【bạn xếp hạng bóng đá ý】Thị trường nhà ở Hà Nội giá tăng mạnh, khan hiếm sản phẩm bình dân
Thị trường nhà ở Hà Nội giá tăng mạnh,ịtrườngnhàởHàNộigiátăngmạnhkhanhiếmsảnphẩmbìnhdâbạn xếp hạng bóng đá ý khan hiếm sản phẩm bình dân
Nguồn cung mở bán mới dự kiến sẽ tăng trở lại vào năm 2022, đạt khoảng 26.000 - 28.000 căn tại Hà Nội. Tuy nhiên, sự khan hiếm của các sản phẩm bình dân được dự báo vẫn tiếp diễn.
Báo cáo thị trường bất động sảnquý I/2022 của CBRE đã chỉ ra, trong 3 tháng đầu năm, thị trường nhà ở Hà Nội có khoảng 3.500 căn hộ chung cưmở bán mới, giảm 39% theo quý và 20% theo năm.
Doanh số bán vượt nguồn cung
Phần lớn nguồn cung mới mở bán trong quý đến từ các đợt mở bán tiếp theo của các dự án đã mở bán (6 dự án) và chỉ có 2 dự án lần đầu được mở bán. Căn hộ phân khúc trung cấp vẫn là sản phẩm phổ biến nhất trên thị trường, khi chiếm 66% tổng nguồn cung mới trong quý.
Khu vực phía Tây là khu vực đóng góp nhiều nguồn cung mới nhất với 53% tổng số căn mở bán mới. Mặc dù chỉ có một dự án mới mở bán trong quý nằm ở khu phía Đông, khu vực này đứng thứ hai về tỷ trọng nguồn cung mới, với 42%.
Theo thống kê của CBRE, doanh số bán hàng vượt nguồn cung mới. Cụ thể, số căn bán được ghi nhận trong quý là 4.200 căn, trong đó, phân khúc trung cấp chiếm tỷ trọng cao nhất với 71% tổng doanh số bán hàng trong quý. Giá bán ở thị trường sơ cấp ghi nhận trung bình ở mức 1.655 USD/m2 (chưa bao gồm VAT và phí bảo trì), tăng 13% theo năm và 4% theo quý.
Phân khúc trung cấp ghi nhận mức tăng mạnh nhất theo năm, ở ngưỡng 16% do sự nâng cấp định vị của các dự án khu đô thị. Tại thị trường thứ cấp, giá bán trung bình đạt 1.278 USD/m2, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất trong vòng năm năm qua do nguồn cung mới hạn chế, đặc biệt là khu vực nằm trong đường vành đai 3.
Giá trung bình phân khúc cao cấp giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tỷ trọng cao ở các dự án nằm tại khu vực nhà ở mới. Quận Tây Hồ ghi nhận mức giá cao mới khi một dự án hạng sang ở vị trí đắc địa được mở bán trong quý này.
Các dự án cao cấp tại các quận trung tâm như Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa và Tây Hồ ghi nhận mức tăng giá cao hơn trung bình thị trường, ở ngưỡng từ 10% trở lên theo năm.
Nguồn cung mở bán dự kiến tăng trở lại, mức tăng 5 - 8%
Nguồn cung mở bán mới dự kiến sẽ tăng trở lại vào năm 2022, đạt khoảng 26.000 - 28.000 căn tại Hà Nội. Sự khan hiếm của các sản phẩm nhà ở bình dânđược dự báo vẫn tiếp diễn do kết nối hạ tầng đến các khu vực ngoại thành xa hơn ngoài đường Vành đai 4 sẽ mất nhiều thời gian để hoàn thiện.
Nguồn cung đến từ các khu đô thị, dự kiến sẽ tiếp tục chiếm tỷ trong cao trong tổng nguồn cung mới thị trường. Do tâm lý thị trường vẫn tích cực, số lượng căn bán được dự báo sẽ đạt 90% hoặc cao hơn tổng lượng căn hộ mở bán mới và giá sơ cấp sẽ tăng với tốc độ vừa phải hơn từ 5 - 8% trong năm 2022.
