【nhan dinh bong da uc】Bảo hiểm rủi ro thiên tai: Giảm gánh nặng cho ngân sách
Thiếu chiến lược quản lý rủi ro
Hiện nay,ảohiểmrủirothiêntaiGiảmgánhnặngchongânsánhan dinh bong da uc Việt Nam là quốc gia phải gánh chịu nhiều rủi ro thiên tai. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới ước tính khoảng 60% tổng diện tích đất đai và 71% dân số phải chịu nguy cơ bão lũ. Hàng năm, tổn thất kinh tế trực tiếp bình quân do bão và lũ ước bằng khoảng 0,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đứng thứ ba trong các thành viên ASEAN.
Thống kê mới nhất của Bộ Tài chính cũng cho thấy, thiên tai gây ra thiệt hại với nền kinh tế trung bình 1% GDP/năm. Trong đó, bão, lũ lụt là các rủi ro gây nhiều thiệt hại nhất đối với tài sản, tính mạng người dân. Riêng đối với tài sản công, rủi ro thiên tai làm ảnh hưởng đến 40% công trình phúc lợi, văn hóa và 60% công trình giao thông, viễn thông, điện lực. Do vậy, khi xảy ra sự kiện thảm họa, ngân sách Nhà nước sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai do nguồn kinh phí để cung cấp tài chính cho công tác ứng phó và phục hồi sau thiên tai còn nhiều hạn chế. Đồng thời sẽ đẩy Việt Nam phụ thuộc các nguồn tài trợ để khắc phục hậu quả.
Để khắc phục những khó khăn về tài chính cho ngân sách của Việt Nam, tại Hội thảo Giải pháp tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai tại Việt Nam do Bộ Tài chính tổ chức, ông Olivier Manhul, chuyên gia trưởng toàn cầu, Trưởng phái đoàn, Quản lý chương trình Giải pháp tài chính rủi ro thiên tai của Ngân hàng Thế giới cho rằng, việc cải thiện các giải pháp tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai của Nhà nước thông qua xây dựng mô hình rủi ro thiên tai dành riêng cho Việt Nam và phát triển hơn nữa thị trường bảo hiểm rủi ro thiên tai ở trong nước là việc hết sức cần thiết.
Dẫn chứng bằng thành công của một số quốc gia trên thế giới, ông Olivier chia sẻ: “Colombia là quốc gia tiên phong trong việc tăng cường bảo hiểm rủi ro thiên tai cho công sản bằng việc cải thiện bảo hiểm cho hạ tầng trị giá 38 tỷ USD. Đồng thời sử dụng các điều kiện, điều khoản chuẩn theo thông lệ tốt nhất trên thị trường bảo hiểm quốc tế để mua bảo hiểm thiên tai cho các tòa nhà công sở. Chính điều này đã làm giảm nghĩa vụ dự phòng liên quan đến thiên tai để hỗ trợ hoàn thành mục tiêu cân đối ngân sách và ổn định kinh tế vĩ mô của Colombia”.
Thị trường bảo hiểm rủi ro thiên tai còn sơ khai
Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng, phát triển các hệ thống giải pháp tài chính mới về quản lý rủi ro và chuyển giao rủi ro thiên tai là rất cần thiết. Trong đó, giải pháp về bảo hiểm là một công cụ, giải pháp hữu hiệu, không chỉ giảm nhẹ gánh nặng về ngân sách Nhà nước, chuyển giao rủi ro ra thị trường quốc tế mà còn góp phần tăng cường nhận thức về rủi ro thiên tai, xây dựng kế hoạch và phòng chống thiên tai. Thảo luận tại Hội thảo, các chuyên gia quốc tế cho rằng công cụ chuyển giao rủi ro mới như bảo hiểm tại Việt Nam mới ở giai đoạn sơ khai và còn nhiều tiềm năng phát triển.
