【kết quả bđ】Bàn giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới toàn cầu năm 2018
Trước đó,àngiảiphápcảithiệnchỉsốđổimớitoàncầunăkết quả bđ ngày 10/7/2018, tại NewYork (Hoa Kỳ), Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã công bố báo cáo về xếp hạng chỉ số đổi mới toàn cầu (GII) năm 2018. Việt Nam được xếp hạng 45/126 quốc gia và nền kinh tế.
Ông Hoàng Minh, Giám đốc Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN&ĐMST) cho biết, hội thảo nhằm trao đổi, thảo luận giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để xác định các vấn đề cần tiếp tục triển khai thực hiện để cải thiện chỉ số ĐMST, trong đó tập trung rà soát việc phân công chủ trì cải thiện chỉ số ĐMST. Bên cạnh đó, các chuyên gia của WIPO cung cấp thông tin cập nhật về chỉ số ĐMST năm 2018 sẽ giúp làm rõ những vấn đề mang tính kỹ thuật trong việc cải thiện các chỉ số, từ đó sẽ giúp các bộ, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai nhiệm vụ đã được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 19 năm 2017 và Nghị quyết số 19 năm 2018.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy khẳng định, chỉ số GII là một bộ công cụ đánh giá xếp hạng năng lực ĐMST của các quốc gia và các nền kinh tế, được WIPO phối hợp với Trường kinh doanh INSEAD (Pháp) và Đại học Cornell (Hoa Kỳ) xây dựng lần đầu tiên vào năm 2007. Phương pháp đánh giá được liên tục hoàn thiện qua các năm, và là hệ quy chiếu toàn diện nhất để đánh giá năng lực ĐMST của các quốc gia và các nền kinh tế.
Chỉ số ĐMST toàn cầu năm 2018 vẫn được chia thành 7 trụ cột chính (5 trụ cột đầu vào và 2 trụ cột đầu vào), trong đó những trụ cột có điểm kết quả tăng trong lần công bố lần này gồm thể chế, trình độ phát triển của thị trường, trình độ phát triển của kinh doanh, sản phẩm sáng tạo, nguồn nhân lực và nghiên cứu…
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến sự hỗ trợ tích cực, kịp thời về kỹ thuật của WIPO cũng đã góp phần không nhỏ trong việc đánh giá, đưa ra bức tranh toàn diện về hệ thống ĐMST của Việt Nam. Đây là kết quả rất tích cực cho những cố gắng của Việt Nam trong năm và cũng cần phải tiếp tục cố gắng trong thời gian tới.
Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19 năm 2018 về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo. Điều này đã thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Chính phủ Việt Nam cùng vào cuộc để tạo sức bật mới trong cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây không những là vấn đề về nâng tầm hình ảnh và vị thế quốc gia mà còn là cơ hội tạo thế mạnh trong thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Dương Chí Dũng cho rằng, việc cải thiện đáng kể thứ hạng của Việt Nam trong Bảng xếp hạng chỉ số ĐMST 2018 là kết quả của sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Thủ tướng và lãnh đạo Chính phủ, cũng như sự nỗ lực của các bộ, ngành hữu quan, đứng đầu là Bộ KH&CN được Chính phủ giao làm đầu mối phối hợp với các bộ, ngành để triển khai đồng bộ các giải pháp.
Đại sứ cũng đánh giá cao sự hỗ trợ, hợp tác hiệu quả của WIPO dành cho Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và việc cải thiện vị thế của Việt Nam trong bảng xếp hạng chỉ số ĐMST nói riêng, thông qua các hoạt động, dự án hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực. Một trong số các dự án hỗ trợ kỹ thuật rất có ý nghĩa và quan trọng mà WIPO đang giúp Việt Nam là xây dựng chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia, trong đó bao gồm chính sách ĐMST và mong muốn và hy vọng tiếp tục nhận được sự trợ giúp của WIPO.
Tuy nhiên, theo đại sứ, để phát huy tiềm năng sáng tạo to lớn của Việt Nam, cần có chính sách khuyến khích, thúc đẩy ĐMST, bao gồm cả chính sách đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Thứ trưởng Bùi Thế Duy khẳng định, Bộ KH&CN sẽ tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành có liên quan để tiếp tục triển khai thực hiện để cải thiện chỉ số ĐMST. Thứ trưởng đề nghị Học viện KH,CN&ĐMST tiếp tục cập nhật sổ tay hướng dẫn, đặc biệt là các chỉ số mới năm 2018; tổ chức tập huấn về hoạt động này cho các bộ, ngành có nhu cầu, đồng thời phối hợp với Văn phòng Chính phủ kiểm tra tiến độ của các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai cải thiện chỉ số; phối hợp với các chuyên gia WIPO học hỏi các phương pháp cải thiện chỉ số để hỗ trợ hiệu quả cho các bộ, ngành, địa phương…/.
Văn Nam
(责任编辑:La liga)
- ·Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- ·Đất nền nhà ở có mức tồn kho 3,3 triệu m2 với giá trị vào khoảng 13.000 tỷ đồng
- ·Gian lận chất lượng, làm giả nhãn mác phân bón, Giám đốc công ty Thuận Phong bị đề nghị khởi tố
- ·Nghi bán xăng giả, cây xăng ở Bắc Giang bị liên ngành 'sờ gáy'
- ·Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- ·Kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh hóa chất, nguyên liệu dùng làm mỹ phẩm
- ·Nóng tình trạng bơm tạp chất vào tôm, cách nào giải quyết?
- ·Tổng cục TCĐLCL khen thưởng học sinh thành tích xuất sắc năm học 2016
- ·Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển Đông
- ·Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa, thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán 2018
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·Nhập lậu số lượng lớn bim bim, xúc xích từ Trung Quốc về Việt Nam
- ·Kê toa kháng sinh không cần thiết làm tăng nguy cơ nhiễm siêu vi khuẩn kháng thuốc
- ·Không có chồng chéo trong quy định về kiểm định các phương tiện đo
- ·Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
- ·Cơ sở kinh doanh tại chợ cần phải thực hiện những quy định nào?
- ·Hòa Bình: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu
- ·Xây dựng tiêu chuẩn khung định hình phát triển bền vững đô thị thông minh
- ·Đoàn tàu metro Bến Thành
- ·Đà Nẵng hỗ trợ ngư dân quản tốt chất lượng hải sản