【nhan dinh fiorentina】Lũ quét khủng khiếp ở Tây Ban Nha: Nước ngập đến cổ mới thấy cảnh báo
Biến đổi khí hậu là một phần nguyên nhân các trận bão lũ trở nên cực đoan,ũquétkhủngkhiếpởTâyBanNhaNướcngậpđếncổmớithấycảnhbánhan dinh fiorentina những sự cố thông tin liên lạc cũng được nhắc đến.
Thiệt hại sau lũ quét ở Tây Ban Nha.
Tây Ban Nha để quốc tang 3 ngày, sau khi lũ lụt ở khu vực Valencia cướp đi sinh mạng của ít nhất 205 người. Đây là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất lịch sử hiện đại nước này.
Các nhà khoa học cho biết, biến đổi khí hậu có thể giải thích tại sao các trận bão và lũ lụt gần đây lại cực đoan như vậy. Tuy nhiên, trong khi lực lượng cứu hộ Tây Ban Nha tiếp tục tìm kiếm người sống sót giữa những ngôi nhà đầy bùn đất, và mưa vẫn tiếp tục rơi, nhiều câu hỏi xuất hiện về việc liệu sự cố liên lạc có góp phần làm gia tăng số người chết hay không.
Nước ngập đến cổ mới thấy cảnh báo
Jorge Alcina, Giám đốc đài quan sát khí hậu tại Đại học Alicante, Tây Ban Nha, bình luận với tờThe Washington Post:"Đáng ra đã có đủ thời gian để cảnh báo mọi người".Alcina cho rằng cảnh báo khí tượng không đến với người dân kịp thời.
Theo cư dân thị trấn Paiporta, một trong những nơi trận lũ quét ảnh hưởng nặng nề, mọi người vẫn chơi bóng đá, đi bộ trên phố và tiếp tục cuộc sống bình thường cho đến hôm 29/10, mà không biết rằng nước sắp tràn bờ với sức mạnh lớn đến mức có thể phá hủy một cây cầu và xếp chồng những chiếc ô tô lên nhau.
Miguel Ángel, cư dân ở khu vực Valencia, kể lại rằng chỉ đến khi nước lũ đã nhấn chìm ô tô của anh, tin nhắn cảnh báo người dân tìm chỗ trú ẩn trên điện thoại mới xuất hiện.
“Đến khoảng 8h (tối), khi nước ngập đến cổ tôi trong gần 1 tiếng, thậm chí tôi đã nuốt phải bùn, mới thấy cảnh báo của cơ quan bảo vệ dân sự”,anh nói với elDiario.es.
Trường hợp ở Valencia cho thấy tầm quan trọng và thách thức của việc truyền đạt hướng dẫn trong thiên tai, giúp người dân ứng phó kịp thời với thời tiết khắc nghiệt.
Tại Tây Ban Nha, có một hệ thống khẩn cấp nhằm thông báo trực tiếp cho người dân về các mối đe dọa thời tiết, hình thức là cảnh báo qua điện thoại di động. Hệ thống này được sử dụng lần đầu tiên tại Madrid vào năm 2023, lúc đó mọi người vẫn chưa thực sự coi trọng nó vì các cơn bão xảy ra không nghiêm trọng như dự đoán.
Tuy nhiên đến tuần này, nhiều ý kiến cho rằng tại sao người dân không được yêu cầu ở trong nhà sớm hơn. Và tại sao phải mất 12 tiếng kể từ khi Cơ quan Khí tượng Nhà nước Tây Ban Nha ban hành cảnh báo đỏ, thì các chính quyền địa phương mới "dội tin nhắn" vào điện thoại người dân.
Vào thời điểm cảnh báo qua tin nhắn phát đi, một khu vực có hàng trăm nghìn người đã ngập trong nước lũ, người dân phải chạy trốn lên mái nhà. Nhiều câu chuyện tương tự được các nhân chứng kể lại.