Mặc dù tâm lý thị trường tích cực, diễn biến thị trường tại thời điểm cuối năm nay sẽ phụ thuộc vào những thay đổi trong điều kiện kinh tế vĩ mô trước lo ngại về mặt bằng giá tăng cao và áp lực lạm phát.
Đối với phân khúc nhà ở gắn liền với đất, có 296 căn từ 2 dự án được ghi nhận mở bán mới trong 3 tháng đầu năm, tương đương với 56% tổng lượng mở bán mới trong quý I. Tất cả sản phẩm mở bán mới đều là nhà liền kề, với mức giá trung bình vào khoảng 7.000 USD/m2 đất, cao hơn so với mặt bằng giá sơ cấp trung bình cùng kỳ năm ngoái, ở ngưỡng 5.300 USD/m2.
Dự báo, trong các quý tới, một số các khu đô thị tại Hà Nội và khu vực xung quanh dự kiến sẽ bắt đầu khởi động các hoạt động bán hàng. Tổng nguồn cung mở bán mới trong năm 2022 dự kiến đặt khoảng 3.000 - 4.000 căn.
Do nhu cầu của cả nhà đầu tư và người mua để ở vẫn mạnh mẽ đối với các sản phẩm nhà ở gắn liền với đất, lượng căn bán được dự báo sẽ vượt mức các năm trước và ngang bằng với lượng mở bán mới.
Giá được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng ít nhất trong nửa đầu năm, mặc dù hoạt động đầu cơ có thể hạ nhiệt khi cơ quan nhà nước bắt đầu theo dõi thị trường chặt chẽ hơn.
- ·Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·Khai Xuân Đinh Dậu
- ·Trong tương lai, xe điện có thể tìm kiếm trạm sạc bằng giọng nói?
- ·Mỗi dự án khởi nghiệp được hỗ trợ tối đa 2 tỉ đồng
- ·Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
- ·Công bố phù hợp an toàn thực phẩm kéo dài mất cơ hội kinh doanh của DN
- ·"Thuận" cho quản lý nhưng chưa “lợi” cho doanh nghiệp
- ·ADB cấp vốn cho SHB tài trợ giao dịch xuất nhập khẩu
- ·Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·Tại sao iPhone 13 lại có camera đặt chéo?
- ·SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng
- ·Windows 11 dành nhiều hỗ trợ cho người khuyết tật
- ·Tây Ninh vận động cán bộ, công chức và người dân toàn tỉnh dùng ứng dụng PC
- ·Chip bán dẫn sắp tăng giá do Trung Quốc cắt điện
- ·Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
- ·Thủy sản 4 đã hoàn thành gần 50% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2017
- ·Thế Giới Di Động, Điện máy Xanh tăng tốc quý IV, kỳ vọng tăng trưởng năm 2021
- ·Trận chiến của các nền tảng video trực tuyến tại Đông Nam Á
- ·Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- ·Shipper tại Sài Gòn ngày 30/9 tăng gần gấp đôi so với tuần trước
- Ngành điện Kiên Giang: Tăng cường công tác tiết kiệm điện giai đoạn 2020
- Bất ngờ giá nho nhập khẩu rẻ như khoai
- Bài 4: Nâng cấp, hoàn thiện cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử
- Ngành gỗ: Sẵn sàng tận dụng lợi thế
- Hơn 500 đại biểu tham dự Hội thảo phát triển nguồn năng lượng tái tạo
- Điều chỉnh chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách 27 cục hải quan tỉnh, thành phố
- Bộ Tài chính lên tiếng việc 'xăng dầu giảm giá mạnh, hàng hóa vẫn tăng'
- TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp đột phá trong quản lý nhà nước về hải quan
- Vinamilk: 10 năm trong Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất của Forbes Việt Nam
- Gia nhập hệ sinh thái Masan, Phúc Long phát triển bứt phá