【gia uc hom nay】Cân nhắc các rủi ro khi vay tiêu dùng
Rủi ro tín dụng từ lãi suất
Vay tín chấp là hình thức vay từ các tổ chức tín dụng được pháp luật cho phép,ắccaacutecrủgia uc hom nay thông qua sự tín nhiệm, không cần tài sản thế chấp. Đối tượng vay là những người không có đủ điều kiện tiếp cận tín dụng từ ngân hàng hoặc có nhu cầu vay được giải ngân tức thì.
Khách hàng được hưởng lợi là có ngay hàng hoá, dịch vụ để tiêu dùng mặc dù chưa đủ tiền. Số tiền nợ còn lại sẽ được trả dần phù hợp với thu nhập của họ. Người tiêu dùng quyết định lựa chọn bởi tính tiện lợi, thủ tục nhanh và đơn giản. Trong khi đó, nếu đến các ngân hàng thì có thể phải chờ cả tuần thậm chí không vay được vì không đáp ứng các điều kiện bắt buộc.
Ngược lại, họ cũng phải đổi giá ngang bằng với nhu cầu cần có ngay hàng hoá, đó là lãi suất thường khá cao so với mặt bằng của các ngân hàng thương mại. Các khoản vay tiêu dùng của các CTTC thường có mức lãi suất dao động trong khoảng 1,3 – 7%/tháng. Sự chênh lệch lãi suất này phụ thuộc vào từng đối tượng khách hàng đáp ứng đầy đủ hay ít các điều kiện vay và khả năng chi trả của khách hàng. Nếu khách hàng có nhiều thông tin chứng minh khả năng trả nợ và năng lực tiêu dùng của mình thì mức lãi suất cho vay càng thấp. Ngoài ra mức lãi suất còn phụ thuộc vào tỉ lệ khoản trả trước, thời gian vay, lịch sử tín dụng của khách hàng.
Khi cho vay tiêu dùng, cả bên cho vay và bên vay đều có thể gặp rủi ro. Các CTTC không được huy động vốn trực tiếp từ người dân mà phải huy động từ ngân hàng hoặc một số tổ chức, doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính cũng không giống như hoạt động cho vay những khoản vay dài hạn, giá trị lớn của các ngân hàng mà thường là những khoản vay ngắn và rất nhỏ, tối đa vài chục triệu đồng/hợp đồng; cùng với đó là chi phí vận hành, triển khai hệ thống dịch vụ đến từng điểm bán hàng; xây dựng đội ngũ quản lý, thu hồi nợ; trích lập dự phòng rủi ro lớn… Vì vậy chi phí vốn đầu vào cao hơn so với những ngân hàng thương mại, sản phẩm và dịch vụ song hành cùng với lãi suất cao.
Khách hàng là người cân nhắc quyết định đi vay dựa trên nhu cầu về sản phẩm và khả năng chi trả của chính mình.
Rủi ro từ ràng buộc pháp lý
Về mặt pháp lý, hợp đồng vay tín chấp là những thỏa thuận dân sự và CTTC là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, được điều chỉnh bởi các quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành ngân hàng. Theo đó, các CTTC có quyền thỏa thuận về mức lãi suất cho vay tiêu dùng với từng khách hàng, từng sản phẩm. Mỗi hợp đồng vay được ký giữa CTTC và khách hàng là một thỏa thuận dựa trên sự tự nguyện của khách hàng khi chọn sản phẩm vay phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả.
Rủi ro tín dụng chính là việc khách hàng không trả đúng hẹn và đủ số tiền vay. Nguyên nhân của việc khách hàng chậm trễ hoặc không trả đủ xuất phát từ nhiều yếu tố. Đối với vay tín chấp, các tổ chức tài chính phải sử dụng các biện pháp, nghiệp vụ thu hồi nợ. Nếu không giải quyết được, tình hình sẽ trở nên phức tạp hơn khi có sự tham gia của luật pháp khi bên cho vay làm hồ sơ khiếu kiện người đi vay ra tòa án.
Rủi ro xuất phát từ những nguyên nhân khách quan khác
Không ít khách hàng đã phàn nàn về việc sau khi vay mới “tá hỏa” vì chưa cầm hợp đồng, chưa được biết trách nhiệm thực hiện hợp đồng của mình và có rất nhiều phản ánh như lãi suất phải trả cao, bị “ăn chặn” phí tư vấn, phí phạt thanh lý sớm hợp đồng, phí phạt trả chậm, liên tục bị đòi nợ… Nhưng đây cũng chính là những điều nan giải nhất đối với các CTTC trong quá trình xử lý vướng mắc với người vay hiện nay. Thực tế phản ánh, ngoài các yếu tố chủ quan thì những rủi ro còn xuất phát từ cả hai bên cho vay và người đi vay:
Thứ nhất - hợp đồng tín dụng thường dài và có nhiều thuật ngữ có thể dẫn đến trường hợp khách hàng chỉ đọc lướt qua, không hiểu hết hoặc hiểu lầm. Người đi vay có quyền hỏi kỹ nhân viên tư vấn, có trách nhiệm đọc thật kỹ nội dung hợp đồng; điểm nào chưa rõ cần hỏi ngay lại nhân viên tư vấn hoặc tổng đài các CTTC để được giải thích chi tiết.