Theo ông Bùi Thanh Hải, Phó trưởng phòng Quản lý Giám sát bảo hiểm phi nhân thọ, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), hiện mức độ thâm nhập của bảo hiểm thiên tai tại Việt Nam còn thấp đối với các loại hình tài sản công, tài sản thương mại và tài sản dân cư do khách hàng tham gia tài sản thiệt hại và kỹ thuật tại các DN bảo hiểm chủ yếu là các tổ chức, DN lớn. Giá trị tài sản được bảo hiểm mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng tài sản của toàn bộ nền kinh tế. Mặt khác, theo quy định, tài sản công không bắt buộc phải mua bảo hiểm (ngoài bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc) nên tất cả các tòa nhà, trụ sở làm việc của Nhà nước hầu như chưa được bảo hiểm tài sản.
Ông Bùi Thanh Hải cho rằng, Việt Nam nên học tập mô hình của một số nước trên thế giới với việc bổ sung thêm vào đối tượng bảo hiểm các loại tài sản (nhà cửa, đồ dùng bên trong bao gồm cả xe, tài sản công) thuộc sở hữu của hộ gia đình, DN và Chính phủ. Cùng với đó, phạm vi bảo hiểm cũng nên mở rộng thêm rủi ro thiên tai trong đơn bảo hiểm tài sản như một số nước Nhật Bản, New Zealand, Pháp hoặc có đơn bảo hiểm riêng cho rủi ro thiên tai.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang tiếp tục thực hiện bảo hiểm thiên tai lồng ghép với các chương trình bảo hiểm do Nhà nước định hướng và nghiên cứu hướng dẫn DN bảo hiểm triển khai bảo hiểm nông nghiệp theo hướng bảo hiểm rủi ro thiên tai đối với một số đối tượng; nghiên cứu, dự thảo văn bản hướng dẫn bảo hiểm trong lĩnh vực xây dựng lắp đặt, trong đó có quy định rủi ro thiên tai là rủi ro được bảo hiểm.
Đại diện Bộ Tài chính cũng khuyến nghị các DN bảo hiểm nên tiếp tục triển khai các sản phẩm bảo hiểm truyền thống hiện có với rủi ro thiên tai là rủi ro bổ sung. Tuy nhiên cũng cần đánh giá, thẩm định chặt chẽ rủi ro thiên tai và định phí bảo hiểm phù hợp với mức độ và quy mô của rủi ro. Ngoài ra cũng phải tăng cường năng lực tài chính, có chương trình tái bảo hiểm hiệu quả đối với rủi ro thiên tai cùng với việc xây dựng quy trình quản trị rủi ro trong khai thác, bồi thường bảo hiểm rủi ro thiên tai.
Ông Nguyễn Hữu Chí, Thứ trưởng Bộ Tài chính: Trong những năm qua, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam luôn chú trọng xây dựng, triển khai hệ thống các chiến lược, quy hoạch, chính sách và giải pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Liên quan đến các chính sách, giải pháp tài chính, Luật Ngân sách Nhà nước đã quy định dự phòng ngân sách Nhà nước và dự trữ tài chính được sử dụng cho nhu cầu phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Hệ thống các giải pháp tài chính hiện hành đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp và chi khắc phục thiên tai đảm bảo nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, diễn biến thiên tai, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Khi xảy ra thiệt hại do thiên tai, ngân sách Nhà nước sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai. Do vậy, một chính sách tài chính hợp lý trong đó có việc mở rộng bảo hiểm rủi ro thiên tai là cần thiết trong lúc này. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·Cai nghiện bắt buộc còn nhiều khó khăn
- ·“Bất động” nhà ở xã hội
- ·Báo Malaysia dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh trong năm 2017
- ·Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
- ·Đại biểu Quốc hội đồng tình miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp
- ·PVN phản đối việc tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02
- ·Đa dạng thị trường trang sức mùa tết
- ·Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- ·Australia tiếp tục hỗ trợ Việt Nam chống tham nhũng
- ·Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
- ·Cao su Bình Long phấn đấu năm 2017 đạt doanh thu 830 tỷ đồng
- ·Năm 2017, huyện Lộc Ninh sẽ có 77.235 ha đất nông nghiệp
- ·Đồng bào S’tiêng Thiện Hưng đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng
- ·Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
- ·Tập trung xử lý các vụ án gây bức xúc dư luận nhân dân
- ·“Bất động” nhà ở xã hội
- ·Sẽ có quy định về diện tích nhà thuê được đăng ký thường trú
- ·Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"
- ·Ngân hàng Chính sách xã hội: Dư nợ cho vay 1.811 tỷ đồng