【bóng đá số】Những món quà quý giá thời bao cấp
Chiếc lốp xe thời bao cấp
Hết chiến tranh,ữngmónquàquýgiáthờibaocấbóng đá số khi tôi đang cùng đơn vị tham gia trồng lúa ở nông trường Cờ Đỏ, tít tận đồng bằng sông Cửu Long thì nhận quyết định xuất ngũ dành cho những người đang học dở đại học hoặc đã có giấy gọi đại học được trở về trường học tiếp.
Từ ga Hàng Cỏ, không biết vì sốt ruột hay vì thói quen mấy năm ở lính, tôi lội bộ về nhà theo con đường Điện Biên Phủ, Hùng Vương.
Trở về nhà, mẹ đã mua sẵn cho tôi một chiếc xe đạp Mifa màu cá vàng bằng cả số tiền dành dụm bao nhiêu năm của mẹ, cộng với số tiền mười đồng một tháng dành cho gia đình có con đi B mà hồi đó gọi là "tiền xương máu".
Mẹ tôi ngày còn trẻ. |
Chiếc xe đạp trị giá tận hơn một cây vàng, khi đó, là niềm kiêu hãnh của tôi, cũng là ước mơ của bao người cùng thế hệ. Chiếc xe gắn bó với tôi thân thiết như một người bạn. Rong ruổi cùng tôi suốt cả thời trai trẻ. Nhưng xe chạy mãi lốp cũng phải mòn.
Hồi đó, mua được đôi lốp để thay thế còn khó hơn sinh viên nghèo thời nay mua một chiếc xe máy. Hàng nhu yếu phẩm được phân phối theo cơ quan một năm chỉ có đôi lần mà phải bốc thăm. Số tôi đen như chấy, bốc lần nào, dù chỉ còn hai người, cũng trượt. Nên đành lốp chỗ nào mòn thì độn, đứt tanh thì khâu, nặng quá thì vá chín.
Thời đó ai đi xe không vá lốp, mặc quần không có một vài miếng tích kê, mang dép nhựa mà không có vài mối hàn thì chắc chắn không phải là công nhân, viên chức Thủ đô.
Đôi lốp xe của tôi do vá đi, vá lại nhiều lần tới mức tanh bị hở, lòi cả xăm không thể đi được, nên tôi đành để xe ở nhà, đi làm bằng phương tiện công cộng.
Xe buýt tuyến Yên Phụ - Bờ Hồ hồi đó chạy ít chuyến. Nên lúc nào cũng nêm chật cứng người với đủ các thành phần, đủ các thứ mùi nồng nặc trong cái không gian hũ nút như buồng tằm. Chưa kể mỗi khi vào cua, xe chao lắc đến lộn cả phèo phổi. Chỉ đi được vài ba bến người đã say hơn say thuốc lào.
Đến ngày thứ tư khi trở về nhà trong trạng thái mệt mỏi vì chen chúc tàu xe, tôi ngán ngẩm nhìn chiếc xe dựng nơi góc nhà. Thấy khang khác, tôi nhìn kỹ. Không tin vào mắt mình. Thì ra đôi lốp vá chằng vá đụp của tôi, như có phép màu, đã được thay bằng đôi lốp Sao Vàng mới tinh, màu lốp còn đỏ tươi.
Là thật mà cứ ngỡ như trong mơ. Tôi nhìn sang phía mẹ. Mẹ tôi vẫn đang cặm cụi ngồi may bên đống hàng gia công cao hơn người. Cái quạt 36 đồng cánh nhựa, đặt dưới chân, quay cành cạch mà mồ hôi mẹ vẫn chảy đầm trên mặt.
Thời đó công chức nhà nước ai cũng phải làm thêm mới đủ sống. Không nhận hàng gia công về may, cũng sần tay bóc lạc. Toàn công việc tay chân vất vả mà công xá thì rẻ như bèo.
Để mua được đôi lốp cho tôi đi lại đỡ vất vả, chắc chắn mẹ tôi đã phải thức khuya đạp máy nhiều đêm, thậm chí còn phải vay mượn, mới đủ. Tôi đành quay đi chỗ khác mà nghe sống mũi mình cay cay.
