【giải nữ anh】Nam Cường giao lại Dự án Khu đô thị Quốc Oai (Hà Nội)
Chủ động đề xuất giao lại dự án
Tập đoàn Nam Cường đã chính thức đề nghị UBND TP. Hà Nội thu hồi Quyết định số 2996/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tây trước đây về việc thu hồi 940 ha đất thuộc 7 xã trên địa bàn huyện Quốc Oai giao cho tập đoàn này thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Khu đô thị thương mại Quốc Oai.
Nam Cường sẽ tập trung đầu tư những dự án đô thị chiến lược,ườnggiaolạiDựánKhuđôthịQuốcOaiHàNộgiải nữ anh đáp ứng nhu cầu thị trường |
Tại sao Tập đoàn Nam Cường lại chấp nhận giao lại cho TP. Hà Nội một trong những dự án khu đô thị lớn nhất của mình tại khu vực phía Tây Thủ đô?
Ông Trần Oanh, Tổng giám đốc Tập đoàn Nam Cường lý giải, theo Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, Dự án Đầu tư xây dựng Khu đô thị thương mại Quốc Oai đến nay không còn phù hợp với quy hoạch định hướng phát triển đô thị của Thủ đô, do nằm trong khu vực hành lang xanh không phát triển đô thị.
Vì thế, Tập đoàn Nam Cường đã làm việc với các sở, ngành và đơn vị liên quan, đề xuất với UBND TP. Hà Nội giao lại Khu đô thị Quốc Oai theo đúng quy định của Nhà nước.
Trên thực tế, sau khi có quyết định giao đất từ UBND tỉnh Hà Tây (cũ), Tập đoàn Nam Cường đã phối hợp với chính quyền địa phương công bố công khai quy hoạch, thông báo chủ trương, chính sách thu hồi đất, nhưng chưa thực hiện công tác điều tra, lập phương án, chuẩn bị kinh phí thực hiện công tác bồi thường, tái định cư.
Theo Tập đoàn Nam Cường, nguyên nhân dẫn đến việc dừng triển khai Dự án là do thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 260/CT-TTg ngày 4/3/2008 về việc tổ chức thực hiện chủ trương mở rộng địa giới hành chính Thủ đô. Theo đó, tại Mục 3, Thủ tướng đã chỉ thị Bộ Xây dựng “chủ trì rà soát lại toàn bộ các dự án khu đô thị, khu dân cư và các dự án khác liên quan đến việc bố trí không gian Hà Nội thuộc địa giới Hà Nội mở rộng”.
Trong quá trình ngừng triển khai để đợi kết quả rà soát, ngày 26/7/2011, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 1259/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050. Dựa trên định hướng phát triển này, Dự án Khu đô thị thương mại Quốc Oai không còn phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống đô thị của Thủ đô. Cũng theo định hướng này, vị trí của Khu đô thị thương mại Quốc Oai nằm trong hành lang xanh của Thủ đô.
Ông Oanh khẳng định, do không còn phù hợp với quy hoạch mới, nên Tập đoàn đã quyết định đề xuất giao lại Dự án cho TP. Hà Nội để tập trung triển khai các dự án phù hợp với quy hoạch chung. Năm ngoái, Nam Cường cũng đã tiên phong giao lại Dự án Khu đô thị Thạch Thất tại huyện Thạch Thất do Dự án không còn phù hợp quy hoạch của Thủ đô.
Giảm thiệt hại cho nhà đầu tư
Trong trường hợp TP. Hà Nội thu hồi Dự án, thì những chi phí mà Tập đoàn Nam Cường đã bỏ ra để lập Dự án cũng như triển khai một phần đường trục kinh tế xã hội Bắc - Nam sẽ được giải quyết thế nào?
Được biết, Dự án Khu đô thị thương mại Quốc Oai là một trong 2 dự án hoàn vốn đối ứng (cùng với Khu đô thị Chương Mỹ tại huyện Chương Mỹ) của Dự án BT (xây dựng - chuyển giao) tuyến đường trục kinh tế - xã hội Bắc - Nam tỉnh Hà Tây (cũ) do Tập đoàn Nam Cường Hà Nội làm chủ đầu tư. Đến nay, tổng kinh phí mà Tập đoàn đã đầu tư cho tuyến đường này là gần 1.000 tỷ đồng, trong đó, đã xây dựng 6,3 km đầu tuyến đường và đã xây dựng xong cầu vượt Đại Lộ Thăng Long vào dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Theo đề nghị của Tập đoàn Nam Cường, UBND TP. Hà Nội đã có Văn bản số 5157/UBND-TNMT chấp thuận về chủ trương và đề nghị Tập đoàn Nam Cường báo cáo UBND Thành phố các chi phí chuẩn bị đầu tư dự án để Thành phố xem xét, thanh toán cho nhà đầu tư.
