【kêt qua bong hôm nay】Cơ sở pháp lý mới để ngành Hải quan cải cách sâu rộng
Dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi) với "sứ mệnh" đổi mới toàn diện hoạt động hải quan thông qua tạo điều kiện áp dụng quản lý hải quan hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế,ơsởpháplýmớiđểngànhHảiquancảicáchsâurộkêt qua bong hôm nay góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia, thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao sức cạnh tranh trong nước và quốc tế của các DN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế....
Vì vậy, vấn đề cải cách thủ tục hải quan, hiện đại hoá quản lý hải quan, nội luật hoá các cam kết quốc tế đáp ứng yêu cầu hội nhập và tạo thuận lợi cho hoạt động XNK là một trong những nhóm vấn đề được triển khai sâu rộng tại dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi).
Theo phân tích của ban soạn thảo Luật Hải quan (sửa đổi), khi Luật có hiệu lực sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc để thay đổi căn bản phương thức thực hiện thủ tục hải quan từ phương thức truyền thống, bán điện tử sang phương thức điện tử. Các quy định về địa điểm làm thủ tục hải quan (Điều 22), hồ sơ hải quan (Điều 24), thời hạn nộp hồ sơ hải quan (Điều 25), đăng ký tờ khai hải quan (Điều 30) cũng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thủ tục hải quan điện tử.
Đồng thời, để đồng bộ với các quy định về thủ tục hải quan điện tử, Luật Hải quan (sửa đổi) còn bổ sung, sửa đổi các Điều từ Điều 46 đến Điều 74 liên quan đến thủ tục hải quan cho các loại hình đối với hàng gia công, NK để sản xuất hàng XK; chế xuất; một số loại hình tạm XK, tạm NK... nhằm bảo đảm tính minh bạch và triển khai hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hoá chế độ quản lý hải quan và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Bên cạnh đó, Luật Hải quan (sửa đổi) tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính về hải quan như: Giảm các chứng từ tại bộ Hồ sơ hải quan, quy định rõ thời hạn làm thủ tục hải quan, giảm thời gian kiểm tra thực tế hàng hoá xuống 8 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình hàng hoá cho cơ quan Hải quan
Luật cũng áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan; có chế độ ưu tiên, tạo thuận lợi về thủ tục hải quan cho DN đáp ứng đủ điều kiện (Điều 16, Điều 17, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41)- đây là một loại hình quản lý đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế mang lại hiệu quả quản lý cao và đã trở thành thông lệ quản lý hải quan của nhiều nước theo các Chuẩn mực về áp dụng quản lý rủi ro của Công ước Kyoto sửa đổi.
Các quy định này sẽ tạo điều kiện để cơ quan Hải quan tập trung lực lượng, phương tiện để kiểm tra, giám sát đối với những địa bàn, DN, những hàng hóa rủi ro cao, giảm lực lượng ở những nơi có rủi ro thấp, phòng chống gian lận thương mại; góp phần đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho DN trên cơ sở phương thức quản lý hải quan hiện đại.
Song song với đó, dự thảo Luật cũng bổ sung cơ chế xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan (Điều 28) sẽ tạo cơ sở pháp luật để cơ quan Hải quan thực hiện tạo thuận lợi thương mại, giúp DN chủ động xác định trước về nghĩa vụ thuế đối với hàng hoá dự kiến NK; tính toán trước hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ, giảm các trường hợp tranh chấp giữa DN và cơ quan Hải quan về việc áp mã, xác định giá tính thuế, xuất xứ hàng hoá khi làm thủ tục thông quan phù hợp với quy định của Công ước Kyoto cũng như các cam kết quốc tế trong khuôn khổ WTO, ASEAN….
Đánh giá về dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện đã nhận xét: Luật Hải quan (sửa đổi) là dự án luật rất quan trọng trong điều kiện nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế và phục vụ cho phát triển kinh tế thị trường trong điều kiện hiện nay. Dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi) đã tập trung vào một số nội dung quan trọng như cải cách thủ tục hải quan theo hướng nội luật hóa các cam kết quốc tế, đây là vấn đề rất cấp bách, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động XNK, hiện đại hóa hải quan, ứng dụng công nghệ thông tin, thông quan điện tử, nâng cao năng lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hải quan, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại.
Bên cạnh đó, một số quy định tại dự thảo Luật bước đầu tương đối phù hợp với những quy định, những định hướng của Công ước Kyoto cũng như một số cam kết quốc tế trong khuôn khổ của WTO một số cam kết khác mà Việt Nam đã ký kết và tham gia…
Còn theo ông Mizui Osamu- Trưởng nhóm VNACCS Hải quan Nhật Bản: Dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi) được thông qua, chắc chắn sẽ góp phần rất lớn vào thúc đẩy môi trường kinh doanh của Việt Nam, nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam và thúc đẩy các hoạt động thương mại. Đặc biệt, với những quy định sửa đổi mang tính cách tân thì dự thảo Luật Hải quan sửa đổi lần này sẽ có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam trong 50 năm tới.
Thu Trang
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thông xe đường song hành cao tốc TP.HCM
- ·Rà soát kế hoạch vốn nước ngoài cho các dự án giao thông
- ·Tái cơ cấu nền kinh tế: Hiểu đúng để làm đúng
- ·Tăng cường tuyên truyền về phòng, chống cháy nổ ở các chợ
- ·Ông Tạ Đình Đề được bổ nhiệm làm Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông
- ·Phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một: Doanh nghiệp cam kết di dời bãi chứa vỏ xe trong 7 ngày
- ·Góc khuất trong hoạt động đấu giá tài sản
- ·Tăng cường xử phạt tại các chốt kiểm soát
- ·Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ
- ·Tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ: Tương lai nào cho TPP?
- ·Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
- ·Cần hỗ trợ kịp thời cho người dân!
- ·Có thể bỏ tiêu chí hợp đồng tương tự khi mời thầu?
- ·Cà Mau mời gọi nhà đầu tư ngoại vào dự án cảng biển, du lịch
- ·Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Adelaide United, 15h00 ngày 6/1: 3 điểm xa nhà
- ·Sử dụng thuốc Đông y hỗ trợ điều trị Covid
- ·Đà Nẵng xây dựng Thành phố thông minh: Cứ lao vào mà không tiếp cận thông minh sẽ thất bại
- ·Tổ hợp cảng lớn nhất vùng Đông Bắc đã xác định được chủ đầu tư
- ·Diễn đàn Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2023
- ·Kon Tum: Gần 300 tỷ đồng đầu tư xây dựng 3 cầu bắc qua sông Đăk Bla