Người mẹ năm nay 95 tuổi của tôi. |
Chiếc áo len thời bao cấp
Hồi tôi học lớp 8, mẹ mua ở cửa hàng mậu dịch phố Yên Phụ cho tôi một chiếc áo len dệt của Liên Xô. Chiếc áo có ba đường kẻ chạy ngang với ba màu xanh, trắng, nâu rất đẹp. Mỗi lần diện chiếc áo đó, đội thêm chiếc mũ lông màu xanh tím than, trông tôi nổi bật trước đám bạn bè cùng phố và bạn học cùng lớp. Nó đẹp và ấn tượng tới mức mẹ tôi mang tôi với bộ đồ đó tới hiệu ảnh Phương Đông tận phố Cửa Nam để chụp ảnh.
Khi tôi "đi B", mẹ tôi phóng to tấm ảnh đó lại còn tô mầu cho chiếc áo giống như màu thật và trịnh trọng treo ở giữa nhà. Những năm tháng tôi ở chiến trường mẹ tôi vẫn giữ gìn chiếc áo len đó, chỉ có điều khi trở về nhờ cơm bộ đội tôi đã lớn lên và không còn mặc vừa nữa. Tuy thế tôi vẫn giữ nó như giữ một kỷ vật trong ngăn tủ của mình...
Cuối năm thứ ba thời đại học tôi yêu một cô bạn cùng lớp. Nghe tôi kể về chiếc áo len, cô ấy muốn được xem. Sau khi xem cô ấy muốn tháo ra để đan lại thành chiếc áo len mới vừa để giữ kỷ niệm, vừa có áo mặc chống rét.
Tôi nghe thấy cũng hợp lý, phần vì cho đến thời điểm đó tôi cũng chẳng có thêm một chiếc áo len nào, phần vì tôi nghĩ để đan chiếc áo ấy chắc cũng đơn giản. Nhưng khi trực tiếp cùng bạn gái tháo chiếc áo cũ tôi mới biết nhiệm vụ đan chiếc áo khó khăn chẳng khác xây dựng một thành phố mới từ trong hoang tàn và đổ nát. Bởi cả chiếc áo khi được tháo ra chỉ còn là những đoạn sợi ba màu dài ngắn khác nhau mà đoạn nào dài nhất cũng chỉ độ 20cm.
Tất nhiên tôi đã khuyên bạn gái mình không nên tiếp tục thực hiện ý đồ dù muôn phần tốt đẹp đó nữa. Nhưng tôi vẫn thấy cô ấy hàng ngày sau giờ học, hàng đêm trước khi đi ngủ, bên ánh đèn, miệt mài chắp chắp nối nối, đan đan lát lát.
Bắt đầu từ mùa hè nóng nực với những cơn mưa rào lúc bất chợt thoáng qua, lúc dữ dội dai dẳng, qua một mùa thu mát mẻ với bầu trời lúc trong xanh ngăn ngắt, lúc xám xịt mà tịnh không một gợn mây, tới những đợt gió mùa đầu tiên mới chỉ se se lạnh báo hiệu mùa đông về mà chiếc áo vẫn chưa thành hình như mong đợi.
Đêm Noel và cả những ngày nghỉ Tết Dương lịch năm ấy trong khi mọi người vui vẻ rong chơi tụ bạ thì bạn gái tôi vẫn lặng lẽ ngồi đan. Đến tận đêm giao thừa khi ngoài đường tiếng pháo mừng năm mới đã nổ rộn ràng tôi mới chính thức được mặc chiếc áo ấy trong ánh mắt hân hoan của người đã cần mẫn tạo ra nó.
Ngày mùng 1 Tết năm đó tôi mặc chiếc áo len mới cùng bố mẹ đi chúc Tết họ hàng. Ai cũng khen chiếc áo được đan rất đẹp, pha màu rất khéo. Nhưng chẳng ai biết chiếc áo ấy được đan như thế nào.
