện quay trở lại. Tàu nào cố tình vi phạm, lực lượng chức năng sẽ căn cứ vào dữ liệu này để xử lý.
Bộ đội Ðồn Biên phòng Sông Ðốc hướng dẫn ngư dân nhận biết vùng biển được đánh bắt và tham gia bảo vệ chủ quyền vùng biển của Việt Nam. |
Ðến nay, tỉnh Cà Mau đã vận động 1.455/1.499 tàu cá trên địa bàn lắp đặt thiết bị GSHT, còn lại 44 tàu chưa lắp đặt là có lý do, như đã sang bán cho các tỉnh khác, hư hỏng không khai báo. Mới đây các cơ quan chức năng Cà Mau cũng thông báo khai trừ 21 tàu ra khỏi danh sách vì các lý do khác. Qua hệ thống giám sát, các cơ quan chức năng đã phát hiện và kêu gọi 61 tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài quay về vùng biển Việt Nam, xử lý vi phạm hành chính 12 trường hợp cố tình vi phạm.
Ðiển hình, vào ngày 13/9 vừa qua, thừa uỷ quyền của UBND tỉnh, cơ quan nghiệp vụ BÐBP Cà Mau đã triển khai Quyết định số 2314/QÐ-XPVPHC (ký ngày 7/9/2022) của UBND tỉnh Cà Mau về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Văn Khải, sinh năm 1977, thường trú tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, chủ tàu đánh cá CM 99772 TS và thuyền trưởng Lê Văn Buôn, ngụ cùng địa chỉ, với số tiền trên 1,4 tỷ đồng; đồng thời tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện.
Qua điều tra, xác minh của BÐBP, ông Khải và ông Buôn đã vi phạm các quy định, như giấy phép khai thác thuỷ sản và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hết hạn; tàu cá đã lắp thiết bị GSHT nhưng bị chủ tàu tháo khỏi tàu khi tàu cá hoạt động trên biển; đưa tàu cá sang vùng biển nước ngoài hoạt động khai thác thuỷ sản trái phép; không đăng ký lại tàu cá theo quy định; không có nhật ký khai thác thuỷ sản; không mua bảo hiểm thuyền viên; không thông báo cho tổ chức quản lý cảng cá trước khi rời cảng cá theo quy định; thuyền trưởng không có văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn; không có giấy tờ tuỳ thân theo quy định. Các hành vi trên đã vi phạm quy định tại Khoản 6, Ðiều 73, Luật Thuỷ sản năm 2017 và các quy định tại Nghị định 42/2019.
Ðại tá Phạm Anh Chương, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BÐBP Cà Mau, cho biết: "Việc lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá không chỉ nhằm phục vụ cho công tác quản lý, giám sát, phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm, tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá tỉnh Cà Mau vi phạm vùng biển nước ngoài, mà còn hỗ trợ cho công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển và thực hiện xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thuỷ sản”.
Anh Tô Thành Lợi, ngư dân thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, chia sẻ: ”Trước đây giao tàu cho thuyền trưởng, ra biển rồi thì mình không biết tàu đang ở đâu, thuyền trưởng nói ở đâu thì mình biết ở đó. Bây giờ ngồi ở nhà chỉ cần mở điện thoại là biết tàu của mình đang ở vị trí nào, hoạt động hay không hoạt động. Nếu tàu ra gần vùng biển giáp ranh với nước ngoài là có tín hiệu báo ngay, hoặc mấy anh ở Ðồn Biên phòng điện ngay cho mình nhắc nhở, kêu gọi tàu quay trở vào”.
"Với những người đã tham gia lắp đặt thì ai nấy đều thấy an tâm mỗi khi phương tiện của họ ra khơi. Vì rất nhiều chủ phương tiện không trực tiếp đi tàu mà giao toàn bộ tài sản cho thuyền trưởng. Trước kia, tàu đánh bắt ở đâu, họ rất khó kiểm soát. Nay chỉ với một chiếc điện thoại thông minh là chủ tàu đã giám sát, bảo vệ được tài sản của mình”, ông Ðoàn Quốc Lượm, ngư dân thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, cho biết thêm.
Nhờ thiết bị giám sát hành trình, cơ quan chức năng có thể quản lý, giám sát và hỗ trợ tàu cá, giúp ngư dân an tâm bám biển. |
Với mục tiêu lấy lại "thẻ xanh" cho hải sản Việt Nam từ Uỷ ban châu Âu (EC), thời gian qua, BÐBP tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị cơ sở tập trung tuyên truyền cho chủ phương tiện và thuyền trưởng để họ trở thành cộng tác viên tuyên truyền cho những ngư dân khác. Cách làm này cũng phát huy được hiệu quả, bởi họ là những người có uy tín trong nghề. Nội dung được lực lượng BÐBP tuyên truyền không chỉ có những quy định của Nhà nước Việt Nam, mà còn thông tin về những quy định, hình thức xử phạt của các nước trong khu vực khi tàu cá nước khác đánh bắt vi phạm vùng biển. Qua đó, nâng cao nhận thức của ngư dân, hiểu được không chỉ có Việt Nam mà các nước khác cũng nghiêm cấm hành vi này.
Ðánh bắt vi phạm vùng biển nước ngoài không chỉ gây thiệt hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến uy tín của mặt hàng hải sản Việt Nam, làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia. Ðiều này cho thấy chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa, chỉ có khai thác có trách nhiệm mới có thể đảm bảo được sự phát triển bền vững và bảo vệ được tài nguyên khoáng sản trên biển./.
Lê Khoa - Mai Lan
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- ·Google thay đổi biểu tượng, tôn vinh nghệ thuật cải lương Việt Nam
- ·Video cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng nhận chiếc cặp nghi đựng 450 nghìn USD
- ·Bộ Văn hóa chưa nhận được báo cáo về hiện tượng kinh doanh chùa đền
- ·VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- ·Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới
- ·Tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước 72.068 tỷ đồng trong năm 2021
- ·Hướng tới một mạng 5G xanh và tối ưu hóa
- ·Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Baniyas, 19h55 ngày 6/1: Khó tin cửa dưới
- ·Nhập khẩu cá tra giá trị gia tăng của Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng 8,5 lần
- ·Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- ·Google phát hiện lỗ hổng bảo mật trên trình duyệt web của Apple
- ·Việt Nam hứng chịu 1.495 cuộc tấn công mạng từ đầu năm đến nay
- ·Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm
- ·Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- ·Người dùng đang nhận hàng chục triệu email độc hại về Covid
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 67 phát hành ngày 4/6/2019
- ·Thi vào lớp 10 TPHCM: Gần 50% thí sinh dưới điểm trung bình môn Toán
- ·Sông Sài Gòn bị sạt lở
- ·Rao bán dữ liệu khách hàng trên mạng xã hội: Biết là sai nhưng sao vẫn công khai?