【soi keo nha】Dấu ấn vị "Tư lệnh" và một năm thành công của ngành Tài chính
Gánh vác trên vai trọng trách của người đứng đầu một trong những bộ quan trọng, quyết liệt nhưng thận trọng, vị "Tư lệnh" ngành Tài chính đã tập hợp được ý chí, nguyện vọng của cả ngành Tài chính trong thực hiện nhiệm vụ tài chính- ngân sách 2014. Toàn ngành Tài chính có thể tự hào về những thành tích đạt được. Đây sẽ là tiền đề để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trong năm 2015 và những năm tiếp theo.
Lửa thử vàng
Thu ngân sách là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tài chính. Vậy mà ngay từ khi tiếp nhận nhiệm vụ, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã phải đối mặt với khó khăn này. Tháng 5-2013, ông nhậm chức Bộ trưởng. Tháng 6, Bộ Tài chính phát đi thông điệp không hề mong muốn: Ngân sách Nhà nước (NSNN) có thể hụt thu tới hơn 60.000 tỷ đồng. Điều đó cho thấy tình hình cân đối tài chính- ngân sách hết sức căng thẳng.
Nguy cơ không hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách luôn canh cánh trong lòng, Bộ trưởng đã huy động toàn ngành Tài chính vào cuộc, chủ động báo cáo Chính phủ để đánh giá đúng tình hình đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất- kinh doanh, đồng thời quyết liệt tổ chức thu ngân sách, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cấp uỷ và chính quyền địa phương để tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành sát sao; tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra thuế, chống chuyển giá, chống buôn lậu và gian lận thương mại; đẩy nhanh xử lý nợ đọng thuế... Đặc biệt, Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ trình và được Quốc hội cho phép thu vào NSNN một số khoản thu đặc thù, như thu từ cổ tức doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và phần lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Bộ trưởng đã chỉ đạo toàn Ngành quyết tâm phấn đấu đến ngày cuối cùng, giờ cuối cùng trong năm và kết quả đã hoàn thành vượt kế hoạch đề ra.
Nhắc lại việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của năm 2013 để thấy, nỗ lực ấy không hề uổng phí, vì đó là tiền đề, là bài học kinh nghiệm quý báu cho thắng lợi của năm tiếp theo- năm 2014.
Trong điều hành ngân sách, nhiệm vụ thu ngân sách vẫn phải đặt lên hàng đầu để đảm bảo nhu cầu chi. Trong khi năm 2014, thách thức vẫn không hề nhỏ khi phát sinh nhiều diễn biến khó lường. Vậy làm thế nào để ngành Tài chính hoàn thành nhiệm vụ tài chính- ngân sách trong khó khăn đó, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũngcho biết: "Trong khi sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu, tình hình sản xuất kinh doanh của DN vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thì tình hình căng thẳng trên biển Đông ảnh hưởng lớn đến hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và nước ta. Dưới sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quyết liệt, sát sao trong chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ Tài chính, hàng loạt các giải pháp quản lý thu, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, tăng cường chống thất thu thuế, chống buôn lậu, gian lận thương mại, tích cực thu hồi nợ đọng và khai thác tăng thêm nguồn thu cho NSNN đã đạt được kết quả tích cực.
Bên cạnh đó, năm qua Bộ đã tập trung chỉ đạo quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm. Cùng với việc đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi an sinh xã hội, thực hiện chi trong phạm vi dự toán, đúng chế độ và chủ động rà soát cắt, giảm tối đa các khoản chi không cần thiết. Song song với đó, đảm bảo nguồn bù đắp bội chi NSNN, đáp ứng nhu cầu cho đầu tư phát triển và các nhu cầu khác của NSNN. Trong quá trình điều hành, đã đảm bảo chi trả nợ đầy đủ, đúng hạn trong phạm vi dự toán; đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia".
Nói dễ, làm mới khó
Vẫn biết rằng, nói dễ, làm thì mới khó. Nhưng ở mỗi cương vị, đặc biệt là ở người đứng đầu một Bộ lớn, đa lĩnh vực, mà lĩnh vực nào cũng lớn, cũng phức tạp như Bộ Tài chính, lại càng phải biết dấn thân. Khi đã làm đúng, làm hết khả năng mới biến điều không thể thành có thể. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã dám quyết một điều tưởng chừng không thể, đó là bình ổn giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi. Ở thời điểm trước khi thực hiện, không phải việc áp giá trần đối với mặt hàng có đến gần 10 triệu khách hàng này mới được bàn đến, nhưng chỉ khi đó với trách nhiệm cao trước Nhân dân, ông đã quyết định phải thực hiện.