Trung tâm điều phối tình trạng khẩn cấp của Valencia cũng đưa ra cảnh báo mưa từ sáng 29/10 thông qua mạng xã hội, nhưng một số người dân có thể đang đi trên đường và không vào trang X (Twitter) kịp lúc.
Đến giữa trưa 29/10, sông phía tây thành phố Valencia dâng nước tràn bờ, hàng loạt cuộc gọi người dân thông báo mắc kẹt trong ô tô đổ về đường dây cứu hộ.
Tại cuộc họp sau đó, chủ tịch khu vực Valencia, Carlos Mazón, cho biết mặc dù cảnh báo đỏ vẫn có hiệu lực, họ chưa ghi nhận thương vong và tình trạng khẩn cấp dự kiến sẽ giảm bớt vào buổi tối. Ông được cho là cũng chỉ dẫn lại thông tin từ cơ quan thời tiết.
Nhưng trong tuyên bố video cơ quan thời tiết đưa ra lúc 12h27 trưa, người phát ngôn Rubén del Campo cho biết hầu hết Valencia sẽ tiếp tục nằm trong cảnh báo đỏ, đồng nghĩa "nguy cơ cực độ" do khả năng tích tụ nước lớn.
Các video cập nhật đến 3h30 chiều cho thấy nước dâng đến tầng hai của các tòa nhà và làm ngập ô tô.
Hiện tại, chính quyền khu vực Valencia và và các cơ quan khác dường như đang đổ lỗi cho nhau.
Mazón, chủ tịch khu vực, cho biết "tất cả các giám sát viên của chúng tôi đều tuân thủ giao thức chuẩn"và đang phối hợp với các quan chức quốc gia. Trong khi đó, Bộ Nội vụ Tây Ban Nha tuyên bố rằng các nội dung cảnh báo qua tin nhắn cũng như quyết định thời điểm cảnh báo hoàn toàn thuộc về chính quyền khu vực.
Các ý kiến phê bình cũng cho rằng nội dung cảnh báo trong tin nhắn quá mơ hồ. Cảnh báo đầu tiên chỉ yêu cầu người dân "tránh bất kỳ hình thức di dời nào" ở Valencia. Cảnh báo thứ hai, yêu cầu người dân ở nhà hoặc đến những nơi cao hơn nếu ở gần sông hoặc hẻm núi.
"Hôm đó mọi người vẫn lái xe đến nơi làm việc",chuyên gia Alcina cho biết."Nếu họ được cảnh báo sớm hơn, có thể nhiều người đã không thiệt mạng".
Hôm 1/11, Tây Ban Nha huy động thêm 250 quân nhân hỗ trợ cứu hộ. Gần 2.000 quân nhân, cảnh sát và nhân viên cứu hộ khác đã được triển khai trong và xung quanh Valencia.
Phương Anh (Nguồn: Washington Post, Reuters )(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk
- ·Thực hiện tốt chế độ cho người có công
- ·Nhiều giải pháp giảm nghèo
- ·Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều tiềm năng để tăng cường hợp tác
- ·Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- ·Những thành tựu nổi bật trong bức tranh kinh tế
- ·Gần 50 chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo nước ngoài từ năm 2021
- ·Nhận định, soi kèo Kalamata vs AEK Athens II, 20h00 ngày 13/12: Cửa dưới thất thế
- ·Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
- ·Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều tiềm năng để tăng cường hợp tác
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·Trọn lời thề sắt son với Ðảng
- ·Đồn Công an VSIP: Bảo đảm tốt an ninh trật tự
- ·Vận động người dân tham gia giữ gìn an ninh trật tự
- ·Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- ·Công đoàn Công ty Cổ phần Sao Việt: Bảo vệ quyền, lợi ích người lao động
- ·Lại “tát nước theo mưa”
- ·Xã Tân Hiệp: Luôn chú trọng hiệu quả đầu tư công
- ·Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- ·Phường Hưng Định: Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức một cách hợp lý