会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định bóng đá vô địch quốc gia đức】Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc đổi mới nền kinh tế!

【nhận định bóng đá vô địch quốc gia đức】Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc đổi mới nền kinh tế

时间:2025-01-11 17:51:42 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:964次
Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc đổi mới nền kinh tế
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xem sơ đồ tổng mặt bằng Nhà máy VINFAST, Hải Phòng, tháng 4/2022. Ảnh: TTXVN

3 nghị quyết lớn, nâng tầm kinh tế Việt Nam

Việt Nam được xem là câu chuyện thành công của thế giới khi tăng trưởng kinh tế luôn nằm trong top đầu suốt thập kỷ vừa qua. Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới thường niên lần thứ 14 của Trung tâm tư vấn CEBR (Anh) vừa công bố, Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 34 với quy mô GDP 434 tỷ USD. Vị trí này dự kiến có thể tăng nhanh, đạt thứ 24 vào năm 2033.

Những thành tựu kinh tế Việt Nam đạt được hôm nay có dấu ấn rất sâu đậm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 13 năm trên cương vị lãnh đạo cao nhất của đất nước, ông đã để lại những định hướng lớn, quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người thay mặt Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương trực tiếp ký 3 nghị quyết lớn về kinh tế: Nghị quyết 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; Nghị quyết số 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030; Nghị quyết 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Ở thời điểm này nhìn lại, cả 3 nghị quyết quan trọng này đã đi vào cuộc sống và được minh chứng bằng các con số “biết nói”. Nghị quyết vào cuộc sống, giúp gặt hái được rất nhiều thành tựu, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; vừa phát huy được sức mạnh nội lực, giá trị văn hóa, tiềm năng con người Việt Nam, vừa đón đầu thời cơ, tận dụng ngoại lực để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam đã thu hút các công ty sản xuất nước ngoài bằng các biện pháp như tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đến nay kinh tế tư nhân hiện đang đóng góp gần 45% GDP cả nước, khoảng 30% thu ngân sách nhà nước, hơn 40% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho 85% số lao động cả nước; chiếm tới 35% tổng kim ngạch nhập khẩu và 25% tổng kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam hiện nay có khoảng 900 nghìn DN hoạt động, với khoảng 7 triệu doanh nhân.

Một minh chứng quan trọng đó là những con số tăng trưởng kinh tế đáng ấn tượng. Giai đoạn 2011 – 2024, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng ngoạn mục, tăng trưởng ổn định từ 5% đến hơn 7%/năm. Trong hai năm thế giới xảy ra đại dịch Covid-19, nền kinh tế nhiều nước âm, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương 2,91% (năm 2020) và 2,58% năm 2021, giai đoạn phục hồi 2022 tăng trưởng cao với GDP tăng 8,02% và GDP tăng 5,05% năm 2023.

Điểm sáng nổi bật tiếp theo của nền kinh tế giai đoạn từ năm 2011 đến nay, đó là thành công kiềm chế và kiểm soát lạm phát, tạo cơ sở quan trọng giữ vững ổn định vĩ mô.

Hội nhập thế giới với vị thế cao và bền vững

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, vị thế của kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được củng cố, phát huy. Hiện, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với 192 quốc gia, vùng lãnh thổ, quan hệ kinh tế với hơn 221 đối tác.

Trong quan hệ song phương, cấp quan hệ cao nhất: Đối tác Chiến lược Toàn diện, Việt Nam có quan hệ với 7 quốc gia là: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia, 5 trong số đó là thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Với vị thế và uy tín quốc tế của mình, Việt Nam đã thiết lập đối tác toàn diện với 12 quốc gia; đối tác chiến lược với 18 quốc gia. Trong 7 Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam, trừ Trung Quốc được thiết lập năm 2008, 6 đối tác được thiết lập trong thời gian đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư.

Trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần tham dự Hội nghị Chính phủ với các địa phương về phát triển kinh tế. Tại các hội nghị này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra những định hướng, giao nhiệm vụ cụ thể, quan trọng cho Chính phủ, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Tổng Bí thư đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong giai đoạn 2011 - 2020, cùng với thực hiện ba đột phá chiến lược, dưới sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp và thường xuyên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với quan điểm phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt, đồng thời đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng là điểm mới trong tư duy phát triển kinh tế của Đảng.

Cùng với đổi mới thể chế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa XI, XII và XIII thực hiện đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nhanh, hài hòa các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Đây là những điểm mới trong tư duy và hành động của Đảng vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Lấy việc thực hiện mục tiêu cao cả này làm tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả của quá trình đổi mới và phát triển.

Điểm mới nổi bật, rất quan trọng trong quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của Đảng trong hơn thập kỷ, qua đó là kiên trì xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao, phải luôn chủ động thích ứng với những thay đổi của tình hình trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế, sức mạnh tổng hợp của đất nước để chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả. Phát triển lực lượng doanh nghiệp trong nước để làm chủ thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước, góp phần bảo đảm độc lập tự chủ của nền kinh tế.

“Tận tâm, tận lực và tận hiến” là sự ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp quan trọng của Tổng Bí thư đối với đất nước, trong đó có phát triển kinh tế. Nhờ những đóng góp quan trọng của ông, chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo chiều sâu, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế được nâng cao đáng kể, tăng độ mở nền kinh tế và thu hút được một lượng vốn lớn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khu vực tư nhân đóng góp ngày càng lớn và trở thành một thực thể quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dẫn dắt Việt Nam vào một thời kỳ mở cửa kinh tế mạnh mẽ hơn

Nói về vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phát triển kinh tế, Tờ Financial Times đánh giá, trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Nguyễn Phú Trọng "Đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Việt Nam đã thu hút hàng tỷ đô la đầu tư nước ngoài từ các công ty toàn cầu, trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng".

Tờ Washington Post nhấn mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dẫn dắt Việt Nam vào một thời kỳ mở cửa kinh tế mạnh mẽ hơn và ông cũng mạnh tay hơn trong công cuộc chống tham nhũng, qua đó khơi dậy niềm tin của công chúng vào sự lãnh đạo của Đảng đối với nền kinh tế Việt Nam - Một trong những nền kinh tế năng động nhất trong khu vực, với các lĩnh vực khởi nghiệp đang phát triển.

Báo Nikkei Asia đánh giá, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhờ tham gia các hiệp định thương mại tự do và các biện pháp khác. Báo New York Times nhận xét: Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã nâng cao uy tín trên trường quốc tế và là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
  • Đà Nẵng thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực
  • Nâng tầm, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa Cơ quan lập pháp Việt Nam
  • Cải cách doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Việt Nam
  • Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển Đông
  • Cướp giật dây chuyền tại phường I
  • Giá trị từ không gian cộng đồng!
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Các Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba
推荐内容
  • Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
  • Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh THPT
  • Buổi chiều thư thái dự tiệc trà của Tổng thống Hy Lạp tại Văn Miếu
  • Giữ chân người tham gia bảo hiểm
  • Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
  • Tháo gỡ 3 điểm nghẽn, huy động nguồn lực thực hiện đổi mới giáo dục mầm non