【bong dă wap】“Đất rừng phương Nam”
Phan Tùng Sơn
BPO - Thị trường giải trí mấy ngày nay đang “sôi sùng sục” trước những thông tin đa chiều về bộ phim điện ảnh “Đất rừng phương Nam” (ĐRPN) của đạo diễn Quang Dũng. Xét về khía cạnh tạo hiệu ứng truyền thông để quảng bá tác phẩm,Đấtrừngphươbong dă wap các nhà sản xuất, phát hành phim đã làm rất công phu, tung đủ “ngón nghề” nhằm tận dụng tối đa sức mạnh truyền thông và không gian mạng. Xem lịch chiếu của các rạp ở TP. Hồ Chí Minh, thấy các suất chiếu gần như kín cả ngày. Phim được dự đoán có thể tạo cột mốc mới về kỷ lục phòng vé.
Để có cái nhìn khách quan, tôi đã mua vé vào rạp. Bởi, xung quanh những ồn ào về bộ phim, việc đi xem không chỉ để xem. Xem để có cơ sở cảm nhận, soi chiếu, đánh giá thực chất phía sau những ồn ào ấy là cái gì? Người thì bảo phim hay, người nói chỉ ở mức xem được, người thì “phán” phim xuyên tạc lịch sử, người cho rằng phim quảng bá không công cho văn hóa Trung Quốc thời nhà Thanh…
Tôi cũng có đọc bài đánh giá của một số tác giả có tên tuổi, cả trên báo chí và mạng xã hội. Xem phim xong. Rời rạp. Thấy rằng, nếu như đạo diễn Quang Dũng và các nhà làm phim đừng bê nguyên xi tên tác phẩm và các nhân vật trong tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Đoàn Giỏi lên màn ảnh thì có lẽ dư luận công chúng đã không lên tiếng phản ứng đa chiều như mấy ngày qua.
Một phân cảnh trong phim Đất rừng phương Nam - Ảnh internet
Nhưng Quang Dũng là thế! Trước phim này, tôi cũng đã xem nhiều phim của anh và thấy, xem phim Quang Dũng, tốt nhất là không nên nghĩ. Chỉ xem thôi. Vì càng nghĩ nó càng vô lý. Ví như phim “Mỹ nhân kế” chẳng hạn. Cả đám giang hồ võ nghệ cao cường trang bị vũ khí tận răng, “công phá” một ngôi nhà điếm của 4 mỹ nhân mà từ đầu đến cuối phim chả làm gì được. Nó giống như chuồn chuồn cắn… rốn sắt vậy. Trong lúc trên thực tế, có lẽ chỉ cần một mồi lửa là xong.
Đấy! Quang Dũng có tài biến những thứ vô lý thành cái… rất vô lý. Và khán giả cứ bị anh “dắt mũi”, biết vô lý mà vẫn cứ xem.
Quang Dũng là người duy mỹ. Phim của anh đẹp. Phim nào cũng đẹp. Đẹp từ đầu đến cuối. ĐRPN cũng vậy.
Và với những gì Quang Dũng đã thể hiện, cho thấy anh chỉ giỏi làm phim giải trí. Xem xong, rời khỏi rạp là người ta quên béng nội dung phim, chỉ cười theo những tình huống hài hước rồi… xong!
Trong văn chương, văn là người. Nghệ thuật cũng thế. Điện ảnh cũng vậy. Giới làm phim thường gọi anh theo cách vui vẻ là “Dũng khùng”, là cũng vì vậy. Nghĩa là nhân vật trong phim cứ “khùng khùng”, “tưng tửng”, tình huống điện ảnh cứ “nhây nhây”, “lầy lầy”… thế thôi.
2
Vậy cho nên, khi Quang Dũng bắt tay làm phim ĐRPN, ngay từ khi truyền thông loan tin, tôi đã đồ rằng, nó chẳng đến đầu đến đũa gì đâu. Xem độ dăm phim là đã có thể thấy rõ phong cách của anh. Nói là làm phim về lịch sử, nhưng có lẽ nó chỉ là một sản phẩm giải trí để người ta cười vui vẻ. Thế thôi.
Và, đúng là nó không đến đầu đến đũa thật. Nhưng xong thì chưa. Xong phim rồi vẫn sửa. Phim chiếu rồi vẫn sửa. Sửa xong rồi coi bộ dư luận vẫn chưa chịu xong.
