【ket qua ty so】Đổi mới cơ chế quản lý công sản đến năm 2020
Đề án trên đánh giá thực trạng,Đổimớicơchếquảnlýcôngsảnđếnnăket qua ty so những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản lý tài sản công giai đoạn 2001-2010 và những mục tiêu, định hướng chiến lược quản lý tài sản công giai đoạn 2011-2020.
Từ năm 2011 đến 2020 là giai đoạn quyết định bước phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khai thác nội lực từ tài sản công giữ vị trí quan trọng ở giai đoạn này, vì thế đổi mới cơ chế quản lý tài sản công hiện nay và trong giai đoạn 2011 - 2020 là đòi hỏi tất yếu khách quan của quá trình tiếp tục đổi mới toàn diện ở nước ta.
Chiến lược quản lý tài sản công giai đoạn 2011-2020 đề xuất các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý đối với 4 nhóm tài sản chính:
Đối với quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức,sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; Tiếp tục triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; tổ chức đánh giá 5 năm triển khai Luật để tiến tới xây dựng Luật bổ sung, sửa đổi với mục tiêu bao quát hết các loại tài sản công; Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước đồng thời thực hiện hậu kiểm tra sau khi phương án được phê duyệt; Hiện đại hóa công tác quản lý công sản và hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia; Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài sản công và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
Đối với quản lý, sử dụng tài sản công là kết cấu hạ tầng,sẽ tập trung xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất về quản lý tài tài sản công thuộc kết cấu hạ tầng với quan điểm Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển, khai thác và bảo vệ tài sản công thuộc kết cấu hạ tầng; Huy động các nguồn lực ngoài Nhà nước để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; Thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công thuộc kết cấu hạ tầng và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, sử dụng tài sản công thuộc kết cấu hạ tầng.
Đối với quản lý, sử dụng tài sản công do xác lập quyền sở hữu của Nhà nước, về xử lý tài sản tịch thu do vị phạm hành chính,sẽ sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng thống nhất một cơ quản quản lý và xử lý. Việc xác định giá tài sản Nhà nước theo hướng, giá trị tài sản Nhà nước phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Về tổ chức bán tài sản nhà nước, sẽ xác định công tác bán đấu giá là một nghề kinh doanh vì vậy cần được xã hội hoá để tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng. Đối với trường hợp bán đấu giá tài sản công thì nhất thiết phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công, bao gồm Hội đồng bán đấu giá đối với tài sản có giá trị lớn, phức tạp, Hội đồng không cần có đấu giá viên, việc niêm yết công khai tài sản bán đấu giá...
Đối với quản lý tài chính đất đai,sẽ rà soát, đánh giá, tổng kết hệ thống cơ chế, chính sách về quản lý đất đai và tài nguyên thiên nhiên; Sửa đổi bổ, sung Luật Đất đai năm 2003. Sau khi Luật Đất đai sửa đổi được ban hành thì tổng kết, rà soát các cơ chế tài chính đối với đất đai hiện đang được quy định tại rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau để thống nhất hệ thống chính sách tài chính đối với đất đai
Bên cạnh các giải pháp về đổi mới cơ chế quản lý tài sản công, đề án còn đề cập đến các giải pháp về tổ chức thực hiện như công tác tuyên truyền, phổ biến; thanh tra, kiểm tra; bộ máy tổ chức thực hiện và sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương và các cấp chính quyền…, coi đây là những biện pháp có ý nghĩa quan trọng góp phần quản lý tiết kiệm, có hiệu quả tài sản công.
Theo Cục Quản lý công sản, Chiến lược đổi mới cơ chế quản lý tài sản công giai đoạn từ 2011 đến 2020 với những nội dung định hướng chủ yếu vừa khai thác, sử dụng tài sản vừa quan tâm đầu tư và đầu tư đúng mức phát triển tài sản, đặc biệt phát triển công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia.
Đồng thời, Đề án xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ tài sản công hiện có gắn với thị trường sẽ làm tăng hiệu quả của quản lý. Tổ chức tốt việc xây dựng và thực hiện những định hướng đổi mới cơ chế quản lý tài sản công nhằm thực hiện quản lý chặt chẽ tài sản công và khai thác cao nhất nguồn lực từ tài sản, đất đai, tài nguyên quốc gia phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước giai đoạn 2011-2020.
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- ·Hệ thống ngành Tài chính Điện Biên không ngừng đổi mới, phát triển
- ·Người chơi xổ số Hà Tĩnh may mắn nên trúng thưởng nhiều, công ty lỗ
- ·Hỗ trợ gia tăng khả năng quản trị cho doanh nghiệp
- ·Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
- ·Chưa giao quyền, cấp phó có được thay đổi chủ tài khoản?
- ·Thu thuế bảo vệ môi trường không phải chỉ chi cho môi trường
- ·Không xử lý người đứng đầu nếu kịp thời khắc phục hậu quả
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Ngành LĐTB&XH ước giải ngân đạt 50% kế hoạch vốn đầu tư công
- ·Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
- ·HABECO ủng hộ 1,35 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ
- ·Bộ Công Thương cam kết không “mọc” lại điều kiện kinh doanh sau cắt giảm
- ·Tài sản biếu tặng đắt tiền: Phải xác định giá sát thị trường khi tiếp nhận và bàn giao
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đầu tuần có mưa, rồi hửng nắng tăng nhiệt
- ·Giải quyết kiến nghị cử tri: Nói phải đi đôi với làm
- ·Thủ tướng chỉ thị nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại
- ·Nghị quyết 19 năm 2018: Sức ép luôn nóng mới thúc đẩy hành động
- ·Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- ·Vụ án TrustBank: Luật sư tranh luận về việc mua bán căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch