【kq bdn】Quy hoạch tỉnh Tây Ninh: Lựa chọn mục tiêu tăng trưởng cao, đột phá
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thanh Ngọc,ạchtỉnhTâyNinhLựachọnmụctiêutăngtrưởngcaođộtphákq bdn Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh tại Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030 diễn ra chiều 21/4 tại Hà Nội.
Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh, Tây Ninh là tỉnh biên giới, với 3 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát, Tân Nam, 3 cửa khẩu quốc gia Kà Tum, Chàng Riệc, Phước Tân và 10 cửa khẩu phụ khác. Vì vậy, Tây Ninh là đầu mối giao thương quan trọng kết nối Việt Nam với các nước ASEAN trong vùng Mekong mở rộng, các hành lang kinh tếquốc tế nhờ tuyến đường Xuyên Á.
Mặt khác, Tây Ninh còn là địa phương có nhiều tiềm năng, cơ hội và lợi thế để đón bắt làn sóng đầu tưdịch chuyển từ Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh Đông Nam Bộ để phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Thời gian qua, tỉnh Tây Ninh đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên các vấn đề, điểm nghẽn lớn trong phát triển kinh tế của tỉnh vẫn còn tồn tại như quy mô GRDP của tỉnh Tây Ninh còn nhỏ so với vùng Đông Nam Bộ (chỉ cao hơn tỉnh Bình Phước); tình trạng liên kết giữa khu vực nông nghiệp và sản xuất công nghiệp chưa cao; môi trường kinh doanh chưa hấp dẫn đối với doanh nghiệp; nguồn nhân lực của tỉnh mới đáp ứng nhu cầu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội ở trình độ trung bình...
"Tất các các vấn đề, điểm nghẽn đó cần được nhận diện và tập trung xử lý trong quy hoạch tỉnh lần này", Thứ trưởng nói.
Theo dự thảo Quy hoạch tỉnh Tây Ninh, tỉnh đề ra mục tiêu phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để đưa Tây Ninh phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Công nghiệp và dịch vụ du lịch là động lực chủ yếu cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Tây Ninh trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch của vùng và cả nước.
Nông nghiệp phát triển ổn định, theo hướng an toàn, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để mở rộng thị trường, nâng cao hiệu suất và lợi nhuận thông qua cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa và số hóa và kinh tế tuần hoàn.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị đầu tư đồng bộ, hiện đại. Khoa học, công nghệ, kinh tế tri thức được phát huy, trở thành nhân tố chủ yếu đóng góp cho nâng cao chất lượng tăng trưởng; phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao.
Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện thuộc nhóm tiên tiến của cả nước; đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của nhân dân được nâng lên; mở rộng hợp tác, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh vững chắc, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội
Đến năm 2030, Tây Ninh trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và là địa điểm có môi trường sống tốt bậc nhất khu vực, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu để trở thành điểm đến hấp dẫn để sinh sống và làm việc.
Tầm nhìn đến năm 2050, Tây Ninh trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển dựa vào công nghiệp sạch và nông nghiệp công nghệ cao, có thương mại và du lịch phát triển và là cửa ngõ thương mại quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trở thành tỉnh có chất lượng cuộc sống cao toàn diện ở mọi mặt để thu hút và giữ chân người dân…
Về không gian phát triển, dựa trên các cơ sở và tiêu chí phân vùng, tỉnh Tây Ninh có thể được tổ chức thành 3 vùng chính.
Cụ thể, Vùng 1 – Vùng đô thị công nghiệp: gồm thị xã Trảng Bàng, huyện Gò Dầu và một phần phía Nam huyện Dương Minh Châu, là vùng phát triển công nghiệp, đô thị dịch vụ công nghiệp, và nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, tâm phát triển của vùng 1 là tam giác Trảng Bàng – Phước Đông – Gò Dầu.
Vùng 2 – Vùng đô thị văn hóa, dịch vụ và du lịch: gồm thành phố Tây Ninh, thị xã Hòa Thành, vùng phía Tây huyện Dương Minh Châu và một phần phía Đông huyện Châu Thành. Vùng 2 là trung tâm hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch, lấy dịch vụ làm chủ đạo, phát triển đô thị có tính lan tỏa kết nối với hồ Dầu Tiếng.