Đây là một động thái tích cực của UBND Thành phố giúp nhà đầu tư giảm thiệt hại về kinh tế. Việc sớm thanh toán các chi phí chuẩn bị đầu tư dự án sẽ giúp nhà đầu tư chủ động hơn trong việc tiếp tục triển khai các dự án phù hợp với quy hoạch chung, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Về vấn đề này, ông Oanh cho biết, thời gian qua, Tập đoàn Nam Cường đã chủ động báo cáo UBND TP. Hà Nội để bàn giao các dự án không phù hợp với Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô và đề xuất được giao các dự án phù hợp với Quy hoạch chung để hoàn vốn Dự án BT đường trục Bắc - Nam bao gồm: Khu đô thị sinh thái Phúc Thọ và Khu đô thị sinh thái Chúc Sơn.
UBND Thành phố đã chấp thuận cho Tập đoàn được ứng vốn để lập quy hoạch chung, sau khi quy hoạch các khu đô thị được phê duyệt, Thành phố sẽ cân đối để giao quỹ đất đối ứng cho Tập đoàn theo giá trị tuyến đường BT.
Cũng theo ông Oanh, Tập đoàn Nam Cường cũng đã làm việc với các đơn vị liên quan để làm các thủ tục điều chỉnh quy hoạch, quy mô hướng tuyến và điều chỉnh Dự án đường trục Bắc - Nam để có cơ sở đối ứng các dự án đô thị trên.
Tập đoàn Nam Cường cũng kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước và UBND TP. Hà Nội cần quan tâm hơn nữa để dự án BT và dự án đối ứng sớm được tiếp tục triển khai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Tây Thủ đô.
Lửa thử vàng
Quyết định giao lại Dự án Khu đô thị thương mại Quốc Oai đồng nghĩa với việc Tập đoàn Nam Cường đang thực hiện việc tái cơ cấu danh mục đầu tư, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh phù hợp với điều kiện thị trường.
Thực tế, bất động sản đã, vẫn và sẽ là lĩnh vực kinh doanh chính của Nam Cường và việc giao lại dự án sẽ giúp Tập đoàn Nam Cường tập trung nguồn lực để triển khai tốt hơn các dự án bất động sản khác phù hợp với Quy hoạch chung.
Được đánh giá là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản với nhiều dự án tại các tỉnh, thành phố như Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định và Hà Nội, việc phân bổ nguồn vốn và tài chính cho các dự án nhằm đảm bảo tiến độ triển khai có vai trò vô cùng quan trọng với Tập đoàn Nam Cường.
Cũng như nhiều doanh nghiệp bất động sản khác, Tập đoàn Nam Cường cũng phải đối mặt với nhiều thách thức do kinh tế khó khăn, thị trường bất động sản ảm đạm trong suốt 5 năm qua.
Nhưng trong khi nhiều doanh nghiệp bất động sản phải dừng, hoãn triển khai dự án hoặc thoái vốn khỏi bất động sản thì Tập đoàn Nam Cường là một trong số ít các doanh nghiệp vẫn triển khai tốt dự án xây dựng các khu đô thị.
Đặc biệt, Tập đoàn đã hoàn thành xây dựng và bàn giao cho TP. Hà Nội một dự án BT quan trọng là tuyến đường trục kinh tế phía Bắc quận Hà Đông và đường Lê Văn Lương kéo dài.
Đồng thời, Tập đoàn cũng ưu tiên các nguồn lực để triển khai xây dựng các dự án đô thị trọng điểm tại Hà Nội là Khu đô thị mới Cổ Nhuế và Khu đô thị Dương Nội. Kết quả là, Tập đoàn đã và đang bàn giao hàng ngàn căn hộ, biệt thự, nhà liền kề tại hai dự án trên cho khách hàng.
Điều này cho thấy tiềm lực vững mạnh và khả năng triển khai tốt những dự án bất động sản của Tập đoàn Nam Cường trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn.
Linh Sơn
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nhận định, soi kèo Al Najma vs Abha, 19h30 ngày 6/1: Cửa trên thắng thế
- ·Bộ Y tế chỉ thị tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid
- ·Đắk Lắk: Ngăn chặn 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc chuẩn bị tuồn ra thị trường
- ·65 dịch vụ công tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia năm 2020
- ·Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao
- ·Khai thác thông tin đất đai qua dịch vụ SMS
- ·Phấn đấu hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế
- ·Đề xuất giảm thời gian học Trung học phổ thông xuống còn 2 năm
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·Bắc Giang: Xử phạt gần 100 triệu đồng cơ sở kinh doanh rượu, thuốc lá điếu nhập lậu
- ·Nga công bố 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS trong năm 2025
- ·TP. Hồ Chí Minh: Tước giấy chứng nhận một cửa hàng xăng dầu do bán xăng chất lượng không phù hợp
- ·Nguyên nhân tàu hỏa tông xe bán tải khiến 2 người tử vong ở Đồng Nai
- ·TPHCM xin ý kiến Bộ Xây dựng để sáp nhập 3 quận phía Đông
- ·Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
- ·Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra buôn lậu thuốc lá
- ·Bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ
- ·Quảng Ninh: Bão Kalmaegi gây thiệt hại khoảng 20 tỷ đồng
- ·Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
- ·Đà Nẵng: Phấn đấu ‘về đích’ cổ phần hóa vào 2015