Đêm ấy về mẹ tôi đã cầm chiếc áo lên xem. Lúc lộn phía bên trong ra, mẹ tôi đã lặng đi như không tin vào mắt mình khi nhìn thấy hàng trăm nghìn mối nối ngổn ngang sần sùi chạy chằng chịt dưới mặt áo.
Trước đấy đã có đôi lần tôi dẫn bạn gái mình về ra mắt nhưng mẹ tôi chẳng mặn mà gì. Sau sự kiện chiếc áo len, mẹ tôi đã chính thức xem cô ấy như con dâu trong nhà. Bốn tháng sau chúng tôi cưới nhau. Từ đó đến nay cũng đã hơn ba mươi năm trôi qua. Gia đình tôi cả về kinh tế lẫn tình cảm lúc thịnh, lúc suy, lúc làng nhàng nhưng chưa bao giờ tôi được nhìn thấy cảnh vợ tôi dịu dàng, nhẫn nại ngồi đan áo cho tôi nữa.
Cũng có lần tôi nhìn thấy những cuội len trong tủ, những tưởng vợ mình định lập lại kỳ tích cũ nhưng đợi mãi vẫn chẳng thấy gì. Rồi những cuội len đó cũng không cánh mà bay. Hy vọng trong tôi cũng bay đi mất.
Mặc dù bây giờ tôi có thiếu thốn gì đâu. Riêng áo len hãng hiệu hẳn hoi tôi cũng có không dưới hai mươi chiếc. Cái thiếu, có chăng chỉ là không khí thấm đẫm tình người kể cả ngoài xã hội lẫn trong mỗi gia đình của một thời khốn khó.
Hùng Lý
Sau loạt bài "Cha mẹ trong tim tôi", Ban Đời sống sẽ đăng tải các bài viết chủ đề "Thanh xuân của chúng ta". Mời độc giả gửi bài viết về email: [email protected]. Tòa soạn khuyến khích độc giả gửi kèm hình ảnh phù hợp. Trân trọng! |
Ngày tôi 'đi B' và món quà mẹ dúi vội vào tay lúc tàu chuyển bánh
Lúc tàu bắt đầu rùng rùng chuyển bánh, tôi nhảy từ sàn tàu xuống lòng đường ôm chầm lấy mẹ. Mẹ xiết lấy tôi, oà khóc.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
- ·iPhone SE 4 sẽ chia tay Qualcomm bằng chip 5G 'nhà làm'
- ·Dân mạng sáng tạo không tưởng để khắc chế điểm yếu số 1 của Mac Mini
- ·Chiếm quyền điều khiển điện thoại bằng cách lừa đảo đổi tem đăng kiểm trực tuyến
- ·Galaxy S8 sẽ có cảm biến vân tay ở mặt sau và nút gọi trợ lý ảo
- ·Cẩn trọng với những lời mời chào tham gia ứng dụng mới
- ·Điểm yếu chí tử khiến Galaxy Z Fold 6 bản đặc biệt kém hấp dẫn
- ·Hội nghị Quốc tế Techsauce 2024: Hướng đến thúc đẩy nền kinh tế số bền vững
- ·Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- ·CEO FPT: Chúng tôi có sinh viên Trương Gia Bình, lương 50 triệu đồng/tháng
- ·Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- ·Thị trường bán dẫn Việt Nam dự kiến đạt 7,01 tỷ USD vào năm 2028
- ·iPhone SE 4 sản xuất hàng loạt trong tháng 12, ra mắt sớm hơn dự kiến
- ·Huawei Watch D2: Mẫu smartwatch đo huyết áp đầu tiên tại Việt Nam
- ·Mark Zuckerberg tuyên bố nhiệm vụ mới của Facebook
- ·Số vụ tấn công mạng giảm tới hơn 57% so với cùng kỳ
- ·Cắm sạc pin điện thoại bằng máy tính có giảm tuổi thọ pin?
- ·Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất linh kiện mới cho SpaceX của Elon Musk
- ·Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- ·Giả danh tài khoản trên mạng xã hội, 'siêu lừa' GenZ khiến cả trăm người mắc bẫy