【arap xeut vs】Nền kinh tế 5 tháng đầu năm: Đã có chuyển biến tích cực
Tình hình kinh tế 5 tháng đầu năm đã có chuyển biến và đạt được kết quả bước đầu đáng khích lệ; các giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục phát huy hiệu quả. Tuy nhiên,ềnkinhtếthngđầunămĐcchuyểnbiếntchcựarap xeut vs sản xuất kinh doanh của các DN và đời sống của người dân vẫn gặp nhiều thách thức.
Lạm phát tiếp tục giảm
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 5, chỉ số sản xuất công nghiệp (SXCN-IIP) tăng 4,4% so với tháng 4 và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2012, IIP tăng 4,2% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp khai thác mỏ tăng 2,1%; công nghiệp chế biến tăng 3,8%; sản xuất, phân phối điện, ga, nước tăng 14,3% so với cùng kỳ. Tình hình SXCN đang có chuyển biến tốt, hoạt động xuất khẩu (XK) vẫn tiếp tục gia tăng trong điều kiện nền kinh tế thế giới vẫn khó khăn. Tính chung, 5 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch XK ước đạt gần 42,86 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, XK của DN có vốn đầu tư nước ngoài không kể dầu thô ước đạt gần 23,15 tỷ USD, tăng 43,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mức tăng kim ngạch XK ít phụ thuộc vào sự tăng giá các sản phẩm XK mà do tăng về lượng XK, bởi giá của hầu hết các mặt hàng nông sản đều giảm so với cùng kỳ. Cụ thể, giá gạo XK giảm 5,4%, cao su: 30,6%, cà phê: 4,4%, hạt điều: 7,8%, sắn và các sản phẩm từ sắn: 16,7%.
Như vậy, lạm phát tiếp tục giảm, vấn đề kiềm chế lạm phát đang phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn cần thực hiện các chính sách một cách linh hoạt, bởi nếu lạm phát giảm xuống quá thấp sẽ gây đình trệ kinh tế. Hơn nữa, năm 2011, tỷ giá luôn biến động, nhưng vào thời điểm này tỷ giá đang ổn định, dự trữ ngoại hối của Việt Nam cũng tăng lên, cán cân tổng thể thanh toán quốc tế quý I dư 5 tỷ USD, quý II mặc dù không đạt được như quý I nhưng có đà thặng dư. Cũng trong 5 tháng đầu năm, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 4,51 tỷ USD, bằng 99,8% so với cùng kỳ năm 2011. Tính đến ngày 20-5, cả nước có 283 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 4,12 tỷ USD, bằng 74,7%; có 82 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 1,2 tỷ USD, bằng 52,5% so với cùng kỳ. Tính chung, 5 tháng, cả vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,32 tỷ USD, bằng 68,2% so với cùng kỳ.
Sản xuất cá tra xuất khẩu tại Công ty Chế biến XNK Thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu. |
Áp lực giữ tăng trưởng còn lớn
Tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước bắt đầu có dấu hiệu tốt hơn, qua yếu tố tồn kho giảm dần. Tính đến ngày 1-5, tổng mức bán lẻ kinh doanh hàng hóa dịch vụ tăng lên, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến đã giảm so với tháng 3 và 4, tuy nhiên so với cùng kỳ vẫn tăng 29,4%. Các DN vẫn duy trì hoạt động, song vướng nhất vẫn là đầu ra, do đó cần tiếp tục có các gói kích cầu để tăng tiêu thụ, giảm tồn kho. Mặc dù lãi suất liên ngân hàng đã giảm, Ngân hàng Nhà nước đã có những chủ trương hỗ trợ DN sản xuất, nhưng lãi suất vay chưa giảm như kỳ vọng, các DN vẫn khó tiếp cận vốn vay lãi suất thấp. Kinh tế chưa hết khó khăn, mà biểu hiện là việc phục hồi tăng trưởng kinh tế chậm. Quý I, tăng trưởng kinh tế ở mức 4%, sang quý II dự báo 4,5% nếu như tính bình quân hai quý đầu năm vẫn chưa đạt. Điều này cho thấy áp lực giữ tăng trưởng hợp lý cho 6 tháng cuối năm còn lớn.
Công nghiệp chế biến đang phát triển rất chậm, đặc biệt các ngành chế biến liên quan đến XK gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Tình hình SXCN 5 tháng đầu năm vẫn khó khăn, với mức tăng chậm nhất so với những năm gần đây. Công nghiệp khai thác, dầu, than, khí… hầu như không tăng. Tăng trưởng kinh tế có phần quyết định chính từ công nghiệp chế biến, chế tạo khi đóng góp vào GDP 34-35%, nhưng 5 tháng đầu năm các ngành này tăng trưởng thấp do gặp khó ở khâu tiêu thụ sản phẩm. Một số ngành, lượng hàng tồn kho còn khá lớn, như xi măng, thép… Ngân hàng Nhà nước đang tích cực tháo gỡ khó khăn cho DN, song vấn đề là sức hấp thụ vốn còn yếu, số DN phá sản, giải thể do sản xuất kinh doanh thua lỗ chiếm 69%. Cầu thu hẹp đã ảnh hưởng "sức khỏe" tài chính DN, điều này khiến các ngân hàng thương mại khó quyết định khi rót vốn...
Nguồn: QĐND
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- ·TP HCM: Tiêu hủy hơn 1.700 hàng hóa vi phạm tổng trị giá hơn 100 triệu đồng
- ·Việt Nam nằm trong số các nền kinh tế phát triển nhanh nhất đến năm 2030
- ·Nhà đầu tư chứng khoán nên cân nhắc chốt lời nếu đã giải ngân thăm dò
- ·Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong
- ·PXT bị cưỡng chế thuế 3,5 tỷ đồng
- ·Đẹp như Hà Thanh Xuân, Quang Lê cũng phải 'mê mẩn'
- ·'Công chúa giải trí Thái Lan' Anne Thongprasom bị giật chồng trong phim mới
- ·Tấn công mạng toàn cầu: Việt Nam đã có trường hợp bị nhiễm mã độc
- ·Dự kiến tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi lên 125 triệu đồng
- ·Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- ·Lãi suất trúng thầu trái phiếu chính phủ tăng ở kỳ hạn 10,15 năm
- ·Hàng trăm gian hàng tham gia Hội chợ OCOP Quảng Ninh
- ·Tương lai nào cho Tổ chức Thương mại thế giới?
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·Ngày 17/4: Giá dầu thô tăng và gas đồng loạt tăng
- ·Tăng cường quảng bá hình ảnh Việt và hàng hoá Việt tại Bỉ
- ·Dấu hiệu nhận diện doanh nghiệp mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
- ·Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện
- ·Sao Việt 2/9: Lê Giang quyến rũ, Minh Hương miệt mài làm việc