Ấy là vì tên gọi của mấy bang hội trong phim, ban đầu nó đều là sản phẩm lịch sử bên xứ Trung Hoa. Giờ, Cục Điện ảnh yêu cầu sửa rồi. “Nghĩa Hòa Đoàn” thành “Nam Hòa Đoàn”. “Thiên Địa Hội” thành “Chính Nghĩa Hội”… Sửa thế, thực chất chỉ là để mà sửa thôi. Vì cái tên ban đầu nó đã “bị” công chúng thuộc lòng rồi. Chẳng khác gì một cô gái đẹp khi tắm, để người lạ nhìn thấy tuốt tuồn tuột mọi thứ, giờ có kéo váy lên, có quấn khăn lại thì cái hình ảnh nhạy cảm nó đã ăn sâu vào trí của người nhìn rồi, nó đâu còn nằm ở đáy mắt nữa.
Mà điều này mới đáng nói: Trang phục (áo, nón) và cả cách thoại của những nhân vật trong các bang hội, đều na ná phim cổ trang Trung Quốc. Nhiều phân cảnh hành động cũng thế. Những cái này chả sửa được.
Cho nên, xem phim, mọi thứ nó cứ nửa vời. Sắc thái văn hóa Nam Bộ không toát lên được, dù phong cảnh Nam Bộ trong phim rất đẹp. Khí chất Nam Bộ cũng không toát lên được. Nhiều cái vô lý tồn tại trong một chuỗi những tình tiết vô lý. Điển hình như cái đoạn Út Lục Lâm và An giả gái đột nhập trại lính Pháp để cướp ngục. Khó thế mà cũng làm được. Vô lý thế mà cũng nghĩ ra được. Xem những đoạn này giống như xem tấu hài…
Nhưng Quang Dũng là thế. Về khía cạnh hài hước, ĐRPN cũng giống mấy phim trước của anh. Nó đã con mắt bên phải. Nó no con mắt bên trái vì hình ảnh đẹp, góc máy đẹp và tất nhiên tạo hình của nhiều diễn viên cũng đẹp…
Và… chỉ thế thôi!
3
Toát lên trong ĐRPN của Quang Dũng là chất giải trí. Những câu thoại về thứ con người thải ra qua đường tiêu hóa (xin không nhắc lại ở đây vì nó mất vệ sinh), những âm thanh khi nhân vật “xì bom”, hay đi tiểu tiện, đại tiện… Quang Dũng cũng cho tất lên phim để nhây, để lầy, để cười. Cái này ít thì được. Lạm dụng quá, anh nào đưa người yêu đi xem phim, vừa xem vừa ăn bắp nổ, hết muốn ăn luôn.
Có cảm động! Có lấy được nước mắt khán giả! Có nói về lòng yêu nước! Có nói về khí phách người Nam Bộ… Nhưng những điều ấy chủ yếu là gắn vào mấy câu thoại của bé An và bác Ba Phi của Trấn Thành cùng vài nhân vật nữa. Ngôn ngữ điện ảnh không toát lên được điều ấy. Và mọi thứ nó cứ nhây nhây, nhàng nhàng vậy thôi. Xem xong, rời rạp ra về là cũng… quên luôn. Cũng giống như mấy bộ phim trước của Quang Dũng vậy.
Nhưng! Nhiều chuyện muốn quên cũng khó. Ấy là những ồn ào xung quanh phim, ồn ào ngoài màn ảnh, nhất là khâu phát hành, quảng bá. Hóa ra chẳng phải riêng Trường THCS Đồng Khởi (quận 1, TP. Hồ Chí Minh) ban hành thư ngỏ vận động học sinh mua vé xem phim ĐRPN để thực hiện cái gọi là “trải nghiệm ngoại khóa”, mà còn nhiều trường khác, trong đó có cả trường đại học, cũng có việc làm tương tự. Cư dân mạng tinh thật. Không những họ phát hiện các bang hội trong phim giống sản phẩm của Trung Quốc mà còn lật tung thư ngỏ của nhiều trường vận động học sinh, sinh viên đi xem. Quận 1 đã tổ chức họp báo, giải thích, nhận khuyết điểm và rút thư ngỏ, nhưng các trường khác thì sao? Có hay không chuyện bắt tay nhau để bán vé? Nếu đúng như dân mạng đồn đoán thì chán quá. Chán nhất là mấy ông, bà hiệu trưởng. Loạn phí, lạm thu chưa đủ hay sao mà còn làm cái việc thiếu lương thiện thế?
4
ĐRPN không phải là phim lịch sử, dù nó chứa đựng rất nhiều yếu tố lịch sử. Thế nên, ngoài việc yêu cầu các nhà làm phim phải chỉnh sửa một số chi tiết do cộng đồng mạng làm rùm beng lên, Cục Điện ảnh khó có thể làm gì hơn. Vì phim không phạm luật. Mà đã không phạm luật thì đương nhiên là hợp pháp.
Hợp pháp nhưng chưa chắc đã hợp lý!