Việc áp trần giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi được nhiều người lo ngại cho rằng khó như việc húc đầu vào đá. Có nhiều ý kiến "bên lề" lo ngại uy tín của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng có thể giảm sút nếu thực hiện không thành công. Dư luận truyền thông thì ủng hộ quyết sách này. Người tiêu dùng thì phấn khởi bởi quyền lợi của mình chưa bị cơ quan quản lý lãng quên. Nhưng vẫn còn ý kiến cho rằng việc áp trần giá sữa là đi ngược thị trường, lo ngại vi phạm cam kết quốc tế, hay giảm sự cạnh tranh của DN... Tuy nhiên, kết quả thanh tra "trước thềm" áp dụng bình ổn giá sữa đã chỉ ra một loạt sai phạm của các DN sữa như kê khai thiếu thuế, chi phí quảng cáo vượt quy định hàng trăm tỷ đồng khiến giá bán tăng cao.
Hơn tất thảy, thông cảm với lợi ích của người tiêu dùng bị coi nhẹ khi giá sữa liên tục "nhảy múa" trong nhiều năm qua, được sự chỉ đạo của Chính phủ, người đứng đầu ngành Tài chính đã ký ngay Quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, để kịp có hiệu lực từ ngày 1-6-2014. Khi ấy có người đã ví von, đó là quà 1-6 của Bộ trưởng Bộ Tài chính gửi trẻ em. Theo đó, biện pháp đăng ký giá (trong thời gian 6 tháng) và quản lý giá tối đa (trong thời gian 12 tháng) để bình ổn giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi đã được bấm nút.
Chia sẻ về kết quả sau thời gian thực hiện bình ổn giá đối với mặt hàng nhạy cảm này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói: "Quyết định bình ổn giá sữa không mấy dễ dàng, nhưng đây là quyết định vì quyền lợi tiêu dùng của gần 10 triệu trẻ em. Sau gần 6 tháng triển khai, cơ quan quản lý giá các cấp đã công bố giá tối đa và giá đăng ký của 606 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Mức giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi đã giảm khoảng 0,1%- 34% tùy từng chủng loại sữa so với thời điểm trước khi Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá. Trước khi hết hạn áp dụng biện pháp bình ổn giá (31-5-2015), Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng tổng kết, đánh giá và đề xuất biện pháp cho thời gian tiếp theo".
Đi và sẽ đến...
Yêu cầu đặt ra đối với ngành Tài chính đó là không ngừng cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tháo gỡ khó khăn vướng mắc của DN và người dân, cải thiện môi trường đầu tư. Khó có thể đo đếm được những văn bản từ các luật, nghị định, thông tư hướng dẫn đến các văn bản chỉ đạo điều hành của ngành Tài chính trong năm qua nhằm cải cách TTHC, tháo gỡ khó khăn về thuế. Cùng với đó là áp lực thời gian ngắn phải hoàn thành cho thấy sự nỗ lực đáng nể của những người làm chính sách tài chính. Trong một thời gian rất ngắn (hơn nửa tháng), Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 119/2004/TT-BTC sửa đổi, bổ sung 7 Thông tư liên quan đến các hướng dẫn về thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Thu nhập cá nhân, Quản lý thuế… Trong vòng 2 tháng đã hoàn thành trình Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 1-10-2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Nghị định về thuế, hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật Thuế, mà trước đó chỉ dự kiến trình Quốc hội ban hành một Nghị quyết.
Cùng với đó là yêu cầu cải cách lề lối làm việc, tăng cường kỷ cương kỷ luật tài chính đối với cán bộ, công chức trong toàn Ngành. Nếu ai từng thấy Bộ trưởng nổi nóng trong một số cuộc họp điều hành khi nghe đến chuyện "ăn vặt" của cán bộ công chức trong ngành, những "con sâu làm rầu nồi canh", mới thấy ông "dị ứng" với thói tiêu cực đến mức nào. Sau khi nhậm chức, nhiều chỉ thị nhằm tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính được người đứng đầu ngành Tài chính ký ban hành, các trường hợp vi phạm đã bị xử lý nghiêm khắc.