Vùng 3 – Vùng đô thị sinh thái và cảnh quan: gồm huyện Tân Biên, huyện Tân Châu, phía Tây Châu Thành và phía Bắc Bến Cầu. Đây là vùng phát triển Nông nghiệp, từng bước phát triển dịch vụ hướng an sinh xã hội và du lịch sinh thái ở các khu vực Lò Gò – Xa Mát, rừng Hòa Hội, sông Vàm Cỏ.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương đánh giá, Hồ sơ Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thể hiện được sự khát vọng vươn lên của tỉnh trong việc định hướng, bố trí không gian nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, Tây Ninh lựa chọn kịch bản 14,4% trong cả thời kỳ 2021-2030 (trong đó tăng trưởng GRDP giai đoạn 2021-2025 đạt 7,5%/năm, giai đoạn 2026-2030 đạt 21,7%/năm).
“Kịch bản này thể hiện quyết tâm bứt phá của tỉnh”, Thứ trưởng phân tích và cũng đề nghị các thành viên Hội đồng thẩm định cho ý kiến về tính khả thi của kịch bản được lựa chọn.
Ý kiến các chuyên gia tại hội nghị cũng đã bổ sung, làm rõ hơn thực trạng phát triển của một số ngành, lĩnh vực; cơ cấu đóng góp trong GRDP theo các thành phần kinh tế; bổ sung một số chỉ tiêu tổng hợp, như: chỉ tiêu năng suất tổng hợp TFP; khả năng kết nối hạ tầng kỹ thuật của các khu, cụm công nghiệp với hệ thống hạ tầng chung của tỉnh; tính kinh tế tuần hoàn trong hoạt động của các khu, cụm công nghiệp hiện có.
Bên cạnh đó cũng làm rõ các hạn chế, bất cập của hệ thống hạ tầng kỹ thuật tỉnh Tây Ninh, nhất là đối với các khu vực tập trung phát triển đô thị, công nghiệp của tỉnh; đánh giá kỹ hơn về khả năng kết nối giữa hệ thống quốc lộ và tỉnh lộ, hệ thống giao thông nội tỉnh, hệ thống các loại hình vận tải.
Theo ông Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh đang có dư địa để phát triển tốt so với các địa phương khác trong vùng, những dư địa này sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế trong thời kỳ quy hoạch.
“Với tư duy không phải cho 1 nhiệm kỳ mà cho giai đoạn dài hạn, đã đến lúc có khát vọng và tỉnh đã quyết định chọn mục tiêu tăng trưởng cao. Tỉnh Tây Ninh xác định đã đến lúc không thể phát triển theo tốc độ bình thường mà phải có thay đổi tư duy đột phá, trong đó phải nhận diện tiềm năng, lợi thế ở góc độ của tỉnh nhưng mang tầm của quốc gia, khu vực và góc độ địa phương. Từ đó đề ra giả pháp mang tính liên kết vùng vì lợi ích chung, vượt qua ranh giới là tư duy địa phương, cục bộ địa phương; góp phần phát triển cho vùng và cho quốc gia”, ông Ngọc nhấn mạnh.
(责任编辑:Thể thao)
- ·National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- ·Vụ đoàn xe "ăn bùn thải" ở Đà Nẵng: Công an vào cuộc
- ·Đi xe máy va chạm với ô tô đầu kéo, 2 học sinh thương vong
- ·Thủ tướng: "Gỡ được các điểm nghẽn, tăng trưởng GDP có thể đạt hai con số"
- ·Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
- ·Người vợ kín tiếng, xinh đẹp, kém 31 tuổi của đạo diễn Trương Nghệ Mưu
- ·Đâm vào ô tô đỗ bên đường, 2 bố con đi xe máy tử nạn
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm: Phòng chống lãng phí phải như "cơm ăn áo mặc" hàng ngày
- ·Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
- ·Lý do TPHCM lần đầu thu ngân sách vượt 500.000 tỷ đồng
- ·ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- ·4 người cấp cứu sau tai nạn liên hoàn trên đường song hành cao tốc ở TPHCM
- ·TPHCM se lạnh sáng cuối tuần
- ·Tìm thấy thi thể bé trai 2 tuổi sau 7 ngày mất tích
- ·Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- ·Cao Thái Sơn phản hồi tranh cãi về chuyện lập kỷ lục khi hát nốt cao
- ·Ưu tiên triển khai nhiều dự án giao thông kết nối TPHCM với miền Tây
- ·Các dự án tồn đọng ở TPHCM được lãnh đạo UBND thành phố trực tiếp gỡ vướng
- ·Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- ·Chở hàng quá khổ trên phố, 3 tài xế xe tải bị tước bằng lái 2 tháng