Thứ hai - các trường hợp rủi ro khác như khách hàng bị mất tích, tử vong, tai nạn, mất khả năng chi trả… Những trường hợp này là rủi ro không mong muốn từ cả hai phía. Vì vậy, các CTTC khuyến khích khách hàng mua thêm bảo hiểm khoản vay.
Thứ ba - các trường hợp khách hàng bị lừa đảo khi nhận lời đứng tên ký thay hợp đồng vay tín chấp thay cho người thân, bạn bè hoặc vì những lợi ích trước mắt như được hứa chia khoản lợi nhỏ và sau đó phải gánh khoản nợ và trả nợ thay. Những trường hợp này ngoài tầm kiểm soát của các CTTC và là trách nhiệm của người ký tên thực hiện hợp đồng.
Thứ tư - các trường hợp khách hàng đang có nhu cầu vay gấp và được các cá nhân tiếp cận trực tiếp, giả danh nhân viên từ các ngân hàng hoặc các CTTC để thuyết phục ký hợp đồng cho vay với lãi suất “hấp dẫn”, điều kiện hợp đồng “mập mờ”, quàng thêm nhiều phí phụ, tốn thêm phí dịch vụ “cò mồi” mà không tìm hiểu đối chiếu thông tin với văn phòng giao dịch, đại lý phân phối chính thức của các CTTC.
Thứ năm - các trường hợp khách hàng thực hiện đúng trách nhiệm hợp đồng và thanh toán đầy đủ nhưng vì lý do nào đó mà họ bị các nhân viên của CTTC làm phiền đòi nợ. Nếu phát hiện bất kỳ sai sót liên quan, khách hàng nên trực tiếp liên hệ và thông báo ngay qua các kênh website, tổng đài, email đến các CTTC để được hỗ trợ giải quyết ngay nhằm ngăn chặn tình huống tương tự xảy ra trong tương lai.
Cần cân nhắc và lưu ý những gì khi đi vay?
Cần xác định rõ nguồn thu nhập và khả năng tài chính để trả nợ; Chỉ nên vay tiêu dùng khi thực sự có nhu cầu; Đề nghị nhân viên của các CTTC tư vấn kỹ càng giải pháp vay phù hợp nhất; Tìm hiểu kỹ các điều kiện và điều khoản quan trọng của hợp đồng và yêu cầu nhân viên tư vấn giải thích rõ ràng các nội dung trên; Hiểu rõ thông tin về lãi suất, khoản trả góp hàng tháng, các phương thức thanh toán, các khoản phí: phí phạt khi thanh toán trễ hoặc tất toán khoản vay trước hạn, …; Tránh việc thanh toán chậm trễ: phải gánh thêm phí phạt cao, và ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng cá nhân. Với lịch sử tín dụng tốt, khách hàng sẽ dễ dàng được hỗ trợ vay tiếp tại tất cả các tổ chức tín dụng và được ưu đãi lãi suất; Lưu giữ hợp đồng, biên nhận thanh toán, theo dõi bảng sao kê tín dụng cá nhân thường xuyên để nắm rõ tình trạng tín dụng.
Người vay tiêu dùng cần cân nhắc thật kỹ mọi rủi ro trước khi đi vay và tận dụng khoản vay một cách hiệu quả nhất. Để có thể tránh được những tình huống nan giải sau khi giải ngân, các bên cần xác định rõ quyết định vay đều phụ thuộc vào người đi vay trên tinh thần hiểu và hoàn toàn tự nguyện.
Ngọc Quỳnh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Ðại tá từ du kích
- ·Malaysia khởi công tuyến vận tải tốc độ cao thứ hai
- ·Chỉ số đồng USD tăng lên mức cao nhất trong vòng 13 năm
- ·Hệ thống tàu ‘viên đạn’ sẽ làm thay đổi cách giao thương giữa Singapore và Malaysia
- ·Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- ·Trump tuyên bố rời bỏ kinh doanh để tập trung điều hành đất nước
- ·Đảo Vàng trong truyền thuyết có thể đã được tìm thấy
- ·Bất ổn định về thương mại và kinh doanh sẽ không kìm hãm đầu tư tại APEC
- ·Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Đảm bảo xuất khẩu thủy sản không vi phạm quy định chống khai thác IUU
- ·Bình Định từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
- ·5 lợi ích bất ngờ từ nước vo gạo
- ·Các doanh nghiệp Anh từ bỏ 65 tỷ bảng đầu tư do Brexit
- ·Doanh nghiệp bất động sản đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2023
- ·Galaxy Note 7 lộ thêm những hình ảnh mới
- ·Quốc hội CH Cyprus kêu gọi dỡ bỏ trừng phạt Nga
- ·15 cách kết hợp màu sắc mùa thu mang đến sự ấm cúng cho ngôi nhà
- ·Ghép đôi thần tốc tập 29: Chàng trai 'chưa một lần yêu' nhận nụ hôn đầu từ nàng vũ công xinh đẹp
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- ·Triệu phú Mỹ giàu có nhờ chăm chỉ và được nuôi dạy tốt