"Đây là công việc Bộ trưởng đã dành nhiều tâm sức, vậy Bộ trưởng có thể cho biết những kết quả nổi bật của công tác cải cách thủ tục hành chính trong năm 2014 của ngành Tài chính?"- chúng tôi đặt câu hỏi.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói: "Năm qua, Bộ Tài chính là một trong những bộ, ngành quyết liệt nhất với những thông điệp cụ thể nhằm cải cách mạnh mẽ TTHC để những kết quả cải cách sớm đi vào cuộc sống, tạo điều kiện giúp DN tháo gỡ khó khăn, phát huy mọi nguồn lực xã hội. Dưới góc độ thể chế, Bộ Tài chính đã hoàn tất việc tạo cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu đưa số giờ thực hiện thủ tục nộp thuế từ 537 giờ/năm xuống còn 167 giờ/năm (thấp hơn thời gian trung bình của nhóm nước ASEAN-6 là 171 giờ/năm) ngay trong năm 2015.
Trong lĩnh vực Hải quan, phấn đấu đến hết năm 2015 sẽ phải giảm thời gian làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cảng/cửa khẩu bằng mức bình quân chung của các nước ASEAN-6. Từ đầu năm 2014 đến nay, cơ quan Hải quan thực hiện nhiều bước chuyển mạnh mẽ trong cải cách TTHC, thực hiện các giải pháp rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa XNK. Việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) do Tổng cục Hải quan là cơ quan thường trực, các bộ, ngành như Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương phối hợp thực hiện bước đầu đã mang lại nhiều lợi ích cho DN, trong đó, lợi ích lớn nhất của NSW đó là rút ngắn thời gian hàng hóa XNK của Việt Nam giao lưu qua biên giới giảm xuống đáng kể. Theo thống kê đến 31-12-2013, thời gian thông quan hàng hóa của Việt Nam là 21 ngày. Thực hiện tốt NSW, thời gian thông quan hàng hóa sẽ giảm được từ 3,5 đến 4 ngày...".
Để có được thành công này, vai trò của người đứng mũi chịu sào đặc biệt quan trọng. Với bản tính thận trọng vốn có, Bộ trưởng đã huy động các đơn vị chức năng nhanh chóng vào cuộc với cách đi, cách làm bài bản, đúng luật. Không hối thúc, nhưng với cách lấy mình làm quyết tâm cho cả hệ thống của Bộ trưởng, trong khoảng thời gian ngắn, Bộ Tài chính đã hoàn thiện các hướng dẫn, làm tiền đề cho cả quá trình thực hiện sau này. Cứ thế, sự vận hành thông suốt là sự định hướng, khởi nguồn từ người đứng đầu và sự đồng lòng quyết tâm, trách nhiệm cao của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính trên cả nước. Chỉ đạo ngành Thuế, Hải quan, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã thẳng thắn đề nghị hai cơ quan này không cải cách nửa vời theo kiểu "ở trên trải thảm đỏ, ở dưới trải bàn chông" với DN. Người viết bài sa đà vào các con số như vậy để muốn nói rằng, không chỉ cam kết cải cách thủ tục trên giấy, ngành Tài chính đã thực sự vào cuộc với kết quả cụ thể, mà nhiều DN đã đong đếm ra thành chi phí tiết giảm được.
Năm 2014 tổng thu cân đối NSNN (sau khi loại trừ hoàn thuế GTGT 80.006 tỷ đồng) ước khoảng 858.053 tỷ đồng, bằng 109,6% dự toán (tăng 75.353 tỷ đồng), bằng 101,4% so với báo cáo Quốc hội (tăng thêm 11.653 tỷ đồng). Hầu hết các địa phương thu đạt và vượt dự toán được giao. Nguồn vượt thu NSNN dành 10.000 tỷ đồng chuyển nguồn sang 2015 thực hiện chính sách tiền lương; phần còn lại tập trung thanh toán nợ và tăng chi trả nợ của NSNN.
Gánh nặng trong điều hành nhiệm vụ tài chính- ngân sách trong năm 2015 là rất lớn khi phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức. Bộ trưởng có thể cho biết những ưu tiên trong chỉ đạo điều hành của Bộ trưởng trong năm 2015?
