会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định montpellier】Đi tìm "lối thoát" giúp tăng đề kháng cho thị trường khách sạn Hà Nội sau loạt khó khăn!

【nhận định montpellier】Đi tìm "lối thoát" giúp tăng đề kháng cho thị trường khách sạn Hà Nội sau loạt khó khăn

时间:2025-01-11 06:01:54 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:925次

Đi tìm "lối thoát" giúp tăng đề kháng cho thị trường khách sạn Hà Nội sau loạt khó khăn

Quỳnh Chi

Thị trường khách sạn Hà Nội tiếp tục đối mặt với loạt khó khăn về công suất và giá thuê sụt giảm trong nửa đầu năm 2021,ĐitìmlốithoátgiúptăngđềkhángchothịtrườngkháchsạnHàNộisauloạtkhókhănhận định montpellier thậm chí nhiều chủ khách sạn đã phải rao bán những khách sạn trăm tỷ.

Công suất thấp, khách sạn trăm tỷ rao bán rẻ

Dường như, thị trường khách sạnchưa bao giờ chứng kiến khó khăn như thời điểm hiện nay. Nếu đợt dịch lần 1, 2 và 3, nhiều khách sạn vẫn gồng được, thì làn sóng Covid-19 lần thứ 4 này, gần như khiến hàng loạt khách sạn ở Hà Nộilâm vào cảnh điêu đứng.

Báo cáo mới đây từ Savillscho thấy, 6 tháng đầu năm nay, giá phòng khách sạn tại Hà Nội trung bình đạt 77 USD/phòng/đêm, giảm 9% theo năm. Bên cạnh đó, có 5 khách sạn 3 sao cung cấp 315 phòng đang tạm đóng cửa do Covid-19 và để sửa chữa; ngoài ra 10 khách sạn 3 - 5 sao đã được chọn làm địa điểm cách ly. Kéo theo đó, công suất phòng khách sạn trong 6 tháng đầu năm đạt 25%, giảm 8 điểm % theo năm.

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện tại nhiều khách sạn tại Hà Nội vẫn trong tình trạng đóng cửa cài then bởi vắng bóng khách nước ngoài. Còn trên một số trang tin nhà đất, có rất nhiều khách sạn được rao bán với đủ mọi mức giá, từ vài chục tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng.

Hàng loạt khách sạn trăm tỷ đăng tin rao bán (Ảnh ghi nhận từ trang mua bán nhà đất)

Anh Trần Tuấn Lâm, chủ một khách sạn tại Hàng Bài chia sẻ, dịch Covid-19 kéo dài, mặc dù đã cố gắng cầm cự, cắt giảm chi phí để duy trì hoạt động, tuy nhiên do nguồn vốn cạn kiệt, anh buộc phải thanh lý tài sản để trả nợ ngân hàng. Khách sạn của anh có diện tích 374m2 với 65 phòng và được rao bán với giá khoảng 254 tỷ đồng. Mặc dù đã nhận được nhiều cuộc gọi trả giá nhưng vẫn chưa có khách đặt cọc.

Còn anh Ngô Đăng Dũng, chủ khách sạn nằm tại khu vực Cầu Giấy cho biết, anh đầu tư vào khách sạn được hơn 2 năm. Trước khi xảy ra dịch bệnh (khoảng tháng 10/2019), doanh thu khách sạn mỗi tháng khoảng 300 triệu đồng. Khi dịch bùng phát lần 1, lần 2, lần 3, khách sạn của anh còn cố gắng cầm cự nhưng từ đầu năm dịch bùng phát lần 4, với áp lực tài chính và không biết khi nào thị trường sẽ hồi phục, anh đã quyết định bán thu hồi vốn để trả nợ và chuyển hướng kinh doanh.

Theo chia sẻ, khách sạn của anh tổng diện tích sử dụng trên 1700m2 với 9 tầng nổi một tầng hầm, 30 phòng khách sạn đẳng cấp, 4 phòng spa, 1 bar nhà hàng. Giá anh rao bán là 170 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến hiện tại vẫn chưa tìm được người mua.

Ngoài ra, một số khách sạn trên phố Hàng Bài cũng rao bán giá 65 tỷ đồng. Diện tích đất khoảng 100 m2, mặt tiền 5,5 m. Trên phố Hàng Buồm, một khách sạn cuối năm 2020 rao bán 75 tỷ đồng, đến đầu năm 2021 chủ nhà chấp nhận hạ xuống 60 tỷ đồng, giảm đến 15 tỷ đồng mà vẫn chưa có giao dịch.

Khách sạn rao bán tại Hà Nội. Nguồn ảnh: Internet

Giải pháp hồi phục thị trường khách sạn khi đã có vaccnine

Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội nhận định, dù công suất chỉ đạt 25%, thị trường khách sạn Hà Nội vẫn được đánh giá trụ vững trong đại dịch. Các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng sự trở lại của ngành du lịch khi việc triển khai vaccine nhanh chóng. Kéo theo đó, là sự phục hồi của ngành khách sạn trong tương lai.

Giám đốc Savills Hà Nội cho biết thêm, tại Mỹ, các khách sạn đang gặp khó khăn sau khi mở cửa trở lại do sự thiếu hụt về nhân viên và chuỗi cung ứng. Cùng với đó là việc giá phòng tăng do kỳ vọng của khách hàng và nguồn cầu lớn làn sóng du lịch lớn sau một thời gian dài bị hạn chế đi lại. Tại châu Âu, du lịch các nước đang được cải thiện và đang có những mô hình, quy trình được tính toán thử nghiệm. Nhiều khách sạn đang mở cửa và chỉ duy trì 1/3 số lượng nhân viên hoặc luân chuyển nhân viên, dẫn tới sự thiếu hụt nhân lực khi thị trường trở lại.

Đây là một số điểm đáng lưu ý của thị trường đi trước, đòi hỏi thị trường khách sạn trong nước cần có sự chuẩn bị cẩn trọng, bởi nếu không, Việt Nam hoàn toàn có thể trải qua các khó khăn tương tự”, ông Matthew Powell cho hay.

Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Hà Nội cũng cho hay: “Nguồn cầu của thị trường khách sạn Hà Nội vẫn chủ yếu là lượng khách nội địa. Theo đó, thời gian tới, các gói giảm giá của khách sạn, hãng hàng không sẽ tiếp tục là bệ đỡ để gia tăng nguồn khách nội địa, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Bên cạnh đó, các khách sạn cũng cần lên các phương án đón khách quốc tế trong tương lai dài hơn để vừa đáp ứng được nhu cầu khách, vừa đảm bảo được an toàn”.

推荐内容
  • Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
  • 5 ngôi nhà cổ trăm tuổi ở miền Tây hút du khách check
  • Khu nghỉ dưỡng ‘sinh ra để giành giải thưởng’ ở Đà Nẵng
  • Tâm sự hay, chị tôi lấy người thất nghiệp
  • Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện
  • Xe buýt phế thải thành quán cà phê thân thiện môi trường