Và câu chuyện văn hóa thì nó lại nằm ở cái lý ấy. Sự lai căng, vay mượn văn hóa (ví dụ, hầu hết nhân vật không mặc áo bà ba Nam Bộ mà lại mặc trang phục kiểu Trung Hoa, kể cả nhân vật bác Ba Phi, trong phiên bản phim truyền hình trước đó là người rặt Nam Bộ). Điều này khiến một bộ phận không nhỏ công chúng phản ứng. Dù các nhà làm phim đã giải thích, thời kỳ đó đất phương Nam có nhiều dòng người, nhiều dân tộc đến sinh sống, đấu tranh. Nhưng đã là phim ĐRPN thì dòng văn hóa chủ đạo phải là văn hóa đậm sắc thái Nam Bộ chứ. Để cho cái thứ yếu trở thành dòng chủ lưu trong phim thì rõ là không ổn rồi. Dư luận phản ứng là tất nhiên.
Đất phương Nam, rừng phương Nam, con người phương Nam, tinh thần yêu nước của Nam Kỳ khởi nghĩa, của Nam Bộ kháng chiến… vô cùng cao quý và tự hào. Nhà văn Đoàn Giỏi đã dựng thành biểu tượng rồi. Tiếc là phim không đi vào trọng tâm ấy mà chỉ vờn xung quanh, lại đẩy cái mốc thời gian lùi xa trước năm 1930. Lấy lý do phiên bản phim truyền hình “Đất phương Nam” cũng lùi thời gian trước năm 1930 để giải thích cho những phản ứng của khán giả, cũng chỉ là một cách giải thích. Bởi, phim truyền hình “Đất phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn thể hiện rất xuất sắc khí chất con người Nam Bộ, sắc thái văn hóa Nam Bộ, trở thành tác phẩm kinh điển về đất và người phương Nam. Còn với ĐRPN của Quang Dũng, cái chất ấy nó cứ lòa nhòa, làng nhàng. Thực ra, không gian và thời gian không phải là yếu tố quyết định giá trị của tác phẩm. Nó chỉ là yếu tố giúp đạo diễn lột tả cái hồn cốt của đất và người phương Nam. Việc đưa các yếu tố bang hội vào phim, nặng về hành động đâm chém, bắn giết… đã làm nhạt nhòa hồn cốt của đất và người phương Nam.
Làm phim, sáng tạo văn học nghệ thuật, cần một cái phông văn hóa rộng, cần một triết lý văn hóa sâu. Điều “cần” này đang thiếu ở phim của Quang Dũng.
Mà cũng chả riêng điện ảnh. Nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vực của văn hóa, của văn học nghệ thuật đang rất, rất cần hiệu chỉnh “kính ngắm” để đi cho đúng đường ray. Điều này không hẳn phụ thuộc vào tiền, trong đó có đề xuất chi hàng trăm ngàn tỷ đồng để chấn hưng văn hóa theo dự tính của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nó phụ thuộc vào cái tầm, cái phông của người làm văn hóa, của người quản lý, thẩm định văn hóa.
Bởi, mỗi thứ lách đi một chút, mỗi thứ lệch đi một chút, mỗi thứ lai căng đi một chút… có thể qua được luật, nhưng hệ lụy với văn hóa dân tộc thì khó nói lắm.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nhận định, soi kèo Lyon vs Montpellier, 03h00 ngày 5/1: Không thắng Montpellier thì thắng ai
- ·Doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ Việt Nam
- ·Thủ tướng đốc thúc các tư lệnh ngành thực hiện giải pháp phát triển KTXH
- ·Đại biểu Quốc hội Việt Nam mang 2 quốc tịch có vi phạm pháp luật?
- ·Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN
- ·Xử lý 88.425 trường hợp vi phạm ATGT, phạt tiền hơn 200 tỷ đồng
- ·Đà Nẵng: Phát động thiết kế biểu trưng tuyên truyền, tạo mỹ quan đô thị
- ·Nhiều ngầm tràn ngập sâu trong nước gây ách tắc giao thông
- ·Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
- ·4 bệnh nhân tìm lại được ánh sáng nhờ người cho chết não hiến giác mạc
- ·Tìm ra thủ phạm khiến hàng loạt ô tô cán đinh sắt ‘khủng’ ở Bình Dương
- ·Nhiều trường đại học phía Nam công bố kết quả xét tuyển thẳng
- ·Tặng 200 phần quà cho ngư dân bám biển
- ·Hơn 70.000 người phải nhập viện do nắng nóng kéo dài ở Nhật Bản
- ·SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- ·Lệch chuẩn đạo đức trong giáo dục: "Bức tường" nào ngăn được hành vi?
- ·TP.HCM: Gần 180 thí sinh tham gia Hội thi tay nghề thanh niên năm 2024
- ·Ngày này năm xưa 7/9: Khánh thành nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á
- ·Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- ·'Bây giờ ai cũng biết ông Vũ Huy Hoàng vi phạm nghiêm trọng'