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũngnói: "Để hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính- ngân sách năm 2015, toàn ngành Tài chính đã thống nhất 8 nhiệm vụ, giải pháp lớn như: Tập trung quyết liệt công tác thu NSNN, quyết tâm phấn đấu tăng thu nội địa, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu để bù đắp số giảm thu về dầu thô; Quản lý chi NSNN chặt chẽ, triệt để tiết kiệm; Tăng cường quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo khả năng trả nợ; Quản lý giá theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sự phát triển đồng bộ các loại hình thị trường; Tăng cường quản lý tài chính doanh nghiệp, đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hoá DNNN...
Cùng với nhiệm vụ phải đảm bảo cân đối ngân sách, ngành Tài chính còn phải thực hiện "lời hứa" về tiến trình tái cơ cấu DNNN. Có nhiều giải pháp được ưu tiên trong năm 2015, tuy nhiên, ngành Tài chính tập trung các giải pháp nhằm duy trì môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh của DN. Cùng với đó, nhiệm vụ cân đối ngân sách trong năm 2015 là một thách thức đối với ngành Tài chính trong bối cảnh giá dầu thô có chiều hướng giảm. Ngành sẽ tập trung quyết liệt công tác thu NSNN,tăng cường chống thất thu và thu hồi nợ đọng.
Đến thời điểm năm 2015 là mốc thời gian quan trọng đánh dấu mức độ hội nhập sâu khi ASEAN hình thành cộng đồng kinh tế khu vực và gấp rút để đàm phán kết thúc các Hiệp định quan trọng khác như Hiệp định thương mại Việt Nam-EU và Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đối với ngành Tài chính, công tác cải cách TTHC vẫn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, để thu hút hơn nữa đầu tư cũng như hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất và kinh doanh.
Bên cạnh đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ tiếp tục ưu tiên chỉ đạo thực hiện đó là công tác xây dựng lực lượng. Đi cùng với việc cải cách, hiện đại hóa ngành, cần không ngừng nâng cao năng lực đội ngũ CBCC ngành Tài chính, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Nhiệm vụ còn nặng nề ở phía trước. Tôi tin tưởng rằng với sự chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương và quyết tâm cao của CBCC trong toàn ngành Tài chính, chúng ta nhất định sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ giao trong năm 2015".
Gánh vác trên vai trọng trách của người đứng đầu một trong những bộ quan trọng, quyết liệt nhưng thận trọng, vị "Tư lệnh" ngành Tài chính đã tập hợp được ý chí, nguyện vọng của cả ngành Tài chính trong thực hiện nhiệm vụ tài chính- ngân sách 2014. Toàn ngành Tài chính có thể tự hào về những thành tích đạt được. Đây sẽ là tiền đề để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trong năm 2015 và những năm tiếp theo.
(责任编辑:La liga)
- ·Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- ·Những công việc thu nhập tốt ngày Tết
- ·Tiếp tục mở rộng vùng sản xuất vải theo tiêu chuẩn quốc tế
- ·Tra cứu âm lịch hôm nay ngày 25 11 2024
- ·Thời tiết Miền Bắc và Trung Bộ vào đợt mưa lớn kéo dài
- ·Khẩu trang y tế ‘hot’ trở lại, chọn loại nào mới đủ tiêu chuẩn phòng dịch?
- ·Mối nguy hiểm từ việc sử dụng thuốc hết hạn?
- ·Áp dụng công nghệ hiện đại nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm tại Than Cao Sơn
- ·Đất đá sạt lở chắn ngang quốc lộ ở Quảng Bình
- ·Nạn hàng giả, hàng nhái: Điểm tên các mặt hàng vi phạm nổi cộm?
- ·Tháo dỡ trạm thu phí trên Quốc lộ 20
- ·Chiến lược nâng cao năng suất lao động thời 4.0
- ·Năm 2020: Quyết liệt đấu tranh chống buôn lậu khu vực biên giới Tây Nam
- ·Phát triển tiêu chuẩn mới nhằm giảm thiểu các lỗi nhận dạng khuôn mặt
- ·Soi kèo góc Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1
- ·Đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Đồng Tháp
- ·Giải đáp thắc mắc về áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn cho công trình xây dựng
- ·Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa nhỏ, sau hửng nắng tăng nhiệt nhanh
- ·Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
- ·Tập đoàn Vingroup tặng 2.400 máy thở cho Nga và Ukraina