【bdbxh】2,75 triệu USD hỗ trợ mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng ở Việt Nam
Dự án có tên gọi "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi tại Việt Nam" được tài trợ bằng khoản viện trợ không hoàn lại do Chính phủ Nhật Bản tài trợ,ệuUSDhỗtrợmôhìnhchămsócngườicaotuổitạicộngđồngởViệbdbxh thông qua Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản do WB quản lý.
Mạng lưới toàn cầu vì quyền của người cao tuổi HelpAge International tại Việt Nam cùng với các hội người cao tuổi cấp tỉnh sẽ phối hợp thực hiện dự án với mục tiêu hỗ trợ nhân rộng mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng nhằm thúc đẩy quá trình già hóa tích cực, tăng cường sức khỏe và thu nhập của người cao tuổi. Ước tính sẽ có khoảng 27.000 người ở 6 tỉnh/thành phố hưởng lợi từ các can thiệp của dự án, 70% trong số đó là người cao tuổi.
Bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: “Là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới với nhóm dân số 65 tuổi trở lên dự kiến tăng gấp đôi vào năm 2050, Việt Nam cần điều chỉnh hệ thống y tế và chăm sóc xã hội tương ứng để phù hợp với dân số già. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thực hiện các chương trình mang tính sáng tạo và hiệu quả về chi phí để cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trong dài hạn”.
Hoạt động chính của dự án sẽ là mở rộng mạng lưới "Câu lạc bộ (CLB) liên thế hệ tự giúp" nhau thông qua việc xây dựng ít nhất 180 CLB mới. Mô hình này được triển khai lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2006 và đã được Chính phủ ghi nhận hiệu quả cũng như lồng ghép vào các chính sách quốc gia với phương pháp tiếp cận tổng thể đáp ứng nhiều nhu cầu của người cao tuổi.
Mỗi CLB tự quản này, với khoảng 50-70 thành viên, tiến hành nhiều hoạt động đa dạng và phong phú giữa các thế hệ để giúp người tham gia tăng thu nhập, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, đồng thời hiểu rõ quyền của mình. Thông qua mạng lưới tình nguyện viên, các CLB cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc tại nhà, để đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu cá nhân và các nhu cầu khác.
“Như tên gọi, mô hình này gắn kết các thế hệ lại với nhau, thu hẹp khoảng cách về sự khác biệt tuổi tác. Quan trọng hơn, với đặc tính “tự lực”, mô hình này giúp cộng đồng tự giúp mình về mặt liên kết xã hội, đảm bảo thu nhập và chăm sóc sức khỏe”- ông Takaya Shimizu, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết.
Tính đến nay, đã có 3.500 CLB được thành lập tại 61/63 tỉnh thành ở Việt Nam. Dự án mới này dự kiến thực hiện đến tháng 9/2024, sẽ khắc phục hạn chế về độ bao phủ của các CLB và tạo điều kiện kết nối tốt hơn giữa các CLB và các đơn vị cung cấp dịch vụ công.
Thảo Miên
(责任编辑:Cúp C1)
- ·4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
- ·Cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
- ·Hôm nay, chốt mức tăng lương 2016
- ·Nhận được tín hiệu từ vệ tinh VINASAT
- ·Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- ·Vụ “bị móc túi thẻ tín dụng”: Sẽ hoàn tiền cho chủ thẻ
- ·Phát huy vai trò gương mẫu của người cao tuổi
- ·Phê duyệt dự án đầu tư khu dân cư Phú Thịnh
- ·Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- ·Nông dân không dám ăn rau họ trồng để bán
- ·Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần
- ·Trao huy hiệu 70 năm tuổi đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Thành
- ·Nâng cao nhận thức để giảm nghèo
- ·Lưới điện Khu tái định cư Xẻo Quao vẫn chưa hoàn thiện
- ·Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- ·Đến 2020, cả nước phấn đấu xuất khẩu đạt 300 tỷ USD
- ·Chặt cà phê, lấp ao, phá sân patin lấy đất trồng tiêu
- ·Quỹ Bình ổn giá xăng dầu còn dư gần 1.800 tỷ đồng
- ·SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng
- ·Khai mạc Hội nghị Trung ương 11